Giáo án Địa lý 6 bài mở đầu, 1, 2

 BÀI MỞ ĐẦU

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, Hs cần:

-Nắm được nội dung và cấu trúc chương trình của SGK Địa lí lớp 6.

-Nắm vững được phương pháp học tập môn Địa lí chung và môn Địa lí 6 nói riêng sao cho có hiệu quả cao nhất.

II- PHƯƠNG TIỆN

-Quả Địa cầu.

-Bảng phụ có nội dung và cấu trúc SGK Địa lí 6.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài mở đầu, 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – tiết 1 Bài mở đầu Ngày soạn: 5/ 8/ 2008 Ngày dạy: 11/8/2008 mục tiêu Sau bài học, Hs cần: Nắm được nội dung và cấu trúc chương trình của SGK Địa lí lớp 6. Nắm vững được phương pháp học tập môn Địa lí chung và môn Địa lí 6 nói riêng sao cho có hiệu quả cao nhất. Phương tiện Quả Địa cầu. Bảng phụ có nội dung và cấu trúc SGK Địa lí 6. Hoạt động trên lớp Vào bài: ở Tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức Địa lí. Bắt đầu từ lớp 6, Địa lí sẽ là một môn học riêng trong nhà trường phổ thông. Môn Địa lí giúp các em có những hiểu biết về Trái Đất - môi trường sống của chúng ta và những hiểu biết về thiên nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của địa phương mình. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu khái quát cho các em thấy được nội dung và phương pháp học tập có hiệu quả môn Địa lí 6. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân/ cặp * GV yêu cầu HS đọc nội dung phần 1-SGK * HS đọc cho cả lớp cùng nghe. * Yêu cầu HS xem nhanh phần phụ lục SGK để thấy được một cách khát quát nội dung chương trình SGK và trả lời câu hỏi sau: ? Cho biết nội dung chính của SGK địa lí 6? * HS thảo luận trong nhóm của mình và cử đại diện trả lời. * GV dùng bảng phụ để kiểm tra câu trả lời và chuẩn kiến thức cho HS. * GV nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các kiến thức địa lí với cuộc sông và học tập của HS. HĐ 2: Cá nhân ? Theo em để học tốt môn Địa lí 6, chúng ta cần có phương pháp học như thế nào? * Hs trả lời cá nhân. * GV chuẩn kiến thức. * GV giới thiệu cho HS một số đồ dùng học tập sử dụng nhiều trong quá trình học môn Địa lí 6 (quả Địa Cầu, bản đồ). 1. Nội dung của môn Địa lí 6 - Về kiến thức: Môn Địa lí 6 đề cập đến các thành phần tự nhiên của Trái Đất (đất đá, không khí, nước, sinh vật) và các đặc điểm riêng của chúng. - Các nội dung về bản đồ và chú ý đến các kĩ năng về bản đồ. 2. Học Địa lí như thế nào? - Kết hợp kênh chữ và kênh hình trong SGK. - Biết liên hệ với những điều đã học với thực tế, quan sát các hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng. Củng cố và dặn dò HS trả lời các câu hỏi củng cố do GV nêu ra. Sưu tầm tài liệu về Trái Đất và các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Tuần 2 – Tiết 2 Chương I: TráI đất Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của tráI đất Ngày soạn: 10/8/2008 Ngày dạy: 18/8/2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được vị trí, kích thước và hình dạng của Trái Đất. Nắm vững được các khái niệm: hệ thống kinh vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc. Rèn kĩ năng phân tích tranh về hệ Mặt Trời, xác định được mạng lưới kinh vĩ tuyến, cách sử dụng quả Địa Cầu. II - Phương tiện Quả Địa cầu. Tranh: Hệ Mặt Trời. III - Hoạt động trên lớp Kiểm tra bài cũ. ? Hãy nêu nội dung của môn Địa lí lớp 6? ? Hãy nêu phương pháp học môn Địa lí có hiệu quả cao? 2. Bài mới. Vào bài: Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta là một hành tinh rất nhỏ nhưng nó là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất như : vị trí, hình dạng, kích thước, cấu tạo Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân/ cặp * GV treo tranh về hệ Mặt Trời lên bảng cho cả lớp cùng quan sát. ? Hãy kể tên các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy? * HS trả lời cá nhân: ( có 8 hành tinh: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương) * GV lưu ý HS là đến năm 2007, các nhà khoa học đã loại Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh của hệ Mặt Trời. * GV gọi 1-2 HS lên bản xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và nêu ý nghĩa của vị trí thứ 3 đối với sự sống trên Trái Đất. HĐ 2: Cá nhân ? Trong trí tưởng tượng của người xưa TĐ có hình dạng như thế nào? Lấy VD? ( Người Việt Nam: Mặt đất hình vuông, bầu trời hình tròn qua sự tích bánh trưng, bánh dày) * GV cho HS quan sát Quả Địa Cầu, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi sau: ? Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất? * HS trả lời cá nhân. * GV chuẩn kiến thức. * GV dùng quả Địa Cầu để mô tả về hai địa cực của TĐ là Bắc Cực và Nam Cực. ? Hãy cho biết các đường nối hai điểm cực Bắc và Nam của TĐ trên bề mặt qủa Địa Cầu là đường gì? Đặc điểm của chúng? - Nếu cứ cách 10 ta vẽ một kinh tuyến thì sẽ có bao nhiêu đường kinh tuyến? ( 360 kinh tuyến) ? Những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? Chúng có đặc điểm gì? - Nếu cứ cách 10 ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến? ( 180 vĩ tuyến) GV: ngoài thực tế không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến, đây là do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống và sản xuất. ? Xác định trên quả Địa Cầu vị trí của các đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc? Số độ của chúng là bao nhiêu? * GV hướng dẫn HS xác định nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây trên quả Địa Cầu. 