Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Bình Hòa Đông

BÀI MỞ ĐẦU

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức .

- Hs hiểu được vai trò và ý nghĩa của môn địa lí lớp 6.

- Nắm được nội dung của chương trình địa lí lớp 6

2. Kĩ năng

 Liên hệ ,quan sát một số hiện tượng địa lí tự nhiên và tìm cách giải thích .

3. Thái độ.

Hình thành động cơ ,thái độ học tập đúng đắn đối với môn học

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV:- Sách giáo khoa địa lí

- Một số tranh ảnh về Trái Đất

HS : sgk

 

doc75 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Bình Hòa Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :01 Tiết :01 Ngày dạy:20/8 BÀI MỞ ĐẦU I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức . - Hs hiểu được vai trò và ý nghĩa của môn địa lí lớp 6. - Nắm được nội dung của chương trình địa lí lớp 6 2. Kĩ năng Liên hệ ,quan sát một số hiện tượng địa lí tự nhiên và tìm cách giải thích . 3. Thái độ. Hình thành động cơ ,thái độ học tập đúng đắn đối với môn học II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV:- Sách giáo khoa địa lí - Một số tranh ảnh về Trái Đất HS : sgk III. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ(không ) 2.Giới thiệu bài. Ở tiểu học các em đã là quen với một số kiến thức ban đầu về môn địa lí.Lên lớp 6 các em sẽ đựợc học về Trái Đất – môi trừơng sống của con người ,một số hiện tượng địa lí xung quanh. Để học tốt môn địa lí các em phải học như thế nào? . 3.Bài mới: Họat động thầy - trò Nội dung bài *giới thiệu Hs dựa vào nội dung chuẩn bị bài ở nhà nhắc lại những kiến thức địa lí ở lớp dưới đã học ? Gv giới thiệu về ý nghĩa của môn học Gv cho ví dụ minh họa vể hình dạng , vị trí của Trái đất và một số hiện tượng mây , mưa,gió, lũ, lụt....... -Phong cảnh vùng đồng bằng- vùng núi -Họat động của con người ở các miền khí hậu nóng ,lạnh... Họat động 1 :Tìm hiểu nội dung chương trình địa lí lớp 6 Yêu cầu Hs dựa vào mục lục cuối sgk cho biết: Nội dung chương trình địa lí ở lớp 6? Hs trình bày Gv chuẩn kiến thức hs ghi Họat động 2 : Tìm hiểu cách học môn địa lí GV Cho HS dựa vào ND SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân thảo luận nhóm 3’( 4 nhóm) ? Dựa vào hệ thống kênh chữ sgk cho biết cần phải học môn địa lí như thế nào? - Hs trình bày - Gv chuẩn xác - Môn địa lí giúp các em có những hiểu biết về Trái Đất- môi trường sống của con người. - Hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con người ở địa phương mình ,đất nước mình. - Giúp các em mở rộng những hiểu biết về các hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh . Từ đó thêm yêu quê hương mình, đất nước mình. 1. Nội dung chương trình địa lí lớp 6 - Học về Trái Đất - môi trường sống của con người - Các thành phần tự nhiên của Trái Đất đó là đất đá, không khí , nước , sinh vật........cùng với những đặc điểm riêng của chúng - Cung cấp những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng chúng trong học tập và trong cuộc sống. 2. Cần học môn địa lí như thế nào? -Phải biết quan sát và khai thác tranh ảnh , hình vẽ và nhất là trên bản đồ. - Phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế cuộc sống, những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh và tìm cách giải thích chúng IV . CỦNG CỐ - HƯỚNG DẨN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ: * - Trả lời câu hỏi số 2 cuối bài - Học bài, trả lời câu số 1 cuối bài * Về nhà chuẩn bị bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Đ T. + Trái Đất nằm vị trí thứ mấy trong Hệ Mặt Trời, hình dạng, kích thước của Trái Đất.ra sao? + Thế nào là kinh tuyến và vĩ tuyến ? __________________________________________________________________ Tuần :02 Tiết : 02 Ngày dạy: 27/8/12 ChươngI. TRÁI ĐẤT BÀI 1.VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: -Biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước Trái Đất. - Trình bày được các khái niệm kinh tuyến vĩ tuyến,biết qui ước về kinh tuyến gốc ,vĩ tuyến gốc .kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc ,vĩ tuyến Nam, Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc ,nửa cầu Nam. 2 .Kỹ năng: - Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ. - Xác định kinh tuyến gốc , kinh tuyến Đông ,kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông ,nửa cầu Tây ,nửa cầu Bắc ,nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu. - Tư duy:Tìm kiếm và xử lý thông tin về vị trí củaTrái Đất trong hệ Mặt Trời; về hệ thống kinh vĩ tuyến trên lược đồ và trên quả Địa Cầu . - Tự nhận thức : tự tin khi làm việc cá nhân. - Giao tiếp : phản hồi lắng nghe tích cực, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm - Làm chủ bản thân:đàm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm. 3.Thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn, yêu thích môn học. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV:-Quả Địa Cầu, tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời.- Lưới kinh vĩ tuyến HS :sgk, chuẩn bị bài trước ở nhà III.TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung của môn địa lí lớp 6. Phương pháp học tốt môn địa lí 6 ntn? 2.Khởi động: Gv cho HS xem tranh về Trái Đất và đọc bài đọc thêm về Trái Đất.Cho biết Trái đất có hình dạng gì ? 3.Kết nối:HS trả lời Gv dẫn vào bài Họat động thầy - trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời (Cá nhân) - GV: Giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời. - HS: Quan sát H1 SGK (Tranh) Kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết Trái Đất đứng ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? - GV: Giúp HS phân biệt khái niệm Mặt Trời , hệ Ngân hà, hệ Thiên Hà. Trong hệ Mặt Trời có 5 hành tinh người ta quan sát được bằng mắt thường: Sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ. Còn lại các hành tinh là nhờ kính thiên văn. Hoạt động 2 :Tìm hiểu hình dạng , kích thước của Trái đất ,hệ thống kinh vĩ tuyến (nhóm) HS: Quan sát ảnh trang 5 và H2 . ? Trái Đất có dạng hình gì? - GV: Giải thích quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất ( Giới thiệu quả địa cầu) . - GV: Giúp HS phân biệt hình cầu và hình tròn. - Quan sát H2 cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất. - HS: Bán kính 6370km, đường kính 40076 km. ? Vậy Trái Đất có kích thước như thế nào? - GV: Cho HS thảo luận nhóm (2nhóm) trong 3’ Dựa vào hình 3 cho biết: + Nhóm 1: Các đường nối 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu là những đường gì? Nếu cách 10 ở tâm ta vẽ kinh tuyến thì có bao nhiêu kinh tuyến? Tìm kinh tuyến gốc? Nó có bao nhiêu độ? + Nhóm 2: Những đường tròn trên quả địa cầu là những đường gì? Nếu cách 10 ở tâm ta vẽ vòng tròn thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu vĩ tuyến? Tìm vĩ tuyến gốc Hs Dựa vào hình vẽ xác đinh kinh,vĩ tuyến gốc. Nó có bao nhiêu độ? - HS: Trình bày -GV : chuẩn xác, giới thiệu NCB, NCN, NCĐ, NCT, .- Giới thiệu lợi ích của việc vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu mà thực tế Trái Đất không có vẽ. - HS: Dựa vào H3 cho biết chiều dài của các đường vĩ tuyến khác nhau như thế nào? - GV: Cho học sinh xác định trên quả Địa Cầu nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây. Kinh tuyến: Bắc, Nam, Đông, Tây 1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời .2 Hình dạng , kích thước của Trái Đất ,hệ thống kinh, vĩ tuyến - Trái Đất có dạng hình cầu. - Kích thước Trái Đất rất lớn . * Kinh tuyến : đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin –úyt ở ngọai ô thành phố Luân Đôn ( nước Anh) - Kinh tuyến Đông :những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc . - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc . * Vĩ tuyến : vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. - Vĩ tuyến gốc : vĩ tuyến số 00,( xích đạo) - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc . - Vĩ tuyến Nam : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam. - Nửa cầu Đông : Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600 Đ, trên đó có các châu:Âu, Á, Phi, Đại Dương. - Nửa cầu Tây : Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 160 0Đ, trên đó có tòan bộ châu Mĩ. - Nửa cầu Bắc : nửa bề mặt Địa Cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc . - Nửa cầu Nam : nửa bề mặt Địa Cầu tính từ xích đạo đến cực Nam. IV . CỦNG CỐ - HƯỚNG DẨN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ: * Thực hành: - Hs làm bài tập số 1 tập bản đồ địa lí * Vận dụng: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK,tập bản đồ - Chuẩn bị bài 3 : Tỉ lệ bản đồ. Cho biết ý nghĩa tỉ lệ ? Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? Có mấy loại tỉ lệ số? _______________________________________________________________________ Tuần 03 Tuần 03 Ngày dạy : 3/9/12 Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS trình bày được khái niệm về bản đồ - HS hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì và nắm đươc ý nghĩa của 2 loại tỉ lệ số và tỉ lệ thước. 2. Kỹ năng Dựa vào tỉ lệ bản đồ đo tính các khoảng cách trên trên thực tế theo đường chim bay và ngược lại. Tư duy : thu thập và xử lý thông tin qua bài viết và bản đồ để tìm hiểu ý nghĩa tỉ lệ bản đồ và cách đo tính khỏang cách thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ Giao tiếp : phản hồi /lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc nhóm Làm chủ bản thân : đảm bảo nhận trách nhiệm trong nhóm . 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của bản đồ trong đời sống.Cẩn thận trong tính tỉ lệ II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : - SGK, SGV. Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau - SGK III.TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ: - Hãy cho biết vị trí ,hình dạng và kích thước của Trái Đất? - Lên quả Địa Cầu xác định các kinh tuyến gốc ,vĩ tuyến gốc ,NCB,NCN? 2. Khởi động : Gv đặt câu hỏi : Bằng cách nào có thể xác định khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ? 3. Kết nối Họat động thầy - trò Nội dung Họat động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa tỉ lệ bản đồ (cặp đôi) GV: Giới thiệu một số loại bản đồ thế giới, châu lục, VN, bản đồ SGKTrong thực tế ngoài bản đồ SGK còn có những loại bản đồ nào? Phục vụ cho nhu cầu gì? - HS: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết trả lời. ? Như vậy, bản đồ là gì? - GV: Hướng dẫn HS nêu được tằm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí GV cho học sinh quan sát bản đồ sao đó giới thiệu : -về vị trí của tỉ lệ bản đồ -Cách đọc tỉ lệ bản đồ - HS quan sát bản đồ H8 và H9 SGK và lên bảng ghi tỉ lệ bản đồ Hs nhận xét GV giới thiệu về cách đọc tỉ lệ bản đồ và cách ghi Gv dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 7500 thiết lập khái niệm về tỉ lệ bản đồ ? Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa gì? Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ H8 và H9 ? Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? Hs dựa vào tỉ lệ H8 và H9 cho biết tỉ lệ số giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Bản đồ nào có mẫu số lớn và bản đồ nào có mâu số nhỏ ? Cho HS QS H8,H9. Nhận xét mức độ chi tiết ở 2 bản đồ. Từ đó rút ra kết luận mức độ chi tiết của nội dung bản đồ nó phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ. - GV: Cho HS đọc SGK “ Những bản đồ có tỉ lệ . Những bản đồ tỉ lệ nhỏ” để biết sự phân loại của bản đồ theo tỉ lệ. - GV: Cho HS thảo luận cặp 3’ Dựa vào các ví dụ để phân loại bản đồ. 1:10000 1: 150000 1: 1000000 1: 2000000 1:7500 1:200000 - HS: Trình bày. - GV: Chuẩn xác. Gv giới thiệu về tỉ lệ thước ở H8 Họat động 2: Tìm hiểu cách đo tính khỏang cách dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước( cá nhân) - HS: Dựa vào SGK nêu trình tự cách đo tính khoảng cách dựa vào số tỉ lệ trên bản đồ? Gv hướng dẫn hs cả lớp làm bài tập minh họa dựa vào tỉ lệ thước - GV: Cho HS thảo luận nhóm 4’ ( 4nhóm ) Dựa vào H.8 + Nhóm 1: Đo khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn. + Nhóm 2: Đo khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn. + Nhóm 3: Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu ( Đoạn đường từ Trần Quý Cáp đến Lý Tự Trọng). + Nhóm 4: Đo và tính chiều dài của đường Nguyễn Chí Thanh( Đoạn từ Lý Thường Kiệt – Quang Trung ) - GV: Lưu ý HS cách đo. + Dùng compa hoặc thước kẻ đánh dấu khoảng cách rồi đặc vào thước tỉ lệ. + Đo tính khoảng cách theo đường chim bay từ điểm này sang điểm khác. + Đo từ chính giữa các kí hiệu. - HS: Trình bày- GV: Chuẩn xác. GV HD HS Cách tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ số. 1. Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ -Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng giấy, tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. - Tỉ lệ bản đồ cho biết khỏang cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng ở thực tế - Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước . 2. Đo tính khỏang cách dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước - Muốn biết khỏang cách thực tế , người ta có thể dùng số ghi tỉ lệ hoặc thước tỉ lệ trên bản đồ IV . CỦNG CỐ - HƯỚNG DẨN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ: * Thực hành: - Hs trả lời câu 1 ,2 cuối bài * Vận dụng: - HS học bài. Xem lại cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ - Xem lại các BT SGK, tập bản đồ chuẩn bị tiết sau làm BT về tỉ lệ bản đồ. ____________________________________________________________________________ Tuần 04 Tiết 04 Ngày dạy: 10/9/12 BÀI TẬP VỀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: nắm được cách làm bài tập về tỉ lệ bản đồ 2. Kỹ năng: Làm được một số bài tập về tỉ lệ bản đồ. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SGK, SGV. Tập bản đồ SGK, tập bản đồ III.TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? - Cho bản đồ có tỉ lệ 1: 400 000 ,trên bản đồ đo được 5cm .khoảng cách thực tế bao nhiêu? 2. Giới thiệu bài: Giới thiệu lợi ích của việc tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ. 3. Bài mới: Họat động 1 :Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ thước GV : cho HS nhắc lại cách tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ thước Cho HS thảo luận nhóm 5’(4 nhóm)dựa vào H 8 tính khoảng một số địa điểm ( từ khách sạn: Hải Vân – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Sông Hàn,; đường: Lê Lợi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Phú,) HS: Trình bày GV: Chuẩn xác Họat động2: Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ số Cho HS thảo luận nhóm 4’( 4 nhóm) làm BT theo bảng sau: * Bằng kiến thức đã học hãy điền kết quả vào bảng sau: Tỉ lệ bản đồ Khoảng cách 1: 100 000 1: 2 000 000 1: 6 000 000 Trên bản đồ ( cm) 5 5 5 Trên thực tế m km HS: Trình bày GV: Chuẩn xác Tỉ lệ bản đồ Khoảng cách 1: 100 000 1: 2 000 000 1: 6 000 000 Trên bản đồ ( cm) 5 5 5 Trên thực tế m 5 000 100 000 300 000 km 5 100 300 GV: cho cả lớp làm BT sau: Hai thành phố Tân An và Hồ Chí Minh cách nhau 42km, trên bản đồ đo được là 7cm .Hỏi bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu? Đổi 42km=4.200.000cm Đáp án :4200.000 :7 = 600.000 cm Tỉ lệ bản đồ 1:600.000 *Cho HS thảo luận nhóm 4’( 4 nhóm) làm BT 2/ 14 HS: Trình bày GV: Chuẩn xác Nhóm 1: bản đồ: 1: 200 000. 