Giáo án Địa lý 9 - Trường TH -THCS Hưng Trạch

KẾ HOẠCH MÔN

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

a) Đối với giáo viên

- Được phân công giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo.

- Nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác.

- Được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của BGH nhà trường và đồng nghiệp trong chuyên môn và nhiệm vụ được phân công.

- Gia đình tạo mọi điều kiện trong công tác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

 

doc126 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trường TH -THCS Hưng Trạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình Cả năm học: 37 tuần (52 tiết) Học kỡ I: 19 tuần(34 tiết) Học kỡ II: 18 tuần (18 tiết) Địa lớ dõn cư Tiết Bài Tờn bài 1 Bài 1 Cộng đồng cỏc dõn tộc Việt Nam 2 Bài 2 Dõn số và gia tăng dõn số 3 Bài 3 Phõn bố dõn cư và cỏc loại hỡnh quần cư 4 Bài 4 Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống 5 Bài 5 Thực hành : Phõn tớch và so sỏnh thỏp dõn số năm 1989 và 1999 ĐỊA Lí KINH TẾ 6 Bài 6 Sự phỏt triển nền kinh tế Việt Nam 7 Bài 7 Cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến sự phỏt triển và phõn bố nụng nghiệp 8 Bài 8 Sự phỏt triển và phõn bố nụng nghiệp 9 Bài 9 Sự phỏt triển và phõn bố sản xuất Lõm nghiệp, Thủy sản 10 Bài 10 Thực hành: Vẽ và phõn tớch biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tớch gieo trồng phõn theo cỏc loại cõy, sự tăng trưởng đàn gia sỳc, gia cầm 11 Bài 11 Cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến sự phỏt triển và phõn bố cụng nghiệp 12 Bài 12 Sự phỏt triển và phõn bố cụng nghiệp 13 Bài 13 Vai trũ, đặc điểm phỏt triển và phõn bố của dịch vụ 14 Bài 14 Giao thụng vận tải và bưu chớnh viễn thụng. 15 Bài 15 Thương mại và du lịch 16 Bài 16 Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế 17 ễn tập 18 Kiểm tra viết 1 tiết SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ 19 Bài 17 Vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ 20 Bài 18 Vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ(tiếp theo) 21 Bài 19 Thực hành: Đọc bản đồ, phõn tớch và đỏnh giỏ ảnh hưởng của tài nguyờn khoỏng sản đối với sự phỏt triển cụng nghiệp ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ 22 Bài 20 Vựng Đồng bằng Sụng Hồng 23 Bài 21 Vựng Đồng bằng Sụng Hồng (tiếp theo) 24 Bài 22 Thực hành: Vẽ và phõn tớch biểu đồ mối quan hệ giữa dõn số, sản lượng lương thực và bỡnh quõn lương thực theo đầu người 25 Bài 23 Vựng Bắc Trung Bộ 26 Bài 24 Vựng Bắc Trung bộ(tiếp theo) 27 Bài 25 Vựng duyờn hải Nam Trung Bộ 28 Bài 26 Vựng duyờn hải Nam Trung Bộ(tiếp theo) 29 Bài 27 Thực hành : Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyờn hải Nam Trung Bộ 30 Bài 28 Vựng Tõy Nguyờn 31 Bài 29 Vựng Tõy Nguyờn (tiếp theo) 32 ễn tập 33 Kiểm tra học kỡ I. 34 Bài 30 Thực hành: So sỏnh tỡnh hỡnh sản xuất cõy cụng nghiệp lõu năm ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ với Tõy Nguyờn Học kỡ II 35 Bài 31 Vựng Đụng Nam Bộ 36 Bài 32 Vựng Đụng Nam Bộ (tiếp theo) 37 Bài 33 Vựng Đụng Nam Bộ(tiếp theo) 38 Bài 34 Thực hành: Phõn tớch một số nghành cụng nghiệp trọng điểm ở Đụng Nam Bộ 39 Bài 35 Vựng đồng bằng Sụng Cửu Long 40 Bài 36 Vựng đồng bằng Sụng Cửu Long (tiếp theo) 41 Bài 37 Thực hành: Vẽ và phõn tớch biểu đồ về tỡnh hỡnh sản xuất của nghành thủy sản ở Đồng bằng Sụng Cửu Long 42 ễn tập 43 Kiểm tra viết 1 tiết 44 Bài 38 Phỏt triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyờn, mụi trường biển đảo 45 Bài 39 Phỏt triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyờn, mụi trường biển đảo (tiếp theo) 46 Bài 40 Thực hành: Đỏnh giỏ tiềm năng kinh tế của cỏc Đảo ven bờ và tỡm hiểu nghành cụng nghiệp dầu khớ. 47 ễn tập (Chủ đề bỏm sỏt từ bài 31-39) Địa lớ Tỉnh Quảng Bỡnh 48 Bài 41 Địa lớ Quảng Bỡnh: Vị trớ địa lớ và tài nguyờn thiờn nhiờn 49 Bài 42 Địa lớ Quảng Bỡnh: Đặc điểm dõn cư và xó hội 50 Bài 43 Địa lớ Quảng Bỡnh: Tỡnh hỡnh phỏt triển cỏc nghành kinh tế 51 ễn tập 52 Kiểm tra học kỡ II Kế hoạch môn I. Đặc điểm tình hình 1. Thuận lợi a) Đối với giáo viên - Được phân công giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo. - Nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác. - Được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của BGH nhà trường và đồng nghiệp trong chuyên