Tuần 6
Tiết 12
Bài 12
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I.Mục tiêu
1 .Kiến thức :hs nắm được tên của một số ngành công nghiệp chủ yếu ( cn trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm cn chính của các ngành này .Nắm được 2 khu vực tập trung cn lớn nhất nước ta là đồng bằng s.Hồng và phụ cận ,Đông Nam Bộ .
- Thấy được 2 trung tâm cn lớn nhất cả nước là tp Hồ Chí Minh và Hà Nội ,các ngành cn chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này .
2. Kĩ năng : Đọc và phân tích được lđ cơ cấu ngành cn ,các trung tâm cn , các nhà m
áy điện và mỏ than dầu khí VN .
II .DDDH :- Bđ cn VN ,kinh tế chung VN
-Tranh về nền cn nước ta ( nếu có )
86 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 cả năm (14), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 12
Bài 12
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
2/10/2007
I.Mục tiêu
1 .Kiến thức :hs nắm được tên của một số ngành công nghiệp chủ yếu ( cn trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm cn chính của các ngành này .Nắm được 2 khu vực tập trung cn lớn nhất nước ta là đồng bằng s.Hồng và phụ cận ,Đông Nam Bộ .
- Thấy được 2 trung tâm cn lớn nhất cả nước là tp Hồ Chí Minh và Hà Nội ,các ngành cn chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này .
2. Kĩ năng : Đọc và phân tích được lđ cơ cấu ngành cn ,các trung tâm cn , các nhà m
áy điện và mỏ than dầu khí VN .
II .DDDH :- Bđ cn VN ,kinh tế chung VN
-Tranh về nền cn nước ta ( nếu có )
III. Hoạt động dạy học :
1 .Ổn định
2 .Bài cũ : - Em hãy cm các nhân tố xh ảnh hưởng đến phát triển CN ?
- Làm bt 1-41
3 .Bài mới : Gv giới thiệu vào bài
? ở nước ta hiện nay trong hệ thống cn gồm có các cơ sở nào , Hãy kể tên ? Cơ sở nào chiếm vai trò quan trọng nhất ?
? Với đặc điểm đó ,nền cn nước ta có cơ cấu ngành ntn.Trong đó, nước ta phải hình thành những ngành cn gì .
? Thế nào được coi là ngành cn trọng điểm .Em hãy kể tên các ngành cn trọng điểm .
? Tiêu chí nào để xác định các ngành cn trong điểm . Tác động của nó đến nền kt nước ta .
Gv chuẩn xác .
Hs : qsát H 12.1, đọc biểu đồ và xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ các ngành cn trọng điểm nước ta ?
? Cho biết 3 ngành có tỉ trọng lớn nhất . Giải thích vs.
Gv liên hệ bài trước để dẫn chứng thêm ,củng cố thêm và chuyển y .
? Để ngành khai thác nhiên liệu hoạt động phải dựa vào nguồn TN nào.
Gv giới thiệu Lđ treo bảng và H12.2
Hs q.sát và đọc tên các mỏ than nước ta .Phân bố chủ yếu ở tỉnh nào. Xđ trên lđ .
Gv x.đ lại
? Mỗi năm ta khai thác khoảng bao nhiêu tấn .Sử dụng hình thức khai thác nào chủ yếu .Vs .
Gv giới thiệu thêm
? Q.s h.12.2 đọc tên các mỏ dầu khí .Nơi phân bố ra sao.
? Sản lượng kh.thác bao nhiêu.Dưới dạng gì .Có giá trị cho việc gì .
Gv chuẩn xác và ch uyển y
?Bao gồm những ngành nào .
Hs đọc tên các nhà máy thủy điện dựa h.12.2.
?Sản lượng điện mỗi năm bao nhiêu .Tập trung ở các nhà máy nào .
? Hiện nay ta đang x/d nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ở đâu .
?Cho biết nhà máy nhiệt điện ở nước ta .
? Q sát em thấy các nhà máy điện có sự phân bố ntn .( gần nguồn năng lượng)
Gv giảng thêm
?Kể tên.
?Cơ cấu ngành ntn .