5 cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực địa. Nhóm 2: bản đồ : 1: 6 000 000. 5 cm trên bản đồ ứng với 300 km trên thực địa. Cho HS thảo luận nhóm 4’( 4 nhóm) làm BT 3/ 14 HS: Trình bày GV: Chuẩn xác Bản đồ đó có tỉ lệ: 1: 7 000 000 IV. CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ: * Củng cố: * HS: Về làm xem lại các bài tập đã làm. - Chuẩn bị bài 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. ? Dựa vào đâu để xác định phuơng hướng trên bản đồ .Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí ? _____________________________________________________________________ Tuần 05 Tiết 05 Ngày dạy: 17/9/12 BÀI 4. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản trên bản đồ( lưới kinh, vĩ tuyến) 2. Kỹ năng: Xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và trên quả Địa Cầu. 3. Thái độ: Thấy được vai trò của việc nắm phương hướng, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí đối với đời sống con người. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SGK, SGV. Bản đồ Châu Á hoặc bản đồ Đông Nam Á. Quả Địa Cầu. SGK III.TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : không 2. Giới thiệu bài: Khi nghe đài phát thanh báo cơn bão mới hình thành, để làm công việc phòng chống bão và theo dõi diễn biến cơn bão chuẩn xác cần phải xác định được vị trí và đường di chuyển cơn bão. Hoặc một con tàu bị nạn ngoài khơi đang phát tính hiệu cấp cứu, cần phải xác định vị trí chính xác của con tàu đó để làm công việc cứu hộ. Để làm được những công việc đó ta phải nắm vững phương pháp xác định phương hướng và toạ độ địa lí của các điểm trên bản đồ. 3. Bài mới: Họat động thầy -trò Nội dung Họat động 1 : Tìm hiểu về phương hướng trên bản đồ Gv yêu cầu Hs dựa vào Sgk cho biết các hướng chính bản đồ . - GV: dùng bản đồ giới thiệu cách xác định phương hướng trên bản đồ. - HS: quan sát H10 để minh hoạ và xác định hướng phụ. - HS: Nhắc lại, tìm và chỉ hướng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu. - GV: Chốt lại. Vậy cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào yếu tố nào? - GV: Lưu ý HS cách xác định phương hướng đối với những bản đồ không có đường kinh tuyến, vĩ tuyến ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại. Gv vẽ mũi tên chỉ hướng Bắc yêu cầu Hs xác định các hướng còn lại - HS: Dựa vào H13 làm BT d trang 17 SGK Họat động2 : Tìm hiểu kinh độ ,vĩ độ và toạ độ địa lí : - HS: Dựa vào nội dung SGK tìm hiểu xem, muốn tìm vị trí của một điểm trên quả Địa Cầu thì người ta làm ntn? ? Em hãy tìm vị trí của điểm C trên H11. Đó là điểm gặp nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào? Từ đó rút ra định nghĩa của kinh độ ,vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm? - HS: Dựa vào SGK nếu cách xác định toạ độ địa lí của một điểm. - GV: Viết toạ độ địa lí của điểm A, B như sau: A 150T 100Đ B 00 200N - HS: Nhận xét đúng, sai? Tại sao? Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ ,quả địa cầu : Vị trí của một điểm trên bản đồ ( hoặc trên quả địa cầu ) được xác dịnh là chổ cắt nhau của hai đường kin tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó Họat động3 : GV: Cho HS thảo luận nhóm 4’. Dựa vào lượt đồ H12, H13 SGK. Nhóm 1: BT a trang 16. Nhóm 2: BTb trang 17. Nhóm 3: BT c trang 17. - HS: Trình bày. - GV: Chuẩn xác. A0 b) Tạo độ địa lí của điểm: 1300Đ 1100Đ 130 A B C 100B 100B 00 c) Các điểm có toạ độ địa lí là: 1400Đ 1200Đ E D 00 100N 1.Phương hướng trên bản đồ : - Có 8 hướng chính : Đông , Tây, Nam ,Bắc . Đông Bắc , Đông Nam , Tây Bắc , Tây Nam . - Cách xác định hướng trên bản đồ : + Đối với bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến phải dựa vào các kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định hướng . + Đối với bản đồ không có kinh,vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc ,sau đó xác định các hướng còn lại. 2. Kinh độ ,vĩ độ và toạ độ địa lí : - Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: vị trí của một điểm trên bản đồ( hoặc quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. - Kinh độ: là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc . - Vĩ độ : là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc . -Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó . . 3/ Bài tập :(SGK) IV. CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ: * Củng cố: - Căn cứ vào đâu người ta xác định phương hướng? -Hãy tìm hướng trên hình bên Cực Bắc Cực Bắc * HS: Về làm các bài tập 1,2 SGK và các bài tập trong vở bài tập. Chuẩn bị bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. ? Kí hiệu bản đồ là gì? Có mấy loại? Cho VD ? Địa hình trên bản đồ được thể hiện ntn? ____________________________________________________________________ Tuần 06 Tiết 06 Ngày dạy :24/9/12 BÀI 5. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I./ MỤC TIÊU BÀI CẦN ĐẠT 1 Kiến thức: - Biết được một số yếu tố cơ bản về kí hiệu bản đồ. 2.Kỹ năng:- Đọc và hiểu ND bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ. II./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV. Bản đồ tự nhiên thế giới, châu Á .Bản đồ kinh tế châu Á. - SGK III./ TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Có mấy hướng chính trên bản đồ? Người ta dựa vào đâu để xác định phương hướng trên bản đồ? 2. Giới thiệu bài: Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta dùng các kí hiệu . có mấy loại kí hiệu bản đồ? Đặc điểm? Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ ra sao? 3. Bài mới: Họat động thầy-trò Nội dung Họat động1 : Tìm hiểu các loại kí hiệu bản đồ: GV:Cho HS QS một số bản đồ. Giới thiệu các kí hiệu . GV HD HS Tìm hiểu kí hiệu bản đồ là gì? ? Dựa vào kí hiệu bản đồ em có thể biết được điều gì? Cho HS QS H 14. Cho biết trên bản đồ người ta thường dùng những loại kí hiệu nào để thể hiện các đối tượng địa lí? ?Đặc điểm của từng loại? - HS: Trình bày. Kí hiệu điểm : diện tích nhỏ Kí hiệu đường : phân bố theo chiều dài Kí hiệu diện tích : diện tích lớn ? Các kí hiệu bản đồ thường được giải thích ở đâu trên bản đồ ? Bảng chú giải thường đặc ở đâu trên bản đồ? Gv giới thiệu minh họa về tính qui ước của kí hiệu Gv cho hs làm bài tập: Kí hiệu Đối tượng địa lí Than Khí đốt Thủ đô Nhà máy nhiệt điện Nhà máy thủy điện HS: Quan sát H15, các dạng kí hiệu. Các dạng kí hiệu đó thuộc loại kí hiệu gì?VD - GV: Cho HS xác định trên bản đồ. 1số dạng kí hiệu * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách biểu hiện địa hình trên bản đồ -GV : dùng bản đồ tự nhiên giới thiệu cho HS cách thể hiện độ cao địa hình bằng thang màu Cho HS làm BT xác định độ cao một số nơi dựa vào thang màu ?Ngoài cách thể hiện độ cao địa hình bằng thang màu còn có cách nào khác ? GV: giới thiệu lát cắt H16 GV: Cho HS dựa vào hình 16 thảo luận nhóm 3’(4 nhóm) cho biết. + Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét? +QS H16 cho biết nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức: càng gần thì địa hình ntn?Và càng xa thì địa hình ntn? + Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn đông và tây cho biết sườn nào có độ dốc lớn. - HS: Trình bày. - GV: Chuẩn xác. - GV: Vẽ lên bản một số đường đồng mức và ghi một số địa điểm cho HS xác định độ cao của các địa điểm đó dựa vào các đường đồng mức. - GV: Các đường đồng mức, đường đẳng sâu cũng là một dạng của kí hiệu đường. ? Như vậy muốn thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta làm ntn? 1.Các loại kí hiệu bản đồ: -Ba lọai kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : Kí hiệu điểm Kí hiệu đường Kí hiệu diện tích - Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : kí hiệu hình học ,kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình . 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: Độ cao của địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng: thang màu , đường đồng mức. IV .CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ * Củng cố: - Trong các câu sau , câu nào đúng , câu nào sai? a/Kí hiệu bản đồ dùng để thể hiện vị trí ,đặc điểm . của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ . b/Có 3 dạng kí hiệu bản đồ thường dùng là kí hiệu : điểm , đường ,diện tích . c/Sông ngòi trên bản đồ được kí hiệu bằng kí hiệu điểm. d/ Các kí hiệu trên bản đồ không cần có chú thích. * Về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập SGK , các bài tập trong vở bài tập. - Xem lại cách xác định phương hướng trên bản đồ, cách tìm tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. Để tiết sau luyện tập Tuần 07 Tiết 07 Ngày dạy: 2/10/12 LUYỆN TẬP ( Xác định phương hướng, tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm vững kiến thức về: phương hướng, tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu . 2. Kỹ năng - Xác định được phương hướng và tìm được tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu II:CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : -SGK, SGV -SGK III.TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Kí hiệu bản đồ là gì? Có những loại kí hiệu nào thường dùng ? Nêu cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ. Dựa vào đường đồng mức em biết được đặc điểm gì của địa hình? 2. Giới thiệu bài: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ người ta dựa vào đâu? Muốn tìm tọa độ địa lí của 1 điểm ta làm ntn? Hs trả lời GV dẫn vào bài 3.Bài mới: Họat động thầy-trò Nội dung Hđ 1. BT về xác định phương hướng trên bản đồ: HS nhắc lại cách xác định phương hướng trên bản đồ Cho HS xác định phương hướng trên hình 12, 13 SGK/ 17 Cho HS xác định phương hướng trên bản đồ tự nhiên châu Á HS: Xác định trên bản đồ GV: Chuẩn xác Hđ2. Bài tập về tọa độ địa lí HS Nhắc lại cách tìm tọa độ địa lí của 1 điểm Cho HS thảo luận cặp 3’ Tìm tọa độ địa lí các điểm sau: x C x D x E 30020010000100200300 300 200 100 00 x E 100 200 300 HS: Trình bày GV: chuẩn xác Cho HS thảo luận theo bàn 3’ tìm tọa độ địa lí các điểm sau: - Một điểm A.nằm cách xích đạo về phía Bắc là 80,nằm cách kinh tuyến gốc về phía Đông 120.Viết tọa địa lí điểm A Một điểm B cách xích đạo về phía Nam 250 cách kinh tuyến gốc 1300 về phía Tây.Viết tọa độ địa lý điểm B. HS: Trình bày GV: chuẩn xác. Viết tọa độ địa lí 200T C 200B 200Đ D 00 300T E 200N 1300T 120Đ A 250N 80B B IV .CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ * Củng cố: GV nhận xét kết quả thực hiện . * HS về ôn lại kiến thức từ bài1 đến bài 5 chuẩn bị ôn tập vào tiết sau _________________________________________________________________________________ Ngày dạy : 9/10/12 Tuần :08 Tiết :08 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức đã học về vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất , mạng lưới kinh vĩ tuyến . Biết được những kiến thức cơ bản về bản đồ : cách vẽ, tỉ lệ, cách xác định phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí , kí hiệu bản đồ và cách biểu hiện địa hình trên bản đồ . 2.Kỹ năng: Rèn, củng cố kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ, tranh ảnh, mô hình , biết xác định tọa độ địa lí của 1 điểm . Biết cách đọc bản đồ , nhận xét được các đối tượng địa lí thông qua bản đồ. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Quả địa cầu., một số bản đồ tự về thế giới hay khu vực.Tranh về hệ MT SGK III.TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG

File đính kèm:

  • docgiao an dia 20122013.doc
Giáo án liên quan