BÀI 12:
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Nắm được tên của các ngành Cn trọng điểm của nước ta và một số trung tâm CN chính của các ngành này.
-Biết được hai khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta là ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.
-Biết được hai trung tâm CN lớn nhất của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
-Có kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu CN, kĩ năng đọc và phân tích bản đồ CN Việt Nam.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6- Tiết 12
Bài 12:
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Ngày soạn: 18/ 9/ 2007
Ngày dạy: 28/ 9/ 2007
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Nắm được tên của các ngành Cn trọng điểm của nước ta và một số trung tâm CN chính của các ngành này.
Biết được hai khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta là ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Biết được hai trung tâm CN lớn nhất của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Có kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu CN, kĩ năng đọc và phân tích bản đồ CN Việt Nam.
Phương tiện
Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về các hoạt động CN ở nước ta.
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
Atlát Địa lí Việt Nam.
Hoạt động trên lớp
Kiểm tra bài cũ
Cho biết vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển và phân bố CN ở nước ta?
Trình bày ảnh hưởng của nhân tố kinh tế-xã hội đến sự phát triển và phân bố CN?
Bài mới.
Mở bài:
Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, CN giữ vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và đời sống xã hội. Vậy ngành CN nước ta có cơ cấu ngành như thế nào? Các ngành CN trọng điểm phân bố và phát triển như thế nào? Các trung tâm CN lớn phân bố ở đâu? Đó là những vấn đề của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: cá nhân
? Hãy cho biết cơ cấu CN phân theo thành phần kinh tế ở nước ta?
GV (mở rộng):
Trước đây cơ sở nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối.
Nhờ kết quả chính sách mở của thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 35,3% (2002).
Cơ sở ngoài nhà nước chiếm 26,4% giá trị sx CN (2002).
GV: Yêu cầu HS đọc khái niệm “ ngành CN trọng điểm”
? Dựa vào hình 12.1 hãy sắp xếp các ngành CN trọng điểm của nước ta theo thứ tự từ lớn đến nhỏ?
HS: phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
GV: Dùng bảng phụ để khắc sâu kiến thức cho HS:
(Phần phụ lục)
HĐ 2: Cá nhân/nhóm
Buớc 1: GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận và phân công nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu ngành CN khai thác nhiên liệu.
Nhóm 2: CN Điện
Nhóm 3: CN chế bíên lương thực –thực phẩm.
Nhóm 4: CN Dệt may.
Nhóm 5: CN Hoá chất, Điện tử-cơ khí.
Nhóm 6: CN VLXD và Luyện kim.
Buớc 2: HS thảo luận theo nhóm của mình , GV hướng dẫn HS làm việc.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận theo mẫu sau:
Tên ngành
Điều kiện phát triển
Tình hình phát triển
Phân bố
Khai thác nhiên liệu
Điện
Chế biến lt-thực phẩm
Dệt may
Các ngành khác
? Yêu cầu HS lên xác định vị trí của từng trung tâm CN trên lược đồ.
GV mở rộng một số kiến thức cho HS biết thêm:
VD: + SL điện bình quân của VN là: 510 kWh-2003
+ TG là 2.156 kWh
+ Các nước phát triển: 7.336 kWh.
+ Đang phát triển là: 810 kWh
* Chế biến lt-tp chiếm 40% kim ngạch XK.
+ Hàng thuỷ sản: 2003 là 2,2 tỉ USD.
+ Thịt chế biến: 2003 là 27,3 triệu USD
+ Rau quả hộp : 2003 là 151 triệu USD
HĐ cá nhân:
? Dựa vào hình 12.3 trong SGK hãy xác định vùng có mức độ tập trung Cn cao nhất cả nước và hai trung tâm CN lơn nhất cả nước?
I- cơ cấu ngành CN
- Gồm khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- CN nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Một số ngành CN trọng điểm đã được hình thành và phát triển.
II- các ngành CôNg nghiệp trọng điểm
1. CN khai thác nhiên liệu
- Khai thác than: từ 15-20 triệu tấn than /năm- 90% ở Quảng Ninh.
- Khai thác dầu khí: khoảng 16 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỉ m3 khí ở Bà Rịa –Vũng Tàu.
2. CN Điện
- Thuỷ điện : HB, Y-a-ly, Trị An
- Nhiệt điện: than, khí đốt
- Sản lượng tăng nhanh.
3. Một số ngành Cn nặng khác
-Trung tâm cơ khí điện tử lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, HN, ĐN.
- Trung tâm CN hoá chất: HCM, HN, BH, Việt Trì - Lâm Thao.
4. CN chế biến lt-tp
- Có tỉ trọng cao nhất, phân bố rộng khắp cả nước.
- Có nhiều thế mạnh phát triển.
5. CN Dệt
- Nguồn lao động dồi dào
- Đang phát triển mạnh, đặc biệt là tại TPHCM, HN, Nam Định
IIi- các trung tâm kinh tế
Hai vùng TW nhiều nhất: ĐBSH và ĐNB.
Hai trung tâm lớn nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Củng cố, dặn dò
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Làm bài tập củng cố trong SGK.
Làm bài tập về nhà trong Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 13 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 12.doc