? Q.sát Lđ 12.3 cho biết phân bố ở tỉnh nào .V sao .
Gv x.đ trên Lđ .
?Kể tên các sản phẩm hoá chất. Việc sử dụng .
? Phân bố ở các tỉnh nào .
Gv ccố
?Cơ cấu ntn .
?Sự phân bố .
Gv x/ đ trên lđ
?Vs ở TPhố lại phát triển ngành này .
?Chiếm tỉ trọng ntn.
?Chia ra các ngành nào .cho vd .
? Liên hệ giữa các ngành vói TN.
? Sự phân bố .
?X đ Lđồ
? Vị trí ? Ưu thế ?
? Giá trị ?
? Sự phân bố ? Giải thích vs các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta ?
Gv chuẩn xác
? Cho biết các khu vực , các trung tâm cn lớn nhất nước ta?Xác định trên lđ ?
Gv x/định lại
4. Củng cố :
- Hãy c.m rằng cơ cấu cn nước ta khá đa dạng ?
- x/ đ trên lđ các trung tâm cn tiêu biểu ?
- H/d làm bt ở tập bđ .
5. Dặn dò :Học bài cũ , làm bt , n/c bài mới .
6. RKN :
1.Cơ cấu ngành công nghiệp :
-Hệ thống cn nước ta gồm các cơ sở :nhà nước ,ngoài nhà nước ,có vốn đầu tư nước ngoài .
-Cơ cấu ngành cn nước ta đa dạng, thuộc nhiều lình vực .
-Đặc biệt, hình thành nên một số ngành cn trọng điểm để thúc đẩy sự tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kt .
2.Các ngành công nghiệp trọng điểm :
a .Cn khai thác nhiên liệu:
-Công nghiệp khai thác than: Mỗi năm khai thác được khoảng từ 15-20 triệu tấn , tập trung ở Quảng Ninh.
-Cn khai thác dầu khí :Mỗi năm khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí , ở vùng thềm lục địa phía Nam.
b. Công nghiệp điện :
-Mỗi năm sx trên 40 tỉ kvv/h điện và ngày càng tăng ,với một số nhà máy :Hoà Bình ,Yaly ,Trị an ,và nhà máy nhiệt điện :Phú Mỹ ,Phả Lại .
c.Một số ngành cn nặngkhác :
-Cn cơ khí -điện tử có cơ cấu sản phẩm đa dạng, tt ở HCM ,HN ,ĐN ,TNg ,..
-Cn hoá chất có sản phẩm sử dụng rộng rãi trong sx và sinh hoạt ,tt ở HCM, BH ,HP,..
-Cn sx VLXD có cơ cấu đa dạng với các nhà máy xi măng lớn ở đb.s H, BTB và các cơ sở sx vlxd cao cấp ở TP.
d. Cn chế biến LT-TP :
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị cn gồm các phân ngành như chế biến sản phẩm :trồng trọt,chăn nuôi ,thủy sản .được phân bố cả nước ,tt ở HCM,HN ,HPh, ĐN ..
e. Cn dệt may :
Có giá trị xuất khẩu cao ,phân bố ở HCM, HN, NĐ, ĐNẵng .
3. Các trung tâm cn lớn :
2khu vực cn lớn : ĐNB (HCM) và đb s.H (HN).
.
Tuần 7
Tiết 13
Bài 13 :
VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
7/10/2007
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : hs nắm được ngành DV nươc ta có cơ cấu rất phức tạp ,và ngày càng đa dạng .nắm y nghĩa của Dv trong việc phát triển của các ngành khác , trong đời sống xh và tạo việc làm cho nhân dân ,đóng góp vào thu nhập quốc dân .
-Hiểu được sự phân bố của ngành DV ở nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư ,và sự phân bố các ngành kt khác .Biết các trung tâm dv lớn nước ta .
2. Kĩ năng : -Làm việc với sơ đồ vận dụng kiến thức để g.thích sự phân bố ngành dv .
II . DDDH :- Sơ đồ về cơ cấu ngành dv nước ta .
Lđ kinh tế VN .
III. Hoạt động dạy học
ổn định
Bài cũ : - C/m rằng cơ cấu ngành cn nước ta đa dạng ?
