TIẾT 15
BÀI 14 : GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- HS phải nắm được đặc điểm phân bố của các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.
- HS phải nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của các bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
2. Kĩ năng.
- Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta
- Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác
85 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trường PTDTBT-THCS Nậm Hàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/10/2012
Ngày dạy:08/10/2012 - 9A2
09/10/2012 - 9A1
TIẾT 15
BÀI 14 : GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- HS phải nắm được đặc điểm phân bố của các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.
- HS phải nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của các bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
2. Kĩ năng.
- Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta
- Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức thực hiện luật an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam
- Lược đồ giao thông vận tải nước ta
- Một số hình ảnh về các công trình giao thông vận tải.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Nghiên cứu, đọc trước bài mới ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- HS:Tại sao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta?
3. Bài mới.
* Vào bài.(1’) Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vậy nó có vai trò ntn bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân, Nhóm/ Cặp.
GV cho HS đọc tóm tắt nhanh về ý nghĩa giao thông vận tải
CH: Tại sao khi tiến hành đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường giao thông vận tải được chú trọng đi trước một bước? (HS đọc mục 1)
CH: Kể tên các loại hình giao thông vận tải nước ta? Xác định các tuyến đường này trên bản đồ ?
CH: Dựa vào bảng 14.1 hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao?
CH: Ngành nào chiếm tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao
CH: Vai trò của quốc lộ 1A, đường săt Thống Nhất, cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất?
CH: Xác định trên bản đồ tuyến đường sắt Thống nhất Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh.
CH: Dựa vào hình 14.2 Hãy kể tên các tuyến đường sắt chính?
CH: Quan sát bản đồ nhận xét về mạng lưới đường sông ở nước ta ?
GV nhấn mạnh vai trò của đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long.
CH: Tìm các cảng biển lớn nhất trên bản đồ ?
CH: Nhân xét về đường hàng không Việt Nam
CH: Nêu vai trò của đường ống nước ta ?
Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm
CH: Bưu chính viễn thông có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hoá?
CH: Kể tên những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông?
CH: Dựa vào hình 14.3 Hãy nhận xét mật độ điện thoại cố định ở nước ta ?
CH: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Intenet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội?
I.GIAO THÔNG VẬN TẢI(20’)
1.Ý nghĩa
- Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt trong mọi ngành kinh tế:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Thực hiện mối quan hệ trong nước và ngoài nước.
2.Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình
* Đường bộ:
- Cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ. Trong đó có 15 nghìn km đường quốc lộ. Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
* Đường sắt: Tổng chiều dài là 2632 km. Đường sắt Thống nhất chạy gần song song với quốc lộ 1A.
* Đường sông: Mạng lươi đường sông nước ta mới được khai thác ở mức đọ thấp.
* Đường biển:Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế
* Đường hàng không là ngành có bước tiến nhanh. Ba trục chính Hà Nội (Nội Bài) Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất) Đà Nẵng
* Đường ống:Đang ngày càng phát triển
II. BƯU CHÍNH VIỄNTHÔNG
(12’)
- Bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá
- Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới.
4. Củng cố. (5’)
- HS 1: Trong các loại hình giao thông ở nước ta loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
- HS 2:Xác định trên bản đồ các cảng biển, các quốc lộ chính ở nước ta ?
- HS 3:Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Inte net tác động như thế nào đến đời sống kinh tế –xã hội nước ta ?
5. Dặn dò. (1’)
Về nhà :Học bài cũ.
Đọc trước bài mới.
Ngày soạn:10/10/2012
Ngày dạy:12/10/2012 - 9A2
12/10/2012 - 9A1
TIẾT 16
BÀI 15 : THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- HS phải nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch nước ta
- HS phải nắm chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội Và Thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại du lịch lớn nhất cả nước.
- Nắm được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trỏ thành ngành kinh tế quan trọng.
