Giáo án Địa lý khối 9 bài 15: Thương mại và du lịch

 BÀI 15:

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm vững đặc điểm sự phát triển và phân bố du lịch và thương mại của nước ta.

-CM được Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm du lịch và thương mại lớn nhất cả nước.

-Nắm được các tiềm năng du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước.

-Rèn kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ du lịch. Kỹ năng phân tích bảng số liệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 15: Thương mại và du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8- Tiết 15 Bài 15: Thương Mại và Du lịch Ngày soạn: 06/ 10 / 2008 Ngày dạy: 14/ 10/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm vững đặc điểm sự phát triển và phân bố du lịch và thương mại của nước ta. CM được Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm du lịch và thương mại lớn nhất cả nước. Nắm được các tiềm năng du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước. Rèn kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ du lịch. Kỹ năng phân tích bảng số liệu. Phương tiện Atlát Địa lí Việt Nam. Bản đồ du lịch Việt Nam. Tranh ảnh về các địa danh du lịch của nước ta. Hoạt động trên lớp Kiểm tra bài cũ Trong các loại hình GTVT ở nước ta loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao? Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet có ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế-xã hội nước ta? Bài mới. Mở bài: Ngành thương mại và du lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện phát triển ngành du lịch và thương mại. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bài 15 để thấy rõ hơn điều này. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: nhóm/cặp GV: Câu nói của cha ông ta về vai trò của ngành thương mại. (Phi thương bất phú) Nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: ? Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình cho biết: Hiện nay các hoạt động nội thương ở nước ta có sự chuyển biến như thế nào? Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất? Gợi ý: Thay đổi căn bản, thị trường thống nhất, hàng hoá nhiều Kinh tế tư nhân, tập thể chiếm 81% cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ. ? Quan sát biểu đồ hình 15.1 hãy nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương? Giải thích tại sao? HS: phát biểu, GV chuẩn kiến thức. ? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những điều kiện gì để trở thành các trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta? GV: nêu một số hạn chế của ngành nội thương của nước ta hiện nay: phân tán, manh mún, cơ sở vật chất còn lạc hậu. ? Cho biết vai trò của ngành ngoại thương đối với nền kinh tế của nước ta hiện nay? Giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Đởi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Cải thiện đời sống GV: kết luận ? Quan sát hình 15.6 và nêu nhận xét và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Gạo cá tra, cá ba a, tôm. Hàng may mặc giầy da, thêu ren Than đá, dầu thô Xuất khẩu lao động đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho nước ta. HS trả lời, Gv kết luận ? Hiện nay chúng ta nhập khẩuchủ yếu là các mặt hàng nào? ? Hãy cho biết hiện nay chúng ta buôn bán nhiều nhất với thị trường nào? Tại sao? Thị trường có tính truyền thống, Vị trí đại lí thuận lợi thị hiếu có nhiều điểm tương đồng. HĐ nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một số VD về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Liên hệ tìm hiểu tài nguyên du lịch ở địa phương. Bước 2: HS thảo luận tho nhóm trong thời gian là 4p Bước 3: HS đại diện cho nhóm lên trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức. (Dùng bảng trong phần phụ lục) GV: một số hạn chế về du lịch của nước ta: cơ sở vật chất, trình độ lao động, quảng bá du lịch, các hình thức du lịch còn nghèo nàn I- thương Mại 1. Nội thương - Nội thương phát triển với hàng hoá phong phú đa dạng. - Mạng lưới lưu thông hàng hoá có ở khắp mọi địa phương. - HN và TP HCM là hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước. 2. Ngoại thương - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta. - Các mặt hàng xk chủ lực của nước ta là: nông-lâm-thuỷ sản, CN nhẹ, khai khoán, tiểu thủ CN. - NK: máy móc, thiết bị, nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng - Thị trường châu á TháI Bình Dương. II- Du lịch - Du lịch có nhiều tiềm năng phát triển. Củng cố, dặn dò Đọc phần ghi nhớ SGK. GV dùng bản đồ Du lịch để rèn luyện kỹ năng cho HS. Làm bài tập về nhà trong Tập bản đồ. Đọc trước bài 16 ở nhà và chuẩn bị dụng cụ thực hành gồm: + Thước kẻ, giấy bút, máy tính Phụ lục Tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Tài nguyên du lịch tự nhiên Phong cảnh đẹp Hạ Long, Phong Nha, Sa pa, Đà Lạt, Lăng Cô, Non Nước, Hồ Ba bể, Tam Đảo Bãi tắm đẹp Trà Cổ, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu Khí hậu tốt NĐHM: Sa pa, Đà Lạt Động- thực vật 27 VQG: Tràm Chim, Cúc Phương, Ba Vì, Cát Tiên, Đà Lạt, Y-oóc-đônvà 44 khu bảo tồn. Tài nguyên du lịch nhân văn Các công trình kiến trúc Chùa Tây Phương, Tháp Chàm, Toà Thánh Tây Ninh, Cố đô Huế, Văn Miếu Lễ hội dân gian Chùa Hương, Hội đèn Hùng, Chọi Trâu, Yên Tử, Ka tê (Ninh Thuận) Di tích lịch sử Cố Đô Huế, Đô thị cố Hội An, Dinh Độc Lập. Côn Đảo, Bến Nhà Rồng. Làng nghề truyền thống Lụa Hà Đông, gốm Bát tràng, Son mài, chạm bạc Đồng Sâm Văn hoá dân gian Các món ăn dân tộc. Hát đối đáp, hát quan họ, hát chèo, xoan, cải lương Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docbai 15.doc
Giáo án liên quan