X/đ trên lđ 2 trung tâm cn tương ứng vơi 2 khu vực ?
Bài mới :Gv g.thịêụ vào bài
?Dv bao gồm những ngành gĩ .Vai trò.Được chia ra thành các nhóm dv nào .
Gv g.thiệu thêm
Hs đọc b.đồ h/13.1 em hãy nêu cơ cấu ngành dv nước ta .
?Ngành dv nào chiếm tỉ trọng cao nhất .
Gv x.định thêm ,dẫn dắt hs trả lời 1 số câu hỏi :
? Trước đây, khi nền k.tế chưa phát triển ta đi thăm hỏi nhau bằng gì .Ngày nay ra sao .Vậy đó là dv gì .
?Khi nền kt càng phát triển thì ngành dv sẽ ntn.C/m .
?Địa phương em có những dv gì .
?Em hãy nêu 1vài ví dụ về các nhà đầu tư vào dv ở nước ta .
Gv củng cố
?Dv có vai trò ntn đ/v đời sống và s/xuất .
?Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết p/tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong đ/s –s/x.
Gv c/m thêm và chuyển y
?Lực lượng lao động tham gia ngành dv chiếm tỉ lệ bao nhiêu lđ cả nước .
?Nhưng lại chiếm tỉ trọng bao nhiêu cơ cấu GDP cả nước ( đọc lại bđ hình 6.1/20 )
?Ngày nay, ngành dv có đk gì để phát triển .
?Với đk đó ,ngành dv đã phát triển ntn .
Hs đọc bđ h/13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dv và rút ra nhận xét .
Gv nhận xét .
?Ngày nay ,ngành dv có khả năng gì. Vì sao.
?Để phát triển hơn nữa ,nước ta phải có biện pháp gì .Vấn đề này có dễ dàng không .Nêu khó khăn của ngành dv nước ta hiện nay .
Gv phân tích
?Sự phân bố của ngành dv mang đặc điểm gì .
?Vs ngành dv ph.bố không đều .
?Cho biết các trung tâm dv lớn ở nước ta .X/đ trên lđ treo bảng .Vs HN và HCM là 2 trung tâm dv lớn nhất nước .
Gv chuẩn xác .
1.Cơ cấu và vai trò của dvụ trong nền kinh tế .
a. Cơ cấu :ngành dv nước ta rất đa dạng ,được chia thành 3 nhóm :
- Dv tiêu dùng :
- Dv sản xuất : SGK
- Dv công cộng :
b. Vai trò :Dv đã đáp ứng được nhu cầu s/x và sinh hoạt của con người :( sgk)
2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dv ở nướcta
a. Đặc điểm phát triển :Ngành dv thu hút 25% lđ nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cơ cấu GDP(38.5%).
- Với đk nền kt hiện nay các hđ dv phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội để vươn lên .Sự đầu tư của nước ngoài làm ngành dv thu lợi nhuận cao.
b. Đặc điểm phân bố :Hoạt động dv phân bố không đều .Tập trung ở nơi đông dân và kt phát triển .
-HN và HCM là 2 trung tâm dv lớn nhất , đa dạng và phát triển nhất nước ta .
4. Củng cố
- Nêu cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ .
- Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ
- Vì sao HN và TPHCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất?
5. Dặn dò
- Chuẩn bị “Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông”:
+ Tìm hiểu những tuyến đường GT trên đất nước ta.
+ Tìm hiểu các thông tin về ngành BCVT.
6 Rút kinh nghiệm
Tuần 7
Tiết 14
Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG
10/10/2007
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: hs nắm được đặc điểm phân bố của mạng lưới và các đầu mối GTVT chính của nước ta, cũng như những bước tiến mới trong hoạt động GTVT.
- Nắm được các thành tựu to lớn của ngành BCVT và tác động của những bước tiến này đến đời sống kt-xh của đất nước.
2. Kỹ năng: biết đọc phân tích l/đ GTVT nước ta. Phân tích mqh giữa sự phân bố mạng lưới GTVT với sự phân bố các ngành kt khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ GTVT-BCVT.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Bài cũ:- Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta ?
