Giáo án Địa lý khối 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bài 8:

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

Tuần 4-Tiết 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

- Biết cơ cấu và xu hướng thay đổi cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta.

- Hiểu và trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của nước ta.

- Biết phân tích: Bảng số liệu, sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng.

- Biết đọc lược đồ, bản đồ nông nghiệp Việt Nam.

- Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: sự phát triển và phân bố nông nghiệp Tuần 4-Tiết 8 Ngày soạn: 10/9/2008 Ngày dạy: 18/9/2008 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Biết cơ cấu và xu hướng thay đổi cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta. - Hiểu và trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của nước ta. - Biết phân tích: Bảng số liệu, sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng. - Biết đọc lược đồ, bản đồ nông nghiệp Việt Nam. - Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Trọng tâm: Sự phân bố sản xuất nông nghiệp. II. Các thiết bị dạy học - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam (nếu có) - Atlat địa lý Việt Nam. - Bảng 1: Ngành trồng trọt, bảng II: ngành chăn nuôi (trống). - Một số tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp của nước ta. III. Các hoạt động trên lớp Vào bài: - GV nói: Giờ trước, chúng ta đã nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Em nào nhắc lại: Các nhân tố tự nhiên? Các nhân tố kinh tế - xã hội? - HS trả lời, GV ghi lên góc bảng các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội để làm cơ sở phân tích nội dung của bài mới. - GV dẫn dắt vào bài mới: Các nhân tố này đã chi phối sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta như thế nào ? Để hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay. A. Ngành trồng trọt HĐ1: Cá nhân: Bước 1: GV nêu nhiệm vụ Dựa vào bảng 8.1, em hãy cho biết: + Ngành trồng trọt gồm những nhóm cây trồng nào ? + Nhận xét sự thay đổi tỷ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? Bước 2: HS làm việc độc lập. Bước 3: HS trình bày kết quả và chuẩn kiến thức. - Gồm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu. - Tỷ trọng cây lương thực và cây ăn quả có xu hướng giảm, cây công nghiệp có xu hướng tăng. Chuyển ý: Vậy mỗi nhóm cây có đặc điểm phát triển và phân bố như thế nào, chúng ta tiếp tục nghiên cứu. HĐ 2: Nhóm Bước 1: GV Chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1: Phiếu học tập số 1: Cây lương thực. Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: Cây công nghiệp. Nhóm 3: Phiếu học tập số 3: Cây ăn quả. Bước 2: HS làm việc theo nhóm. Bước 3: Thảo luận cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, chỉ bản đồ, các nhóm khác bổ xung, GV chuẩn kiến thức. - GV hỏi: + Giải thích vì sao ngành trồng lúa đạt được những thành tựu trên? + Trong hai vùng trọng điểm, vùng nào là vựa lúa lớn nhất của nước ta? Vì sao? - GV yêu cầu cả lớp mở bảng 8.3 trong SGK và hướng dẫn HS quan sát, từ đó đưa ra kết luận nhìn chung cây công nghiệp dài ngày được trồng chủ yếu ở miền núi và cao nguyên, cây công nghiệp ngắn ngày được trồng chủ yếu ở các đồng bằng. - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ bản đồ sự phân bố của cây công nghiệp và trả lời câu hỏi: Tại sao Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp? Chuyển ý: Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu xong tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt, đây là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới như; gạo, cà phê, cao su Bây giờ chúng ta chuyển sang nghiên cứu phần II để tìm hiểu sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi. B. Ngành chăn nuôi HĐ 3: Cả lớp - GV trình bày khái quát vị trí của ngành chăn nuôi: chiếm tỷ trọng chưa cao song đã đạt được một số thành tựu đáng kể. - GV hỏi: Nước ta nuôi những con gì là chính? - GV treo bảng 2 (trống) và yêu cầu học sinh kẻ nhanh bảng vào vở. - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về nội dung cần điền vào bảng thống kê (đã kẻ). - GV gọi một HS lên điền kết quả vào bảng đã kẻ sẵn ở trên bảng, các HS khác nhận xét. - HS lên chỉ bản đồ vùng phân bố của ngành chăn nuôi lợn và trả lời câu hỏi: Lợn được nuôi nhiều nhất ở đâu? Vì sao? - Hỏi: Theo em ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đang gặp phải khó khăn gì? IV. Đánh giá 1. Chọn và sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. Giải thích vì sao lại sắp xếp như vậy? A B 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Đồng bằng Sông Hồng. 3. Tây Nguyên. 