môn và nhiệm vụ được phân công. - Gia đình tạo mọi điều kiện trong công tác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. b) Đối vói học sinh - Đa số học sinh xuất thân từ nông thôn, ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, nhiệt tình, tích cực trong học tập và đã quen với phương pháp học bộ môn. - Một số học sinh có ý thức học tập tốt, tự giác trong học tập. - Chấp hành nội qui nền nếp tương đối tốt. - Nhiều học sinh có hứng thú với bộ môn, tích cực hoạt động nhóm. - Nhiều HS nắm vững kiến thức của môn học làm cho việc học tập có hiệu quả cao. - Một số học sinh có năng lực phát triển về địa lí, có khả năng phân tích bản đồ, biểu đồ một cách tự nhiên và thường xuyên. Có ý thức bồi dưỡng tài năng và ham học hỏi. - Tâm sinh lý của HS lớp 9 vững vàng, ổn định, nhiệt tình trong mọi hoạt động học tập. - Cơ sở vật chất trong các năm học gần đây có những chuyển biến tích cực có đủ phòng học một ca, đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu như ánh sáng, quạt điện, diện tích . - Thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học. - Kinh tế địa phương đẵ có những bước chuyển biến khá tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, vì vậy việc học hành của các em học sinh được phụ huynh ngày càng quan tâm hơn. - Môi trường giáo dục địa phương đẵ có những chuyển biến theo hướng ngày càng thuận lợi, tích cực. 2. Khó khăn a) Đối với giáo viên - Là giáo viên ở thôn khác khác đến công tác, đường sá lầy lội vào mùa mưa và đất bụi vào mùa hạ. - Chưa có máy chiếu để trình chiếu hình ảnh khi cần thiết. b) Đối vói học sinh - Phương pháp học tập còn thụ động, học vẹt, chưa biết tìm tòi suy nghĩ bản chất vấn đề. Tư duy suy luận còn nhiều hạn chế. - Năng lực tự học, kĩ năng học tập nhóm chưa hình thành tốt. - Chất lượng chưa đồng đều. Một số còn lười học, lười ghi chép. - Còn hiện tượng chưa tự giác trong thi cử. Chưa tự giác học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Tỉ lệ học sinh khá, giỏi so với mặt bằng học sinh trong huyện còn thấp. - Nhiều em chưa chăm chỉ, tự giác trong học tập, chưa quan tâm đến việc học bộ môn, vẫn còn bị động và nhắc nhở nhiều trong học tập. - Cá biệt một số học sinh yếu, nhận thức chậm. - Một số học sinh chưa có ý thức học tập và chưa quen với cách học của bộ môn. - Kiến thức hổng ở lớp dưới làm cho học sinh không theo kịp với các bạn trong lớp. - Khả năng ứng dụng thực tế còn kém. 3. Đặc điểm bộ môn Địa lý 9 là một môn khoa học vừa mang tính tự nhiên và tính xã hội . Nó có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy. Nội dung của môn Địa lý 9 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các môi trường địa lí, về các hoạt động của con người trên đất nước Việt Nam. Từ kiến thức cơ bản đó học sinh có thễ hiểu và vận dụng vào cuộc sống hàng ngà, đồng thời có thể mở rộng và tiếp thu tốt hơn về địa lí tự nhiên, xã hội ở các lớp cấp THPT. II. Yêu cầu-Nhiệm vụ bộ môn 1. Kiến thức: - Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới ; một số đặc điểm của thế giới đương đại. 2. Kĩ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh : - Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí : quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê... - Kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lí. - Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh. 3. Thái độ: Góp phần bồi dưỡng cho học sinh : - Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. - Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí. - Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ; có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường ; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng. III. Chỉ tiêu phấn đấu 1. Kết quả giảng dạy : Môn lớp Tổng số Học sinh Chất lượng cần đạt Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % Địa 6 27 Địa 7 Địa 8 Địa 9 Tổng IV. Các biện pháp thực hiện a) Đối vói giáo viên * Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của năm học : - Nắm vững các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Tư tưởng chỉ đạo của ngành, của chính phủ. - Bám sát chương trình chỉ đạo của Bộ GD - ĐT đối với các môn. Thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn của Sở GD - ĐT và Phòng GD - ĐT. * Thực hiện nhiệm vụ giáo dục các môn văn hoá : - Bám sát chương trình, thực