- Một em làm bài tập 1/50 SGK. Nêu vai trò của dịch vụ ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
? Tại sao khi tiến hành đổi mới chuyển sang nền kt thị trường định hướng XHCN, lại chú trọng phát triển ngành GTVT phải đi trước một bước.
GV chuẩn xác bằng vị trí quan trọng của GTVT.
? Kể tên các loại hình GTVT nước ta.
? Hoạt động vận tải vận chuyển gì.
? Q/sát Bảng 14.1 về cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển, hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá. Tại sao.
? Loại hình nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất. Tại sao.
GV mở rộng kết hợp với sử dụng lược đồ.
GV chia lớp ra thành các nhóm.
Hs chia thành 6 nhóm thảo luận về các vấn đề:
- Tổng chiều dài.
- Tỉ trọng.
- Phân bố.
- Vai trò của tuyến đường chính, và việc nâng cấp của các tuyến đường có y nghĩa ntn. Của:
+ Đường bộ: N1 + Đường biển: N4
+ Đường sắt: N2 + Đg hàng không: N5
+ Đường sông: N3 + Đường ống: N6
GV củng cố
Hs q/s H 14.1 để:
? Xác định tuyến đường quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất, 1 số cảng trên lược đồ treo bảng.
GV x/đ trên lđ.
? Nêu những dịch vụ cơ bản của BCVT.
? Nêu y nghĩa chiến lược của ngành BCVT
? Tốc độ phát triển điện thoại của nước ta ntn. Vị trí trên TG. Đạt bao nhiêu máy trên 100 dân.
? Việc hoà mạng Intểnet ntn
GV mở rộng thêm
? Kể trung tâm BCVT lớn nhất nước ta.
? Liên hệ địa phương em hoạt động của BCVT ntn. Nếu trong những năm tới ngành BCVT ở đây phát triển tạo cho đ/s của xã nhà ntn.
GV chứng minh thêm
1. Giao thông vận tải:
a. Y nghĩa:
( SGK )
b. Loại hình GTVT nước ta: rất đa dạng, bao gồm cả vận chuyển người và hàng hoá:
-Đường bộ: 205 nghìn km, chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh nhất về khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển với các tuyến quan trọng như 1A, 5, 14, 18, 51, 22..đang được mở rộng, nâng cấp.
- Đường sắt: 2632 km, phân bố tập trung ở phía Bắc, và luôn được cải tiến.
-Đường sông: 11000 km tậptrung ở 2 đbằng s.Hồng và s. Cửu Long.
- Đường biển: gồm ven biển và quốc tế với 90 cảng lớn nhỏ, lớn nhất là HP, ĐN, SG.
- Đường hàng không: đang phát triển, có 24 sân bay với 3 sân bay quốc tế: NB, ĐN, TSN.
- Đường ống: gắn với sự phát triển ngành dầu khí, phân bố ở phía Nam.
2. Bưu chính viễn thông:
- Góp phần đưa nước ta trở thành nước cn, hội nhập vào nền kt-xh thế giới.
- Tốc độ phát triển điện thoại tăng nhanh ( 13,2 máy /100 dân ).
- Tự động hoá mạng lưới điện thoại và hoà mạng Inê net.
- HN và Tp. HCM là 2 trung tâm BCVT lớn nhất nước.
4. Củng cố.
- Đặc điểm của ngành giao thông vận tải ở nước ta
- Xác định trên bản đồ các sân bay, cảng lớn ở nước ta.
- Giải thích vì sao HN và TPHCM là 2 đầu mối giao thông quan trọng nhất?
5.Dặn dò
Chuẩn bị “Thương mại và dịch vụ”: Tìm hiểu các chợ lớn ở địa phương em theo ý sau:
+ Lượng hàng hoá nhiều hay ít
+ Sức mua, sức bán như thế nảo?
6. Rút kinh nghiệm
Tuần 8
Tiết 15
Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
15/10/2007
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: hs nắm được các đặc đểm phát triển và phân bố ngành thương mại - dịch vụ ở nước ta. Nắm được nước ta có tiềm năng về du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.
