BÀI 21: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
I - MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Biết cách đọc bản đồ nhiệt độ và lượng mưa, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên bản đồ.
-Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
II - PHƯƠNG TIỆN
-Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.
-Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A,B.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25– Tiết 25
Bài 21: thực hành
Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Ngày soạn: 17/ 2 / 2008
Ngày dạy: 25 / 2 / 2008
I - mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Biết cách đọc bản đồ nhiệt độ và lượng mưa, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên bản đồ.
Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
II - Phương tiện
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A,B.
III - Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ.
a) Trong điều kiện nào, hơi nước sẽ ngưng tụ lại và gây mưa?
b) Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Gv nêu nhiệm vụ của bài thực hành: đọc, phân tích biểu đồ khí hậu của một địa phương và nêu nhận xét về đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm đó.
Nội dung thực hành:
GV: giới thiệu khái niệm biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
- Khái niệm: là hình vẽ minh họa cho diễn biến các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa trong một năm của một địa phương bởi vì nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố quan trọng của khí hậu một địa phương.
- Cách thể hiện các yếu tố khí hậu:
+ Dùng hệ toạ độ vuông góc với trục ngang biểu hiện 12 tháng trong 1 năm.
+ Trục dọc bên phải biểu diễn nhiệt độ; đơn vị 0C
+ Trục dọc bên trái biểu diễn lượng mưa; đơn vị là mm
Bài tập
Bước 1: GV cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi của bài tập 1
Quan sát biểu đồ và cho biết:
Những yếu tố nào được thể hiện trên bản đồ?
+ Trong thời gian bao lâu?
+ Yếu tố nào được biểu hiện bằng đường?
+ Yếu tố nào được biểu hiện bằng cột?
Trục dọc bên phải dùng để tính đại lượng của yếu tố nào?
Trục dọc bên trái dùng để tính đại lượng của yếu tố nào?
Đơn vị tính nhiệt độ là gì?
Đơn vị tính lượng mưa là gì?
GV: hướng dẫn HS cách xác định nhiệt độ, lượng mưa tháng cao nhất và thấp nhất
Bước 2 Hoạt động nhóm: 4 nhóm
+ Nhóm 1,2 phân tích nhiệt độ, lượng mưa tháng cao nhất, thấp nhất, dựa vào các hệ trục toạ độ và điền vào bảng sau:
Nhiệt độ
Cao nhất
Thấp nhất
Chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất
Trị số
Tháng
Trị số
Tháng
290C
6,7
170C
1
120C
Lượng mưa
Cao nhất
Thấp nhất
Chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất
Trị số
Tháng
Trị số
Tháng
300mm
8
20 mm
12,1
280 mm
? Nhận xét chung về nhiệt độ và lượng mưa của HN: sự chênh lệch nhiệt độ, lượng mưa giữa các tháng trong năm? Giữa tháng cao nhất và thấp nhất?
(Nhiệt độ và lượng mưa chênh lệch nhiều giữa các tháng mùa nóng với các tháng mùa lạnh)
+ Nhóm 3: phân tích biểu đồ hình 56
Nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ A
Kết luận
Tháng có nhiệt độ cao nhất
Tháng 4
- Là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Bắc.
- Mừ nóng, có mưa nhiều từ tháng 4-10
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
Tháng 1
Tháng có mưa nhiều
Từ tháng 5 đến tháng 10
+ Nhóm 4: phân tích biểu đồ hình 57
Nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ B
Kết luận
Tháng có nhiệt độ cao nhất
Tháng 12
- Là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Nam.
- Mừ nóng, có mưa nhiều từ tháng 10 –tháng 3 năm sau.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
Tháng 1
Tháng có mưa nhiều
Từ tháng 10 đến tháng 3
* GV: đánh giá và cho điểm các nhóm
V: củng cố, dặn dò
? Tóm tắt lại các bước đọc thông tin trên bản đồ khí hậu?
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Tìm hiểu các đới khí hậu của TĐ.
File đính kèm:
- Bai 21.doc