hiện nghiêm túc chương trình thời khoá biểu. - Soạn giáo án đúng mẫu, trình bày khoa học. - Giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm. Đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy đủ, đúng các nội dung kiến thức theo hướng tinh giản, vững chắc phù hợp với yêu cầu môn học và trình độ HS. - Làm và sử dụng triệt để, có hiệu quả đồ dùng. - Thực hiện nghiêm túc quy chế cho điểm. Ra đề, chấm chữa bài kiểm tra theo đúng yêu cầu, đúng thời gian. - Coi trọng giờ thực hành và các hoạt động ngoại khoá. * Học tập, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn. - Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo. - Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, sưu tầm tài liệu, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu đổi mới. - Tham gia đầy đủ các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên theo lịch của Phòng GD - ĐT, của Nhà trường. - Sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, cụm đúng lịch, trao đổi thảo luận, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Chủ động sưu tầm tài liệu, mua sắm sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy. - Tích cực dự giờ, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài Nhà trường. - Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của cấp trên, tư tưởng chỉ đạo của ngành, nâng cao ý thức trách nhiệm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh. - Mỗi thầy cô giáo phấn đấu trở thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. * Hướng vào việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học - Mục tiêu của giáo dục Địa lí không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh các tri thức của khoa học Địa lí một cách có hệ thống, mà còn phải hướng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đó là các năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh. * Tiếp cận với những thành tựu của khoa học Địa lí, đồng thời đảm bảo tính vừa sức với học sinh - Ngày nay, Địa lí học đã chuyển từ việc mô tả các hiện tượng, sự vật địa lí sang tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của chúng và quan tâm hơn tới các giá trị nhân văn, cách ứng xử của con người trước một thế giới đang thay đổi nhanh chóng cả về phương diện tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. - Chương trình môn Địa lí trong trường phổ thông một mặt phải tiếp cận được với những thành tựu mới nhất của khoa học Địa lí và mặt khác, cần có sự chọn lọc sao cho phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. * Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn - Chương trình môn Địa lí cần tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn qua việc tăng thời lượng và nội dung thực hành, gắn nội dung môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. * Quan tâm tới những vấn đề về địa lí địa phương - Chương trình môn Địa lí cũng cần quan tâm tới các vấn đề về địa lí địa phương nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. * Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục môn học - Việc đổi mới phương pháp giáo dục môn học nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập Địa lí ; bồi dưỡng phương pháp học tập môn Địa lí để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn. b) Đối vói học sinh - Tham gia tích cực và đầy đủ các buổi học và tiết học - Làm bái tập đầy đủ đặc biệt là các bài tập do giáo viên chỉ định và hướng dẫn - Điền đủ các thông tin trong tập bản đồ - Rèn luyện các bài tập về bản đồ, phân tích bản đồ địa lí việt nam địa lí dân cư Tiết 1 Ngày soạn: 19/08/2012 Ngày dạy: 21/08/2012 cộng đồng các dân tộc việt nam i- mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần: - Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh có dân số đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. - Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc - Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc. ii- các thiết bị dạy học - Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam - Tập trung về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Iii- các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới Mở bài: Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc, các dân tộc đều là con Lạc cháu Rồng của Lạc Long quân - Âu Cơ cùng mở mang xây dựng non sông cùng chung sống lâu dài trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học đầu tiên của môn Địa lí lớp 9 hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng I. Các dân tộc ở Việt Nam Giáo viên: Dùng tập tranh giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. (?) Bằng hiểu biết của bản thân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? (?) Trình bày một số nét về dân tộc kinh và một số dân tộc khác (ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất...) Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Tỷ lệ bao nhiêu? - Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người ( kinh nghiệm sản xuất, nghề truyền thống..) - Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết. Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng. - Dân tộc Việt (kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước. - Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng. ii. Phân bố các dân tộc Dựa vào bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam và sự hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? Học sinh trả lời => Giáo viên kết luận. ? Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người. GV gọi học sinh lên bảng xác định 3 địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu. Giáo viên chốt lại. ? Sự phân bố các dân tộc ít người đã có sự thay đổi gì. 1. Dân tộc Việt (kinh) Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và miền ven biển. 2. Các dân tộc ít người Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. - Trung du và miền núi phía Bắc gồm Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông. - Trường Sơn - TN: Ê-đê, Gia-rai, Ba Na, Cơ Ho. - Người Chăm, Khơ-me, Hoa ở cực Nam Trung Bộ. 2. Củng cố: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? Kể tên khoảng 5-7 dân tộc mà em biết? - Nêu một vài nghề hoặc mặt hàng thủ công do các dân tộc thiểu số làm ra? 3. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ làm bài tập - Đọc trước và nghiên cứu bài 2: Dân số và gia tăng dân số 4. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 2 Ngày soạn: 21/08/2012 Ngày dạy: 23/08/2012 Dân số và gia tăng dân số i- mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần nắm: - Biết được số dân hiện tại và dự báo trong tương lai - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hiệu quả. - Đặc điểm thay đổi dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. - ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. ii- các thiết bị dạy học Biểu đồ dân số của nước ta Tài liệu, tranh ảnh và hậu quả bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống. iii- các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Nêu ví dụ. 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và ghi mục bài. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng I. Số dân Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời: ? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số Việt Nam so với thế giới. - Diện tích đứng thứ 58 trên thế giới. - Dân số 79,7 triệu người. Đứng thứ 14 trên thế giới. II. Gia tăng dân số Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ "bùng nổ dân số". ? Quan sát H2.1 nêu nhận xét về tình hình tăng dân số ở nước ta. ? Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng. HS trả lời => GV chuẩn kiến thức. ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì. ? Lợi ích của sự giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số ở nước ta. Học sinh thảo luận và trả lời -> Giáo viên bổ sung. ? Dựa vào bảng 2.1 xác định các vùng có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất. HS trả lời => Giáo viên chuẩn kiến thức. - Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm. - ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (ăn mặc, học hành, giải quyết việc làm). - Vùng Tây Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất (2,19%), thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (1,11%). III. Cơ cấu dân số ? Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979 - 1999. - Tỷ lệ nữ lớn hơn nam thay đổi theo thời gian. - Sự thay đổi giữâ tỷ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% => 2,6% => 1,4%. ? Cơ cấu theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999 + Nhóm 0 - 14 tuổi: giảm dần Nam từ 21,8 giảm xuống 20,1 ->17,4 Nữ từ 20,7 giảm xuống 18,9 -> 16,1 Nhóm 15 - 59 tăng lên Nhóm 60 trở lên tăng lên. => Giáo viên kết luận. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK để hiểu rõ về tỉ số giới tính. => Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi. à Nguyên nhân khác biệt tỉ lệ giới tính là hậu quả chiến tranh nam, nữ hy sinh nhiều. 3. Củng cố: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ làm bài tập - Đọc trước và nghiên cứu bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3 Ngày soạn: 26/08/2012 Ngày dạy: 28/08/2012 phân bố dân cư và các loại hình quần cư i- mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần nắm: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân cư và phân bố dân cư ở nước ta. - Biết được đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, thành thị và đô thị. - Phân tích được bản đồ phân bố dân cư đô thị Việt Nam, ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư. ii- các thiết bị dạy học Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam Tranh ảnh về nhà ở, một số quần cư ở Việt Nam. iii- các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng? 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và ghi mục bài Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng 1. Mật độ dân số và phân bố dân cư (?) Em hãy nhắc lại thứ hạng, diện tích lãnh thổ và dân số nước ta. So sánh mật độ dân số nước ta với thế giới năm 2003 gấp 5,2 lần. Mật độ dân số năm 1999: 231 người /km2 Mật độ dân số năm 2002: 241 ngưòi/ km2 Mật độ dân số năm 2003: 246 người/ km2 (?) Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào? Vì sao? Học sinh thảo luận trả lời => Giáo viên chốt lại. a. Mật độ dân số Nước ta có mật độ dân số cao 246 người /km2 Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng. b. Phân bố dân cư. - Dân cư tập trung đông ven biển và các đô thị. Miền núi, Tây Nguyên dân cư thưa thớt. 2. Các loại hình quần cư Giáo viên giới thiệu tập ảnh về quần cư. (?) Cho biết sự khác nhau giữa các kiểu quần cư nông thôn các vùng? Học sinh trả lời => Gv nhận xét và kết luận. (?) Nêu những thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay (Diện mạo làng quê, số người làm nông nghiệp ít...). Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm (3 nhóm) * Nhóm 1: Dựa vào hiểu biết và SGK nêu đặc điểm quần cư thành thị. * Nhóm 2: Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tếvà nhà ở giữâ quần cư nông thôn và thành thị. * Nhóm 3: Quan sát vào H3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta. Sau khi các nhóm thảo luận => Đại diện nhóm trình bày => GV bổ sung và kết luận. a. Quần cư nông thôn Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. b. Quần cư thành thị - Các đô thị ở nước ta phân bố có quy mô vừa và nhỏ có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ, là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật. - Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển. 3. Đô thị hoá Dựa vào bảng 3.1 hãy: (?) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta (?) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ. - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục - Trình độ đô thị hoá thấp. 3. Củng cố: - Quan sát bảng 3.2 nhân xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số các vùng ở nước ta. - Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta. - Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ làm bài tập - Đọc trước và nghiên cứu bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4 Ngày soạn: 04/09/2012 Ngày dạy: 06/09/2012 Lao động và việc làm chất lượng cuộc sống. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết phân tích nhận xét các biểu đồ. II. Thiết bị dạy học: - Các biểu đồ cơ cấu lao động. - Các bảng thống kê về sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. - Nêu đặc điểm các loại hình quần cư 2. Bài mới: Nước ta có lưc lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. 1. Nguồn lao động và sử dụng lao động GV yêu cầu học sinh nhắc lại số tuổi của nhóm trong độ tuổi lao động 15-59 và trên 60 tuổi. (?) Dựa vào vốn hiểu biết và SGK : Cho biết nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Dựa vào H 4.1 nhận xét về cơ cấu lao động giữâ thành thị và nông thôn? Giải thích? (?) Để nâng cao chất lượng cuộc sống cần có những biện pháp

File đính kèm:

  • docGiao an DIa ly 9 Tien.doc
Giáo án liên quan