2. Kĩ năng: Chứng minh giải thích được tại sao HN-HCM là 2 trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất nước. Biết đọc –phân tích bản đồ và bản số liệu.
II. Đồ dùng dh:- Vẽ bđ h/ 15.1 SGK vào bảng phụ
- Lược đồ ngành thương mại và du lịch nước ta
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Bài cũ: -C/m ngành GTVT nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình ?
- Nêu vai trò và sự phát triển của ngành BCVT nước ta ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
? Nhờ đâu mà hoạt động nội thương đã có sự thay đổi.
? Để phát triển ngành nội thương, nước ta dựa trên những điều kiện nào.
GV phân tích thêm
Hs quan sát bđ H/15.1 về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002:
? Rút ra nhận xét về sự phân bố ngành nội thương ở các vùng. Vùng nào tập trung hoạt động nội thương nhiều nhất- ít nhất.
? Vì sao Tây Nguyên nội thương chậm phát triển.
GV sử dụng bđ để giải thích thêm
? Các trung tâm nào có hoạt động nội thương phát triển nhất nước ta. ? Giải thích vì sao kết hợp với quan sát các hình 15.2, 15.3, 15.4, 15.5 / 57, 58 SGK
Gv chuẩn xác và chuyển y
? Với điều kiện nào làm cho hoạt động ngoại thương nước ta phát triển.
? Hoạt động ngoại thương có vai trò ntn sự phát triển kt nước ta.
? Cho ví dụ để c/m vai trò đó.
GVgiảng thêm
Hs quan sát H/15.6 về bđ cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2002: rút ra nhận xét về cơ cấu giữa các mặt hàng.
? Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và các mặt hàng nhập khẩu chính.
? Thị trường xuất khẩu nước ta trong thời gian gần đây ntn. Kể tên các khu vực các quốc gia có mqh với nước ta.
? Cho ví dụ 1 số mặt hàng nước ta xuất khẩu cụ thể ở từng nước.
GV giới thiệu H15.7 và củng cố thêm
? Ngành du lịch có vai trò ntn đối với nền kinh tế và đời sống của nước ta.
? Dẫn chứng cụ thể. Liên hệ thực tế địa phương em có sự hoạt động của ngành du lịch chưa.
? Dựa vào vốn hiểu biết của em cho biết ngành du lịch nước ta phát triển dựa trên những tiềm năng nào.
? Trong tiềm năng về tài nguyên em hãy xác định đâu là tiềm năng du lich tự nhiên, đâu là tiềm năng du lịch nhân văn.
GV củng cố thêm
? Em hãy kể từ Bà N nước ta có các điểm di sản nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá TG. Với tiềm năng này đã thu hút lượng khách du lịch ntn.
? Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong ngành du lịch có đặc điểm gì.
GV chuẩn xác và chuyển y
? Năm 2002 nước ta đón khoảng bao nhiêu lượng khách trong nước và quốc tế.
? Nước ta đã hình thành các trung tâm du lịch lớn nào. Em x/đ trên lđ. Vì sao các nơi đó hoạt động du lịch phát triển mạnh.
? Chiến lược của ngành du lịch nước ta.
GV mở rộng thêm
4. Củng cố :
- Các câu hỏi cuối bài / 60
- Hướng dẫn làm bt ở tập bản đồ
5. Dăn dò : - Học bài cũ – làm bt ở TBĐ
- N/c trước bài thực hành / 60
6. RKN:
1. Thương mại:
a. Nội thương:
- Sự phát triển nền kt hàng hoá nhiều thành phần với qui mô ds lớn và mức sống nâng lênà nội thương phát triển mạnh, cả nước là một thị trường thống nhất
- Sự phân bố của cơ sở kinh doanh phụ thuộc vào qui mô ds, mức sống dân cư, sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác.
- HN và Thành phố HCM là 2 trung tâm thương mại, dv lớn và đa dạng nhất nước ta.
b. Ngoại thương:
- Là hoạt động kt đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta, nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ
- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng đa dạng, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng nhanh
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Các nước buôn bán nhiều với nước talà NBản, các nước ASEAN, TQ, HQuốc, ĐLoan, HCông.
