BÀI 9:
HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
I - MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Nắm vững và giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
-Các khái niệm: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
-Biết cách dùng quả địa cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 – Tiết 11
Bài 9:
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
Ngày soạn: 15 / 10/ 2007
Ngày dạy: 22 / 10/ 2007
I - mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Nắm vững và giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
Các khái niệm: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
Biết cách dùng quả địa cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
II - Phương tiện
Quả Địa cầu.
Tranh vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (hình 24).
III - Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ.
a) Quan sát chuyển động sau của TĐ và cho biết:
- Tên chuyển động? (Quay quanh Mặt Trời)
- Hướng chuyển động? (từ tây sang đông)
- Thời gian chuyển động? (hết 365 ngày 6giờ)
- Hệ quả của chuyển động? (hiện tượng các mùa ở hai bán cầu)
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Trong khi TĐ chuyển động quanh MT do trục TĐ luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghieng không đổi nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía MT sinh ra các mùa. Thời tiết và độ dài ngày đêm ở các mùa khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1: Cá nhân và thảo luận nhóm
* GV cho HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK.
? Quan sát hình 24 và cho biết đâu là trục BN của TĐ, đâu là đường phân chia sáng tối (ST) ?
GV: gợi ý cho HS thấy được trục TĐ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033/, còn đường phân chia ST lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo?
? Vào ngày 22/6 MT chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày đông chí 22/12, ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến đó là đường gì?
HS: Trả lời cá nhân, GV chuẩn kiến thức.
HĐ nhóm
GV chia lớp thành các nhóm thảo luận câu hỏi sau trong thời gian 5 phút
? Quan sát hình 24, hình 25 và điền các thông tin vào bảng sau cho biết sự khác nhau về độ dài ngày đêm của các vĩ độ khác nhau trên TĐ vào ngày hạ chí và đông chí.
+Nhóm 1,3: ngày 22/6
+Nhóm 2,4: ngày 22/12
1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ
- Trong khi chuyển động do trục TĐ và đường phân chia sáng tối không trùng nhau nên ở hai nửa cầu Bắc và Nam có ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Ngày
Mùa
Địa điểm
Độ dài ngày đêm
Kết luận
22/6
Nóng (Hạ)
66033/B
23027/B
00
22/12
Lạnh (Đông)
00
23027/B
66033/B
HS: thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện lên bảng điền thông tin vào bảng.
HS: nhóm khác có thể bổ sung, sau đó GV chốt kiến thức.
HĐ: cá nhân
? Dựa vào hình 25 cho biết:
+ vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày đêm của các điểm D và D/ ở vĩ tuyến 66033/B và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến Bắc và Nam sẽ là đường gì?
+ Vào ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của hai điểm Cực sẽ như thế nào?
HS: Trả lời cá nhân, Gv chuẩn kiến thức
HS: Đọc SGK và xem bảng của bài tập 3 trong SGK, nêu nhận xét về số ngày có ngày đêm dài suốt 24h thay đổi như thế nào?
HS: trả lời, Gv nêu kết luận
2. ở hai miền cực số ngày có ngày và đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa.
- Vĩ tuyến 66033/B và Nam sẽ có ngày đêm dài suốt 24h.
-Vĩ tuyến 66033/B và Nam là các vòng cực Bắc và Nam, là đường giới hạn khu vực có ngày đêm dài suốt 24 h.
- Số ngày có ngày và đêm dài suốt 24h thay đổi từ 1 ngày tới 6 tháng.
IV- Củng cố và dặn dò
1. HS làm bài tập củng cố.
2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6.
3. Đọc trước bài 10 ở nhà.
File đính kèm:
- Bai 9.doc