Giáo án Địa lý 6 bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)

BÀI 14:

 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: cao nguyên, đồng bằng và đồi núi qua quan sát tranh ảnh, hình vẽ.

-Chỉ đúng một số đồng bằng, cao nguyên lớn ở thế giới trên bản đồ.

II - PHƯƠNG TIỆN

-Bản đồ tự nhiên Việt Nam và thế giới.

-Tranh ảnh, mô hình về đồng bằng và cao nguyên.

-Các hình trong SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18– Tiết 18 Bài 14: địa hình bề mặt tráI đất (tiếp theo) Ngày soạn: 10 / 12/ 2007 Ngày dạy: 17 / 12/ 2007 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: cao nguyên, đồng bằng và đồi núi qua quan sát tranh ảnh, hình vẽ. Chỉ đúng một số đồng bằng, cao nguyên lớn ở thế giới trên bản đồ. II - Phương tiện Bản đồ tự nhiên Việt Nam và thế giới. Tranh ảnh, mô hình về đồng bằng và cao nguyên. Các hình trong SGK III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Núi là gì? Cách phân loại núi theo độ cao? Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao tuyệt đối thường trên 500m. Núi thấp:<1000m ,Núi trung bình: 1000-2000m, Núi cao: trên 2000m Câu hỏi 2: Nối các ý đúng ở cột A và cột B A B 1. Núi trẻ 2. Núi già a. Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. b. Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông và rộng. c. Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. d. Hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm. e. Dãy Himalaya. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Địa hình của TĐ rất đa dạng. Ngoài dạng địa hình đồi núi rất phổ biến trên thế giới mà các em đã được tìm hiểu ở bài trước, trên bề mặt TĐ còn nhiều dạng địa hình khác nhau đó là: đồng bằng, cao nguyên và đồi. Vậy khái niệm các đại hình này như thế nào và đặc điểm của các dạng địa hình này ra sao? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời qua nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Nhóm * Gv hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để tìm hiểu các dạng địa hình còn lại. Bước 1: GV: chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu địa hình bình nguyên (đồng bằng). Nhóm 2: Tìm hiểu địa hình cao nguyên. Nhóm 3: Dạng địa hình đồi. Bước 2: HS thảo luận trong nhóm và cử đại diện lên trình bày kết quả trước lớp (điền vào bảng cho trước) GV chuẩn kiến thức. 1. Bình nguyên. 2. Cao nguyên 3. Đồi Đặc điểm Cao nguyên Đồi Bình nguyên Độ cao Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên Độ cao tương đối dưới 200m. Độ cao tuyệt đối <200m (một số ĐB có thể cao gần 500m) Đặc điểm hình thái - Bề mặt tương đồi bằng phẳng hoặc gợn sóng. - Sừơn dốc. - Dạng địa hình chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng. - Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải. - Đồng bằng bào mòn: bề mặt gợn sóng. -ĐB bồi tụ: do phù sa sông tạo thành: bề mặt bằng phẳng. Các địa danh tiêu biểu - Cao nguyên Tây Tạng, Tây Nguyên. Phú Thọ, Thái Nguyên. -ĐB bào mòn: Châu Âu, -ĐB bồi tụ: Hoàng Hà, Amadôn, Cửu Long. Giá trị kinh tế Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. - Thuận tiện trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. - Trồng cây lương thực, dân cư đông đúc. V: củng cố, dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. a) Nhắc lại khái niệm : núi, đồng bằng, cao nguyên và đồi? Các loại địa hình trên có giá trị kinh tế khác nhau như thế nào? b) Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ? Bài đọc thêm nói về dạng bình nguyên nào? c) Nơi em đang ở thuộc dạng địa hình nào? Nêu đặc điểm của dạng địa hình đó? 2. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập trong SGK và tập bản đồ. - Tìm hiểu các thông tin về tài nguyên khoáng sản.

File đính kèm:

  • docBai 14.doc