2. Du lịch:
a. Vai trò: Có vị trí quan trọng trong cơ cấu kt nước ta: ( SGK )
b. Tiềm năng phát triển:
- Nước ta giàu tài nguyên du lịch:
+ TN du lịch tự nhiên: thắng cảnh, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia,sông hồ.
+ TN du lịch nhân văn: lễ hội, di tích văn hoá- lịch sử, các làng nghề
* Còn có nhiều địa điểm du lịch đã được UNESCO công nhận là di sản TG.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật của ngành du lịch được chú trọng phát triển.
c. Tình hình phát triển:
- Năm 2002 cả nước đã đón hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 10 triệu khách trong nước.
- Đã hình thành nhiều trung tâm du lịch, lớn nhất là HN, Huế, ĐN, Thành phố HCM.
- Ngành du lịch đang có chiến lược để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, tăng sức cạnh tranh trong khu vực.
Tuần 8
Tiết 16
Bài 16: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ
THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs nắm được cơ cấu kt nước ta có sự thay đổi ntn. Tỉ trọng và giải thích sự thay đổi đó. Củng cố kiến thức đẫ học ở bài 6.
2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện bằng cơ cấu: bđ miền. Kĩ năng nhận xét bđ.
II. Đồ dùng dh: thước, phấn màu,..
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Bài cũ:- HN và Thành phố HCM có những điều kiện thuận nào cho sự phát triển các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước ?
- Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều ở châu A- Thái bình Dương ?
3. Bài mới :Gv giới thiệu vào bài
1. GV hướng dẫn hs cách vẽ bđ miền:
HS: Quan sát bảng số liệu: 16.1/60
+ Bước 1: GV hướng dẫn hs nhận biết trong trường hợp nào thì có thể vẽ bđ cơ cấu bằng bđ miền:
- Chỉ được sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm. Trong trường hợp ít năm ( 2-3 năm ) thì thường dùng bđ hình tròn.
- Không vẽ bđ miền khi chuỗi số liệu không phải là các năm. Vì trục hoành trong bđ miền biểu diễn các năm.
+ Bước 2: Vẽ bđ miền:
GV cho hs nhớ lại bài tập ở bài 8, bđ miền chính là 1 biến thể từ bđ cột chồng, khi ta tưởng tượng các cột chồng có bề rộng chỉ bằng sợi chỉ và ta nối các đoạn cột chồng với nhau.
* Cách vẽ: bđ miền hình chữ nhật ( khi số liệu cho trước là tỉ lệ phần trăm )
+ Bđ hình chữ nhật.
+ Trục tung có trị số là 100% tổng số.
+ Trục hoành là các năm.
+ Các khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm ( năm ) dài ngắn
tương ứng với khoảng cách năm.
+ Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải theo các năm.
+ Cách xác định các điểm để vẽ tương tự như khi vẽ bđ cột chồng.
+ Vẽ đến đâu thì tô màu hay kẻ vạch đến đó.
+ Thiết lập bảng chú giải ( nên vẽ riêng ).
2. GV tổ chức cho hs vẽ bđ miền:
.........
3. GV cho hs nhận xét về sự chuyển dịchcơ cấu GDP trong thời kì 1991-2002
Gv đặc các câu hỏi:
- Hiện trạng xu hướng biến đổi của hiện tượng, quá trình ntn ?
- Tại sao –nguyên nhân của sự biến đổi trên ?
- Điều ấy có y nghĩa gì ?
GV hướng dẫn hs xem lại phần giải thích bđ H/6.1 để giúp hs đưa ra các nhận xét phù hợp về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ bđ đã vẽ.
4. Củng cố:
- Rút ra nhận xét chung về sự chuyển dịch cơ cấu kt nước ta.
5. Dặn dò: - Hoàn chỉnh bài tập
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học từ đầu năm đến nay, chuẩn bị cho ôn tập để kiểm tra 1 tiết.
6.RKN:
Tuần 9
Tiết 17
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản từ tiết 1à 16 để các em nắm và làm bài tốt trong kiểm tra 1 tiết.
