Giáo án Địa lý khối 9 bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm vững đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

-Nắm vững các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm dân cư-kinh tế- x-hội của vùng từ đó thấy được các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng.

-Những thuận lợi và khó khăn cơ bản cho phát triển kinh tế của vùng.

-Đọc bản đồ, átlát, tranh ảnh và sơ đồ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10- Tiết 19 sự phân hoá lãnh thổ Bài 17: vùng trung du và miền núi bắc bộ Ngày soạn: 13/ 10 / 2007 Ngày dạy: 22/ 10/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm vững đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Nắm vững các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm dân cư-kinh tế- xã hội của vùng từ đó thấy được các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản cho phát triển kinh tế của vùng. Đọc bản đồ, átlát, tranh ảnh và sơ đồ. Phương tiện Atlát Địa lí Việt Nam. Lược đồ tự nhiên vùng TD và MN Bắc Bộ và vùng ĐBSH. Tranh ảnh về các địa danh du lịch của vùng, các mỏ khoáng sản, các dân tộc. Hoạt động trên lớp Trả bài kiểm tra Nhận xét đánh giá chung về bài kiểm tra của hs. Nhận xét biểu dương các bài làm tốt Nhắc nhở những HS chuẩn bị bài và làm bài chưa tốt. Chữa đề cho HS. Bài mới. Mở bài: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng đồi núi rất rộng lớn của nước ta. Đây cũng là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế trong vùng. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân/cặp Bước q: HS dựa vào SGK: Xác định vị trí của vùng ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. * Chuyển ý: Ngoài vị trí địa lí có nhiều thuận lợi vùng cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. HĐ 2: Nhóm /cặp Bước 1: ? Dựa vào hình 17.1 hoặc átlát Địa lý Việt Nam, bảng 17.1 và vốn hiểu biết của mình hãy cho biết: Vùng gồm mấy tiểu vùng? Sự khác biệt giữa tiểu vùng Đông bắc và Tây bắc. Xác định trên bản đồ vị trí các mỏ: Than, sắt, apatit, các sông có tiềm năng thuỷ điện lớn như: sông Lô, song Chảy, sông Đà.. Những khó khăn về tự nhiên đối với đời sống và sản xuất của nhân dân? Bước 2: HS trả lời, Gv kết luận HĐ nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi sau: ? Dựa vào kênh chữ, bảng 17.2 và tranh ảnh hãy cho biết: Trung du và miền núi Bắc Bộ có những dân tộc nào? Nêu những thuận lợi về dân cư của vùng? Nhận xét sự chênh lệch trình độ phát triển dân cư –xã hội của hai tiểu vùng? Bước 2: HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 4p Bước 3: HS đại diện cho nhóm lên trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức. I- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - S: 100.965 km2, chiếm 30,7% S cả nước. - Thuận lợi cho giao lưu kinh tấ trong và ngoài nước, phát triển kihn tế biển. II- điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Thiên nhiên có sự khác nhau giữa Tây Bắc và Đông Bắc. - Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, giàu khoáng sản, trữ lượng thuỷ năng lớn, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho cây trồng phát triển. Có nhiều điều kiện phát triểnkinh tế biển. - Khó khăn: + Địa hình núi cao, hiểm trở. + Khí hậu thất thường. + nhiều khoáng sản có trữ lượng nhỏ. + Chất lượng môi trường giảm sút. iii- Đặc điểm dân cư- xã hội - Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. - Có sự chênh lệch lớn giữa Tây Bắc và Đông Bắc. - Đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện. Củng cố, dặn dò Đọc phần ghi nhớ SGK. GV dùng bản đồ để rèn luyện kỹ năng cho HS. Làm bài tập về nhà trong Tập bản đồ. Đọc trước bài 18 ở nhà. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 17.doc