2. Kĩ năng.
- Đọc và phân tích các biểu đồ
- Phân tích bảng số liệu
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn các giá trị thiên nhiên , lịch sử văn hoá của địa phương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bản đồ du lịch Việt Nam
- Bản đồ chính trị thế giới
- Các biểu đồ hình 15.1và 15.2.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Nghiên cứu bài, đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- HS: Xác định trên bản đồ các cảng biển, các quốc lộ chính ở nước ta ?
3. Bài mới.
* Vào bài. (1’) Trong điều kiện kinh tế càng phát triển và mở cửa, các hoạt động thương mại và du lịch có tác động thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống và tặng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân.
- Cơ cấu thương mại : ngoại thương và nội thương
CH: Em hiểu như thế nào về nội thương?Nêu vai trò của nội thương?
CH: Dựa vào bảng 15.1 hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta ? (Đông Nam Bộ )
- HS nhận xét: ĐNB đạt mức cao nhất cả nước do kinh tế phát triển , dân số tập trung đông
- Lưu ý vai trò của TP HCM
CH: Tại sao nội thương kém phát triển ở Tây Nguyên (lí do ngược lại với vùng Đông Nam Bộ)
CH: Quan sát các hình rồi nhận xét nội thương ở nước ta ? (Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh
Có chợ lớn, trung tâm thương mại lớn)
- GV liện hệ: kinh tế tư nhân giúp cho nội thương phát triển mạnh mẽ
+ Sự phân bố các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ phụ thuộc vào quy mô dân số, sức mua của nhân dân và sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác
+ Chợ, trung tâm thương mại lớn, siêu thị cùng các dịch vụ tư vấn, tài chính, các dịch vụ sản xuất và đầu tư làm nổi bật hơn vai trò và vị trí của 2 trung tâm
Chuyển ý: nội thương phát triển mạnh mẽ, còn hoạt ngoại thương như thế nào ?
HĐ 2: Cá nhân/Cặp.
CH: Em hiểu như thế nào về ngoại thương?Nêu vai trò của ngoại thương?Tại sao trong quá trình đổi mới ngoại thương được chú trọng đẩy mạnh?
à Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất. Nền kinh tế nhiều thành phần càng phát triển và mở cửa, thì hoạt động ngoại thương càng có vai trò quan trọng, có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sông nhân dân.
CH: Quan sát hình 15.6 Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết?
à - Khoáng sản, lâm sản:dầu thô,than đá..
- nông sản, thuỷ sản:gạo,cà phê, tôm ,cá mực đông lạnh..
- Sản phẩm công nghiệp chế biến; hàng dệt may, điện tử..
- tình hình xuất, nhập khẩu trước kia và hiện nay ở nước ta?
- tại sao trong qúa trình đổi mới, ngoại thương được chú trọng nay mạnh?
+ GV giải thích: nhập siêu là tình trạng mà trị giá nhập khẩu của 1 năm lớn hơn trị gía xuất khẩu
CH: Hiện nay ta buôn bán nhiều nhất với những nước nào?
CH: Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
Hoạt động 3: nhóm /bàn.
CH: Em có nhận xét gì về ngành kinh tế du lịch nước ta ?
CH: Kể tên các tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta ? ( phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. Bãi tắm tốt. Tài nguyên động vật quý hiếm..)
CH: Kể tên các tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta ? ( Các công trình kiến trúc. Di tích lịch sử . Lễ hội dân gian. Làng nghề truyền thống. Văn hoá dân gian..)
CH: Địa phương em có những điểm du lịch nào?
CH: Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới?
- Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha
I. NỘI THƯƠNG.(10’)
1. Nội thương :
Là hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước
- Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại , dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta
II. NGOẠI THƯƠNG.(12’)
- Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta
- Hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị, nguyên liệu nhiên liệu
- Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản , nông lâm thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
- Nước ta ngày càng mở rộng buôn bán với nhiều nước
III. DU LỊCH. (10’)
- Ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước
- Nước ta giàu tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn, nhiều điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới .Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha
- Năm 2002 có 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 10 triệu khách trong nước
4. Củng cố. (5’)
- HS1: Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
- HS3.: Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại , dịch vụ lớn nhất nước ta?(- Có vị trí thuận lợi, là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, hai TP’ đông dân nhất nước ta , tập trung nhiều tài nguyên du lịch)
5. Dặn dò.(1’)
Về nhà : Học bài cũ
Đọc trước bài mới.