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời. 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. a. Hình dạng và kích thước. - Trái Đất có dạng hình cầu. - Trái Đất có kích thước lớn, diện tích bề mặt Trái Đất là: 510.000.000 km2. b. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. - Các đường kinh tuyến nối hai điểm cực Bắc và Nam, có độ dài bằng nhau. - Các vĩ tuyến vuông góc với các đường kinh tuyến, có đặc điểm song song với nhau, có độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về 2 cực. - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00 và đi qua đài thiên văn Gruyn-uýt ở nước Anh. - Vĩ tuyến gốc là đường Xích đạo, có số độ là 00. IV- Củng cố và dặn dò 1. HS trả lời các câu hỏi củng cố do GV nêu ra và đọc phần ghi nhớ SGK. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. Tuần 3 – Tiết 3 Bài 2: bản đồ, cách vẽ bản đồ Ngày soạn: 30/ 8/ 2008 Ngày dạy: 08/ 9/ 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm vững và trình bày được khái niệm bản đồ. Nắm vững được các đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau. Biết được các bước tiến hành vẽ bản đồ. II - Phương tiện Quả Địa cầu. Một số bản đồ: Thế giới, châu Phi, Bán cầu đông, Việt Nam. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. ? Cho biết vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời và nêu ý nghĩa? ( trả lời miệng ) ? Làm bài tập 1- trang 8-SGK (viết trên bảng). 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Bản đồ là phương tiện học tập quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy và học môn địa lí. Vậy bản đồ là gì? Các phương pháp chiếu đồ và cách vẽ bản đồ? Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân * GV treo một số loại bản đồ lên bảng và giới thiệu cho HS biết tên của các bản đồ này. ? Hãy cho biết bản đồ là gì? * HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. * GV nêu tầm quan trọng của bản đồ trong quá trình học tập môn Địa lí. HĐ 2: Cá nhân * GV cho HS quan sát Quả Địa Cầu và các bản đồ, xác định vị trí hình dạng của các châu lục trên bản đồ và quả Địa Cầu. ? Tìm điểm khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và quả Địa Cầu? - Bản đồ là mặt phẳng. - Địa cầu vẽ mặt cong. ? Vậy vẽ bản đồ là gì? ? H.4 biểu thị mặt cong của mặt đất, Địa Cầu được dàn phẳng ra mặt giấy. Hãy nhận xét có điểm gì khác H.5? - Tại sao đảo Grơnlen lại lớn gần bằng lục địa Nam Mĩ, mặc dù thực tế lục địa Nam Mĩ gấp 9 lần đảo Grơnlen? * GV (giảng giải): - Khi dàn mặt cong sang mặt phẳng có sai số. - Phương pháp chiếu Meccato, các đường kinh,vĩ tuyến là các đường thẳng song song. Càng về hai cực sai số càng lớn. Vì vậy đảo Grơnlen ở gần cực Bắc lớn gần bằng lục địa Nam Mĩ ở gần vùng Xích đạo của nửa cầu Nam. * GV lấy 1 số VD khác sau đó nêu ra ưu nhược điểm của từng loại bản đồ. ? Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ở H.5; H.6; H.7. - Tại sao có sự khác nhau đó? - Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có đường kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng? * HS: thảo luận nhóm: trong 6 phút sau đó cử đại diện trả lời, HS nhóm khác nhận xét, cho điểm. Đáp án: - H.5: Các đường kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng song song. Kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau. +) H.6: Kinh tuyến là các đường cong chụm lại ở hai cực, còn các vĩ tuyến là các đường thẳng song song với nhau. +) H.7: Kinh, vĩ tuyến đều là các đường cong. - Do các phương pháp chiếu đồ với các mục đích sử dụng khác nhau. - Vì phương hướng bao giờ cũng chính xác. * GV chốt kiến thức để HS ghi nhanh vào vở. HĐ 3: Cá nhân * GV yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời câu hỏi sau: ? Để vẽ được bản đồ phải lần lượt làm những công việc gì? ? Em biết gì về ảnh vệ tinh và ảnh hàng không? * HS đọc sau đó trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức. * GV nhắc lại vai trò của bản đồ trong quá trình dạy và học môn Địa lí: Bản đồ cung cấp cho chúng ta các thông tin chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ. 1. Bản đồ là gì? - Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ trên một mặt phẳng 2. Vẽ bản đồ. - Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của TĐ lên mặt phẳng của tờ giấy bằng các phương pháp chiếu đồ. - Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ có sự sai số (sai về hình dạng hoặc kích thước). Càng về hai cực sai số càng lớn. 3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ. - Thu thập thông tin về đối tượng địa lí. - Tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. IV- Củng cố và dặn dò 1. HS trả lời các câu hỏi củng cố do GV nêu ra và đọc phần ghi nhớ SGK. ? Vẽ bản đồ là gì? ? Công việc cơ bản nhất của vẽ bản đồ. ? Những hạn chế vàbiện pháp khắc phục. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6.

File đính kèm:

  • docBai mo dau ,1,2,.doc