2. Kĩ năng: phân tích, so sánh, vẽ sơ đồ, biểu đồ.
II. Đồ dùng dh: - Bản đồ kinh tế chung VN
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Bài cũ: Trong quá trình ôn tập
3. Bài mới:
Câu1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc .Đặc điểm phân bố của các dân tộc ít người và người Kinh.
Câu 2. Số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta.
Câu 3. Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề xã hội gay gắt nhất ở nước ta. Hướng giải quyết
Câu 4. Thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Câu 5. Thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển dịch hiện nay nền kinh tế nước ta. Thành tựu và thách thức trong phát triển nền kinh tế.
Câu 6. Phân tích những thuận lợi của TNTN để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 7. Ngành chăn nuôi nước ta mang đặc điểm gì. Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt.
Câu 8. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản. Các ngư trường lớn nước ta.
Câu 9. Phân tích những thuận lợi về TNTN và KT-XH cho phát triển công nghiệp nước ta.
Câu 10. Ngành cn trọng điểm là những ngành có đặc điểm gì. Kể tên các ngành cn trọng điểm.
Câu 11. Các loại hình GTVT nước ta. Các cảng lớn ở nước ta và vai trò.
Câu 12.Kể tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu nước ta. Tác dụng của hoạt động ngoại thương.
Câu 13. Nước ta có những thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch.
Câu 14. Hn và Thành phố HCM có những điều kiện gì để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước.
Câu 15. Các ngành dịch vụ ở nước ta.
Bài tập: Rèn luyện kĩ năng vẽ bđ cột chồng, đường biểu diễn, miền.
Từ bđ nhận xét, rút ra kết luận hay so sánh
GV nêu từng câu hỏi để gọi các em lên trình bày sau đó thì chuẩn xác lại cho hs nắm .
Gv nhắc lại một số kĩ năng trong vẽ các dạng bđ.
4. Củng cố: Đã được kết hợp xen kẽ trong các câu hỏi ôn tập.
5. Dặn dò: - Học bài kĩ theo nội dung đẫ được ôn tập để chuẩn bị tốt cho kiểm tra 1 tiết ở tiết sau.
- Đem theo đầy đủ dụng cụ học tập để vẽ bđ.
6. RKN:
Tuần 9
Tiết 18
Bài :
KIỂM TRA I TIẾT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhằm đánh giá 1 cách khách quan về sự chuẩn bị và tiếp thu kiến thức của các em qua 1 quá trình học tập trong 7 tuần.
- Qua đó gv có thể nắm được tình hình học tập của từng em.
- Nắm dược những kiến thức cơ bản trong 7 tuần về những thành tựu- khó khăn cho sự phát triển kt của nước ta, tình hình gia tăng dân số của nước ta, các điểm du lịch quan trọng của nước ta , nơi phân bố cây công nghiệp lớn nước ta,loại hình GT có vai trò quan trọng của nước ta. Đặc đỉêm nền công nghiệp và nông nghiệp vag dịch vụ nước ta .
2. Kĩ năng;
- Vẽ bđ hình tròn và bđ miền cột về GTVT, cơ cấu GDP
- Từ đó rút ra mqh giữa các yếu tố trên và giải thích
II. ĐDDH:
III. Tiến trình trên lớp:
1. Ổn định:
2. Phát đề
Thống kê chất lượng và phân tích:
Lớp
Số
Lượng
80à 100
SL TL
65à 78
SL TL
5à 63
SL TL
3à 48
SL TL
0à 28
SL TL
TB trở lên
SL TL
..
..
..
..
..
..
Tuần 10
Tiết 19
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: hs hiểu được y nghĩa, VTĐL, một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và TNTN, đặc điểm dân cư và thế mạnh của vùng.
- Hiểu sâu hơn sự khác biệt của 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa 2 tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ MT, phát triển kinh tế -xã hội .
2. Kĩ năng: X/đ được ranh giới của vùng, vị trí của một số tài nguyên quan trọng trên lược đồ.
II. Đồ dùng dh:
- Lđ tự nhiên vùng trung du miền núi Bắc Bộ
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ : Đành giá và củng cố bài kiểm tra 1 tiết
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài kết hợp sử dụng lđ để phân vùng kinh tế nước ta
GV xác định trên lđ ranh giới của vùng với các vùng khác
? Q/ sát H/17.1 + lđ kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Bộ.