Ngày soạn:13/10/2012
Ngày dạy:15/10/2012 - 9A2
16/10/2012 - 9A1
TIẾT 17
BÀI 16: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI
CƠ CẤU KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức đã học từ bài 6 về cơ cấc kinh tế theo ngành của nước ta
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xử lí các số liệu. Nhận xét biểu đồ
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ theo miền
3. Tư tưởng
- Giáo duc tinh thần xây dựng que hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Soan giáo án, chuẩn bị bảng số liệu
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc và chuẩn bị nôi dung thưc hành ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY:
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(5’)
HS1: Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
HS2: Xác định trên bản đồ Việt Nam một số trung tâm du lịch nổi tiếng?
3. Bài mới.
* Vào bài. (1’)Treo hình vẽ bài 10 và bài tập 2 – Bài 8
- Chúng ta đã làm quen phương pháp vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu: hình tròn, hoặc cột chồng. Hôm nay chúng ta tìm hiểu cách vẽ biểu đồ miền – biến thể của biểu đồ cột chồng.
b.Nội dung.(32’)
A) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002
* GV hướng dẫn vẽ:
Bước 1: Nhận biết trong trường hợp nào thì có thể vẽ cơ cấu bằng biểu đồ miền.
- Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, trong trường hợp ít nhất 2-3 năm thì thường dùng biểu đồ hình tròn.
- Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm. Vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
Bước 2: Vẽ biểu đồ miền
GV cho HS biết biểu đồ miền chính là một biến thể từ biểu đồ cột chồng, khi ta tưởng tượng các cột chồng có bề rộng
* Cách vẽ biểu đồ miền chữ nhật (khi số liêu cho trước là tỉ lệ%)
- Vẽ khung biểu đồ (là hình chữ nhật hoặc hình vuông). Cạnh đứng (Trục tung) có trị số là 100% (tổng số). Cạnh nằm ngang (Trục hoành) thể hiện từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ.
- Vẽ ranh giới của miền lần lượt từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm. Cách xác định điểm vẽ tương tự như khi vẽ biểu đồ cột chồng
- Vẽ đến đâu tô màu đến đó
b/ GV tổ chức cho HS vẽ biểu đồ miền.
c/ GV Hãy nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Các câu hỏi thường đặt ra khi nhận xét biểu đồ là:
+ Như thế nào?(hiện trạng, xu hướng biến đổi của hiện tượng, quá trình )
+ Tại sao?( nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên)
+ Điều ấy có ý nghĩa gì?
- Sự giảm mạnh nông lâm ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì?
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
4. Củng cố.(5’)
- Đanh giá một số bài làm của HS
- Nhấn mạnh kĩ nằng vẽ biểu đồ miền
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
5. Dặn dò.(1’)
Về nhà: Ôn tập trước chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:17/10/2012
Ngày dạy:19/10/2012 - 9A2
19/10/2012 - 9A1
TIẾT 18
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Địa lí dân cư và địa lí các ngành kinh tế từ bài 1 đến bài 16
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích các biểu đồ
- Phân tích bảng số liệu
- Vẽ các dạng biểu đồ tròn, cột, đường biểu diễn
3. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn các giá trị thiên nhiên, lịch sử văn hoá của địa phương, xậy dựng kinh tế góp phần làm giáu quê hương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Ôn tập lại các bài đã học
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
* Vào bài. Trong các tiết trước các em đã được học một số đặc điểm của dân cư và đặc điểm một số nghành kinh tế, trong tiết học hôm nay các em sẽ được ôn, củng cố lại các kiến thức đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Nhóm.
