Giáo án Địa lý 6 bài 19: Khí áp và gió trên trái đất

BÀI 19:

 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm được khái niệm khí áp và gió trên TĐ. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên TĐ.

-Nắm được hệ thống các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ, đặc biệt là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.

-Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên TĐ và giải thích được sự hình thành các hoàn lưu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 19: Khí áp và gió trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23– Tiết 23 Bài 19: khí áp và gió trên tráI đất Ngày soạn: 08 / 1/ 2008 Ngày dạy: 11/ 2 / 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được khái niệm khí áp và gió trên TĐ. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên TĐ. Nắm được hệ thống các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ, đặc biệt là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển. Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên TĐ và giải thích được sự hình thành các hoàn lưu. II - Phương tiện Bản đồ thế giới Hình 50, 51 phóng to. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Phân biệt khái niệm thời tiết và khí hậu? Câu 2: Nêu cách đo, tính nhiệt độ không khí? Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo độ cao và theo vĩ độ? 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí nhưng bằng khí áp kế người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mặt TĐ có các loại gió thường xuyên thổi theo hướng nhất định như gió Tín phong, gió Tây ôn đới... Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân/ cả lớp GV: Khí quyển có độ dày là 60.000 km và không khí đậm đặc nhất ở 16 hkm gần mặt đất. Không khí tuy nhẹ nhưng cũng tạo ra một sức ép lớn lên bề mặt đất. ? Vậy khí áp là gì? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm như thế nào? GV: Giới thiệu sơ qua cấu tạo của khí áp kế (Khí áp TB chuẩn = 760 mmHg) ? Quan sát hình 50 và cho biết: - Các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào? - Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ nào? (Ba đai khí áp thấp: xích đạo, khoảng 600B,N. Hai vành đai khí áp cao ở vĩ tuyến 300B,N và ở cực Bắc, cực nam.) HĐ 2: Nhóm/ cá nhân GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục 2 và trả lời câu hỏi: ? Nêu khái niệm gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? + Nguyên nhân: sự chênh lệch khí áp giữa các vùng áp cao và áp thấp. + Sự chênh lệch càng lớn thì gió càng mạnh và ngược lại. ? Hoàn lưu khí quyển là gì? HS: Trả lời. GV chuẩn kiến thức HĐ Nhóm GV: Chia Hs trong lớp thành các nhóm và thảo luận các nội dung sau: ? Quan sát hình 51 và cho biết: - ở hai bên đường xích đạo loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 300B,N về xích đạo là loại gió gì? - Loại gió thổi từ 300B,N lên vĩ độ 600B,N là gió gì? - Tại sao hai loại gió Tín phong và Tây ôn đới lại không thổi theo hương kinh tuyến mà bị lệch hướng. (Do vận động tự quay quanh trục của TĐ) HS: Thảo luận theo nhóm câu hỏi trên, sau đó cử đại diện trả lời. GV: chuẩn kiến thức. ? Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích: + Vì sao gió Tín phong lại thổi từ vĩ độ 300B,N về xích đạo ? + Vì sao gió Tây ôn đới: là loại gió thổi từ các đai áp cao 300B, N lên các đai áp thấp 600B, N?. GV: Giải thích cho HS hiểu được vì sao có sự chênh lệch khí áp giữa các vĩ độ. GV có thể vẽ hình trên bảng hoặc có hình vẽ trên giấy có vẽ các hoàn lưu khí quyển, sau đó yêu cầu HS vẽ các vành đai khí áp và tên các loại gió chính trên TĐ. 1) Khí áp. Các đai khí áp trên TĐ * Khí áp - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt đất. - Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. - Khí áp TB là 760 mmHg, đơn vị átmốtphe. * Các đai khí áp trên bề mặt TĐ. Khí áp được phân bố trên bề mặt đất thành các đai khí áp cao và khí áp thấp từ xích đạo về hai cực. 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển * Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp: * Hoàn lưu khí quyển: là các hệ thống vòng tròn của sự chuyển động của không khí từ khí áp cao về khí áp thấp. * Gió Tín phong: là loại gió thổi từ các đai áp cao 300B, N về đai áp thấp xích đạo. * Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi từ các đai áp cao 300B, N lên các đai áp thấp 600B, N. * Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên TĐ. V: củng cố, dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. a) Hãy giải thích câu “nóng quá sinh gió”? b) Dùng hình vẽ mô tả các đai khí áp và các hoàn lưu gió trên TĐ 2. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập trong SGK và tập bản đồ. - Chuẩn bị nội dung bài 20.

File đính kèm:

  • docBai 19.doc