? Tiếp giáp với các quốc gia nào, vùng kinh tế nào
? Với vùng tiếp giáp đó có y nghĩa ntn đ/v sự phát triển kinh tế của vùng.
GV x/đ trên lđ vùng tiếp giáp và nước tiếp giáp
? Có tổng diện tích, dân số bao nhiêu , chiếm bao nhiêu diện tích, dân số cả nước.
GV chuẩn xác
? Sử dụng kiến thức L8 cho biết vùng có điểm cực Bắc, cực Tây của nước ta là địa điểm nào. Phía Đông Nam tiếp giáp với vùng nào, y nghĩa.
GV: 23 23 B- 105 20 Đ ; 22 22 B- 102 10 Đ; vịnh Bắc Bộà vùng biển giàu tiềm năng
? Với vĩ độ như vậy vùng có vị trí ntn so với đường chí tuyến.
GV củng cố và chuyển y
? Q/s lđ H/17.1 + lđ treo bảng, dựa vào màu sắc em rút ra đặc điểm chung về địa hình vùng.
? Vậy đktn của vùng chịu sự chi phối bởi đặc điểm nào.
? Nêu đặc trưng của địa hình của vùng.
? Q/s lđ H/17.1 và đọc phần chú giải cho biết phía Tây Bắc và Đông Bắc có nguồn tài nguyên ntn thuận lợi cho sự phát triển kt.
? Còn vùng đất chuyển tiếp giữa miền núi BB và đb s.Hồng được gọi là vùng gì. Có thuận lợi gi cho sự phát triển kinh tế.
? Suy ra vùng được phân chia thành các tiểu vùng nào. Do đâu có sự phân chia đó.
HS n/c bảng17.1 nêu sự khác nhau về ĐKTN, TNTN và thế mạnh của từng tiểu vùng.
GV kết hợp với bảng 17.1 để trình bày thêm sự khác nhau ở các tiềm năng và TN của từng tiểu vùng.
? Qua đó em rút ra đặc điểm chung về địa hình, khí hậu và tiềm năng của vùng
GV củng cố
? Nhưng về mặt tự nhiên và tài nguyên vùng có khó khăn, trở ngại gì.
? Trong những vấn đề đó phải chú trọng vấn đề nào. Vì sao
Gv chuẫn xác và chuyển y
? Dân cư của vùng có đặc điểm gì. Sự phân bố của các thành phần dân tộc ntn.
? Dân tộc ít người có những kinh nghiệm gì.
? Tuy nhiên sự phát triển dân cư và các tiêu chí XH giữa 2 tiểu vùng ntn.
GV: để c/m điều này ta đi n/c bảng 17.2 SGK
HS đọc nội dung của bảng:
- Dựa vào các tiêu chí em rút ra nhận xét về sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng.
- Chất lượng c/s của vùng nói chung ntn so với cả nước.
? Ngày nay, đời sống - kinh tế - xã hội có gì biến đổi . Nhờ đâu. Liên hệ thực tế .
GV trình bày thêm
4. Củng cố:
- Các câu hỏi cuối bài / 65 SGK
- Hướng dẫn hs làm bt
5. Dặn dò :- Học bài cũ và làm bài tập ở TBĐ
- N/c trước bài 18 về tình hình phát triển kinh tế của vùng.
6. RKN:
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Tiếp giáp với Lào, Trung Quốc, BTB và đb s.Hồngà dễ giao lưu kinh tế- xã hội với nước ngoài và trong nước.
- SD:11,5 triệu người ( 14,4 % ds cn )
- Diện tích chiếm 1/3 lãnh thổ của cả nước ( 30,7% dt cn ).
- Vùng biển giàu tiềm năng ở Đông Nam.
II. Điều kiện tự nhiên và TNTN:
- Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
+ TB: núi cao, chia cắt sâu.
+ ĐB: đồi núi thấp
. + Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi và đb s.Hồng là vùng trung du có điều kiện để phát triển kt.
File đính kèm:
- GIAO AN DIA LY 9(2).doc