GV phát vấn câu hỏi yêu cầu HS trình bày sau đó nhận xét, bổ xung , sửa chữa.
Hoạt động 2: Cá nhân
GV phát vấn câu hỏi yêu cầu HS trình bày sau đó nhận xét, bổ xung , sửa chữa.
Hoạt động 3: Nhóm.
- Cho HS trình bày cách hiểu , cách làm các bài tập vẽ biểu đồ, sau đó GV chỉnh sửa và uốn nắn,
- GV nêu những yêu cầu cần thiết khi làm bài tập vẽ các dạng biểu đồ,đièn hoặc lập sơ đồ.
1. Địa lí dân cư(10’)
- Tình hình phân bố các dân tộc
Tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu qủa
Sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số
Phân bố dân cư
Đặc điểm của nguồn lao đông và sữ dụng lao động
Hướng giải quyết việc làm
Phân tích và so sánh tháp dân số
2. Địa lí kinh tế (16’)
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những thành tựu và khó khăn
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp
Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
+ Ngành trồng trọt
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
+ Cơ cấu ngành CN
+ Các ngành CN trọng điểm
Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Vai trò của dịch vụ
Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ
GTVT và Bưu chính viễn thông
Thương mại và du lịch
ĐK thuận lợi để trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ
3. Phần thực hành(12’)
Nhân xét bảng số liệu, phân tích, so sánh
Vẽ biểu đồ tròn, miền
Đọc lược đồ
- Điền hoặc lập sơ đồ
4. Củng cố. (5’)
Gv : Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học.
Gv: Trả lời thắc mắc của HS.
5. Dặn dò. (1’)
- Ôn tập từ bài 1à16
- Chuẩn bị KT 1 tiết
Ngày soạn:22/10/2012
Ngày dạy:24/10/2012 - 9A2
24/10/2012 - 9A1
TIẾT 19
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu và nắm vững các đặc điểm chính về dân cư , tình hình phát triển kinh tế và một số ngành sản xuất ở Nước ta.
2. Kĩ năng.
- Kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ, lược đồ. Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển sản xuất .
3. Thái độ.
- Tính cẩn thận, nghiêm túc trong khi kiểm tra
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Ma trận – đề bài – đáp án – biểu điểm.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Ôn tập các nội dung đã học
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
* Hình thức ra đề kiểm tra. trắc nghiệm – tự luận
* Ma trân đề kiểm tra.
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Dân cư lao động và việc làm
Nguyên nhân, hậu quả việc gia tăng dân số nước ta.
Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Số câu1
số điểm:3
Tỷ lệ 30%
Số câu:1/2
Số điểm:1,5đ
Số câu:1/2
Số điểm:1,5
Số câu
Số điểm
Số câu1
số điểm:3
Tỷ lệ =30%
Chủ đề 2: Địa lý kinh tế Việt Nam
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta
- Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta năm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét.
Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng
Số câu 3
Số điểm :8
Tỉ lệ: 80 %
Số câu:1/2
Số điểm:1,5
Số câu:1
Số điểm:3,5đ
Số câu:1/2
Số điểm:2
Số câu:1/2+1+1/2
số điểm=7đ
Tổng số câu:3
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ 100 %
Số câu:1/2+1/2
Số điểm:3đ
Tỷ lệ :30%
Số câu:1/2+1+1/2
Số điểm:7
Tỷ lệ : 70 %
Số câu:3
Số điểm:10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ BÀI
Câu 1: Nêu nguyên nhân , hậu quả việc gia tăng dân số ? Phân tích ý nghĩa việc giảm gia tăng dân số tự nhiên nước ta ? (3đ)
Câu 2: Nêu cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? Chứng minh rằng cơ câu công nghiệp nước ta khá đa dạng? (3,5 đ)
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu : (3,5đ)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
S.P trứng , sữa
P.P chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
a/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi nước ta.
b/ Nhận xét qua biểu đồ đã vẽ.