4. Đồng bằng Sông Cửu Long. 5. Đông Nam Bộ a. Lúa, dừa, mía, cây ăn quả. b. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, bông. c. Lúa, đậu tương, đay, cói. d. Chè, đậu tương, lúa, ngô, sắn. e. Cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả. 2. HS lên chỉ bản đồ: - Các vùng trọng điểm trồng lúa. - Các vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp. - Các vùng trọng điểm trồng cây ăn quả. V. Hoạt động nối tiếp GV hướng dẫn vẽ biểu đồ bài số 2 trang 37 và yêu cầu HS về làm bài tập số 2 vào vở. VI. Phụ lục Phiếu học tập số 1: Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực 1. Dựa vào bảng 8.2 hoặc Atlat dịa lý Việt Nam (tr.13), hình 8.2 và kênh chữ trong SGK, kiến thức đã học, điền tiếp nội dung vào chỗ chấm () a) Cơ cấu ngành trồng cây lương thực gồm: b) Thành tựu của sản xuất lúa + So sánh năm 2002 với năm 1980: Diện tích tăng . lần. Năng suất tăng .... lần. Sản lượng tăng . lần. Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng .. lần. Nhận xét chung: . + Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ mấy thế giới? . c) Phân bố cây lúa . Hai vùng trọng điểm lúa: . 2. Giải thích vì sao cùng điều kiện tự nhiên đó, trước đây nước ta thiếu ăn, nay thừa gạo xuất khẩu? . Phiếu học tập số 2: Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp 1. Dựa vào bảng 8.3 hoặc Atlat dịa lý Việt Nam (tr.13) trong SGK, kiến thức đã học, điền tiếp nội dung vào chỗ chấm () a) Cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp b) Thành tựu trong sản xuất cây công nghiệp: . c) Phân bố: - Cây công nghiệp hàng năm: . - Cây công nghiệp lâu năm: . Hai vùng trọng điểm: . 2. Vì sao dừa là cây công nghiệp lâu năm lại phân bố nhiều ở đồng bằng Sông Cửu Long? . Phiếu học tập số 3: Tình hình sản xuất và phân bố cây ăn quả 1. Dựa vào bảng 8.2. hoặc Atlat dịa lý Việt Nam (tr.13) và thông tin SGK kết hợp với sự hiểu biết, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm () a) Cơ cấu cây ăn quả - Một số cây ăn quả của miền Bắc: - Một số cây ăn quả của miền Nam: b) Thành tựu: . c) Phân bố: . Hai vùng trọng điểm của cây ăn quả: . 2. Vì sao có sự khác nhau về các loại cây ăn quả ở miền Bắc và miền Nam? - Vì sao hai vùng trọng điểm cây ăn quả lại tập trung ở phía Nam? . Thông tin phản hồi cho các phiếu học tập số 1, 2, 3 Bảng 1: 1 Ngành trồng trọt Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả Cơ cấu - Lúa - Hoa màu: Ngô, khoai, sắn - Cây hàng năm: Lạc, đậu, mía, đay - Cây lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu Phong phú và đa dạng: cam, táo, bưởi, nhãn, vải, sầu riêng Thành tựu - Mọi chỉ tiêu đều tăng => đủ ăn và xuất khẩu (xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới) Tỷ trọng tăng từ 13 - 23%. - Ngày càng phát triển. Vùng trọng điểm - ĐB Sông Hồng - ĐB Sông Cửu Long - Đông Nam Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - ĐB Sông Cửu Long Câu 2 của phiếu 1: Do đường lối chính sách của Đảng Nhà nước giao đất giao ruộng cho người nông dân, cung cấp giống mới có năng suất cao, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thị trường Câu 2 của phiếu 2: Dừa là cây nhiệt đới ưa khí hậu nóng ẩm, đất mặn nên trồng nhiều ở đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 2 của phiếu 3: Do khí hậu hai miền khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam nóng quanh năm. Hai vùng trọng điểm tập trung ở phía Nam do khí hậu, đất đai thuận lợi (khí hậu nóng ẩm quanh năm, đất đai màu mỡ, người dân thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường. Bảng 2: II. Ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi Trâu, bò Lợn Gia cầm Vai trò Số lượng Phân bố Thông tin phản hồi bảng 2 Ngành chăn nuôi Trâu, bò Lợn Gia cầm Vai trò Cung cấp sức kéo, thịt, sữa Cung cấp thịt Cung cấp thịt, trứng Số lượng Trâu: 3 triệu con Bò: 4 triệu con 23 triệu con Hơn 215 triệu con Phân bố Trâu: Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bò: Duyên hải Nam Trung Bộ ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long, Trung du Bắc Bộ. Đồng bằng.

File đính kèm:

  • docBai 8.doc