B: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(3đ)
* Nguyên nhân: (1đ )
- Dân số trẻ , số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
- Nhiều người dân chưa có ý thức thực hiện pháp lệnh dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Tồn tại tư tưởng phong kiến.
- Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
* Hậu quả:(1đ )
- Khó khăn vấn đề giải quyết việc làm.
- Gây sức ép cho vấn đề xã hội .
- Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm .
- Tỷ lệ đói nghèo cao.
* Ý nghĩa giảm gia tăng dân số :(1đ )
- Nâng cao mức sống của người dân.
-
-
-
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(3,5đ)
* Cơ câu công nghiệp nước ta: (1,5 đ)
*Chứng minh rằng cơ câu công nghiệp nước ta khá đa dạng: (2đ)
Câu 3
(3,5đ)
a/ Vẽ biểu đồ : (2,5 đ)
b/ Nhận xét: (1đ)- giá trị sản xuất gia súc chiếm tỷ lệ cao nhất.
3. Nhận xét sau giờ kiểm tra.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
4. Dặn dò.
- Về nhà: Học bài cũ đọc trước bài mới.
Ngày soạn:24/10/2012
Ngày dạy:26/10/2012 - 9A1
27/10/2012 - 9A2
TIẾT 20
Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- HS cần hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí : một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư , xã hội của vùng.
- Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội
2. Kĩ năng.
- HS phải xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên quan trọng,- - Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
3. Tư tưởng.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
- Một số tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Nghiên cứu bài ơ nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ.
HS: Không kiểm tra.
3. Bài mới.
* Vào bài: Trong bài 6/ địa lí 9 ta đã biết hiện nay ở VN có 7 vùng kinh tế. Để phân chia các vùng kinh tế phải dựa vào những điều kiện nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần Sự phân hoá lãnh thổ và vùng đầu tiên là vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. (1’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt Động 1: Cá nhân/ Cặp.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và lược đồ hình 17.1để xác định ranh giới vùng. Dựa vào lược đồ để nhận xét chung về lãnh thổ của vùng.
GV cho HS đọc tên các tỉnh ở Đông Bắc, các tỉnh ở Tây Bắc, về diện tích và dân số
CH: Quan sát lược đồ hình 17.2, hãy xác định ranh giới giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ; với các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và Thượng Lào.
- HS trình bày và tóm tắt ý nghĩa vị trí địa lí của vùng
Hoạt động 2. Nhóm / Bàn
CH: GV cho HS Quan sát lược đồ màu sắc độ cao để nhận xét về địa hình? Ảnh hưởng độ cao, hướng núi ?
CH: Với địa hình đó thuận lợi phát triển kinh tế như thế nào?
CH: Tìm trên lược đồ (hình 17.1) vị trí các mỏ khoáng sản, nhà máy thủy điện để chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tiềm năng thủy điện và khoáng sản của đất nước.
- Chỉ những sông lớn của vùng trên bản đồ? Sông ở trong vùng có đặc điểm gì?
- Sông có tiềm năng gì?
- Tài nguyên khoáng sản và vị trí các mỏ?
- HS trình bày về đặc điểm tự nhiên của 2 tiển vùng Đông Bắc và Tây Bắc ?
- Nêu biện pháp khắc phục khó khăn?
Hoạt động 3: Cá nhân.
- Các dân tộc sinh sống ở vùng trung du và miền núi phía Bắc? Phân bố của các dân tộc
- Dân cư có những kinh nghiệm gì về sản xuất?
- Trực quan B17.2 Thảo luận nhóm
- Nhận xét về sự chênh lệch về dân cư, xã hội của 2 tiểu vùng: ĐB VÀ TB
- Thảo luận.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ(15’)
+ Bắc : giáp Trung Quốc
+ Tây : giáp Lào
+ Đông Nam : giáp Vịnh Bắc Bộ
+ Nam : Gíap : ĐBBB và BTB
Ý nghĩa:
+ giao lưu kinh tế với các nước láng giêng: Lào, TQ
+ giao lưu KT – XH với đồng bằng sông Hồng và vùng kt tọng điểm BB
+ Vùng biển giàu tiềm năng
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (12’)
1. Địa hình:
- Núi cao và chia cắt sâu sắc ở phía TB
- Núi TBà phía ĐB
- Đồi bát úp xen kẽ đồng bằng thung lũng bằng phẳng
+ Khó khăn:
- địa hình bị chia cắt thời tiết thất thường
à gây trở ngại cho GTVT
- trữ lượng khoáng sản nhỏ khó khai thác
- chặt phá rừng à chất lượng MT bị giảm sút
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI(10’)
- Địa bàn cư trú của nhuều dân tộc
- Đời sống còn khó khăn nhưng đang cải thiện
4. Củng cố. (5’)
- HS1: Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
HS 2: Vì sao việc phát triển kinh tế , nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên ?
5. Dặn dò.(1’)
Về nhà:Học bài cũ .
Đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 05/11/2011
Ngày giảng: 07/11/2011-9A1
08/11/2011-9A2
Tiết 21
Bài 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ về công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ
2. Về kĩ năng:
- HS cần nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí để phân tích và giải thích các câu hỏi. Phân tích bản đồ kinh tế các số liệu địa lí của vùng
3. Về tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Một số tranh ảnh
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
HS 1: Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
3. Bài mới.
Mở bài.(1’)
Nội dung.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân/ Cặp.
CH: Quan sát lược đồ hình 18.1, hãy nhận xét các ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? à tập trung công nghiệp khai khoáng và CN năng lượng ( thủy điện, nhiệt điện )
- Kể tên các ngành công nghiệp đó?Xác định các cơ sở chế biến khoáng sản
CH: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhất là ngành công nghiệp nào? Vì sao?
- Than ở Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên)
- Thuỷ địên ở Tây Bắc
CH: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
CH: Tìm trên lược đồ (hình 18.1) vị trí các nhà máy thủy điện? Vị trí các các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí hoá chất?
CH: Quan sát hình 18.2 nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình?
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979 sau 15 năm xây dựng 12/1994 công suất 1920MW sản xuất 8160 KWh.
CH : Những ngành nào sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ (CN nhẹ, chế biến thực phẩm, xi măng, thủ công mỹ nghệ)
- Liên hệ TT:
- Minh họa hình ảnh về thủy điện Hòa Bình ( S.Đà) H.18.2
-1 số dự án lớn: thủy điện Sơn La( 2400MW), TQuang (342 MW) góp phần phát triển KT-XH của vùng và kiểm soát lũ cho đồng bằng
- phát triển CN nặng: năng lượng, luyện kim, cơ khí
HS trình bày, góp ý, bổ sung
GV chuẩn xác
Hoạt động 2: Nhóm/bàn.
CH: Kể tên các loại cây trồng?
Phân bố các loại cây : lúa ngô, che, hồi, hoa qủa?
Nhận xét về cơ cấu cây trồng?
Loại cây CN nào chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng?
CH: Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng cao so với cả nước?
- Đất fe ralit đồi núi, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
? Nông-lâm kết hợp như thế nào?kết qủa ra sao ? Ý nghĩa
CH: Chăn nuôi Trung du vàmiền núi Bắc Bộ như thế nào?
*Khó khăn do thiếu quy hoạch,thị trường , thời tiết..
Hoạt động 3: Cá nhân.
CH: Hãy tìm hiểu về hệ thống dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
CH: Tìm trên lược đồ hình 18.1, các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi đến các thị xã của các tỉnh biên giới Việt Trung và Việt Lào.
CH: Nêu tên một số hàng hóa truyền thống của Trung du và miền núi Bắc Bộ trao đổi với đồng bằng sông Hồng.
CH: Tìm trên lược đồ hình 18.1, các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt – Trung: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai.
CH: Kể tên một số điểm du lịch
File đính kèm:
- giao an dia ly 9 chuan KTKN khong can chinh.doc