Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 14 - Bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Tiết 14 - Bài 13 THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ

TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần.

1. Kĩ năng

*Chuẩn:

 - Đọc bản đồ sông ngòi, địa hình. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.

 - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi.

*Nâng cao: - Xếp các dãy núi và đỉnh núi vào các vùng núi tương ứng.

2 Kiến thức

*Chuẩn kiến thức:

 - Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.

*Nâng cao:

 -Rút ra những chú ý khi điền các dãy núi và đỉnh núi vào lược đồ trống.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 14 - Bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn11/11/2013Ngày dạy 19/11/2013 Tiết 14 - Bài 13 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần. 1. Kĩ năng *Chuẩn: - Đọc bản đồ sông ngòi, địa hình. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ. - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi. *Nâng cao: - Xếp các dãy núi và đỉnh núi vào các vùng núi tương ứng. 2 Kiến thức *Chuẩn kiến thức: - Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi. *Nâng cao: -Rút ra những chú ý khi điền các dãy núi và đỉnh núi vào lược đồ trống. II.CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Đàm thoại, gợi mở./Hỏi và trả lời, đặt câu hỏi. -Thảo luận. thuyết trình tích cực./Chia nhóm, giao nhiệm vụ. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Hình thể Việt Nam - Atlat Địa lí Việt Nam. - Các cánh cung, các dãy núi, các tam giác thể hiện đỉnh núi được vẽ sẵn lên giấy dán. - HS chuẩn bị:Bản đồ trống trên giấy A4, bút màu. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút ) B/Kiểm tra bài cũ: C/Bài mới: Mở bài: (Thời gian 1 phút) *GVchúng ta đã tìm hiểu Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Em hãy nêu các Đặc điểm chung của tự nhiên Việt nam. *HS trả lời. +Đất nước nhiều đồi núi. +Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. +Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. +Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Tất cả các đặc điểm tự nhiên trên đã được thể hiện phần lớn trên bản đồ tự nhiên. Trong thực tiền việc sử dụng bản đồ có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là bản đồ địa hình. Bài thực hành sau đây chúng ta sẽ khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi trên bản đồ. *GV: Em hãy nêu yêu cầu của bài thực hành: - Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam). - Điền vào lược đồ Việt Nam các cánh cung, các dãy núi, một số đỉnh núi. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: Xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên trên bản đồ. Hình thức:nhóm . Thời gian 15 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát.. Bước1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm thực hiên trong thời gian 3 phút. Dựa vào bài tập 1 SGK/56 và Átlát Địa lí Việt Nam trang 13+14. bản đồ địa hình H.6 SGK/31 - Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí: -Rút ra những điểm cần chú ý khi xác định và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ. -Các nhóm lên chọn câu hỏi và phân công thảo luận để chuẩn bị trình bày (Mỗi đội 3 câu) Bước 2: Mỗi nhóm cử 3 thành viên trình bày(chỉ trên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường )các dãy núi và cao nguyên, đỉnh núi, sông nước ta.(Thời gia 40 giây) Bước 3: Gv chuẩn kiến thức. *Chú ý khi xác định các địa danh thì cần quan sát so sánh vị trí của địa danh đó với vĩ tuyến hoặc kinh tuyến hay đường biên giới... Hoạt động 2: Xếp tên các đỉnh núi, các cao nguyên vào các vùng đồi núi tương ứng. (Phần phụ lục 1) Hình thức: cả lớp Thời gian 1 phút Phương pháp/kt: đàm thoại/ động não Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ hình thể VN, Átlát.. Bước 1: GV đưa ra câu hỏi: Em nối cột bên phải với cột bên trái sao cho phù hợp: Bước 2: HS trả lời Bước 3: GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi trên bảng Hình thức: nhóm. Thời gian 5 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ trốngVN, Átlát..hình các dãy núi, đỉnh núi. Bước 1: GV yêu cầu 2 nhóm cử các thành viên lần lượt lên bảng gắn các địa danh vào bản đồ trống trên bảng. HS: Dán các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên bản đồ trốn và rút ra những điểm cần chú ý khi điền các đối tượng địa lí trên bản đồ.(thời gian 3 phút) Bước 2: HS các nhóm khác nhận xét phần bài làm của bạn.. Bước 3: GV nhận xét và đánh giá . Hoạt động 4: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi vào lược đồ đã chuẩn bị. Hình thức: cá nhân. Thời gian 12 phút Phương pháp :thảo luận, thuyết trình Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ trốngVN, Átlát..hình các dãy núi, đỉnh núi. Bước 1: Trước khi HS điền các dãy núi,đỉnh núi vào lược đồ GV yêu cầu HS: -Em hãy cho biết những điểm cần chú ý khi điền các dãy núi và đỉnh núi trên lược đồ. Bước 2: HS trả lời Bước 3; GV chuẩn kiến thức. Bước 4: HS vẽ vào lược đồ trống Việt Nam đã chuẩn bị sẵn. 1.BÀI TẬP 1 a/Xác định vị trí. *Các dãy núi, cao nguyên: -Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. -Cao nguyên đá vôi: Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải -Cao nguyên bazan: Plâycu, Daklak, Mơ nông, Di Linh * Các đỉnh núi: Phanxipăng, Khoan La San, Pu Hoạt, Tây Côn Lĩnh, Ngọc Linh, Puxailaileng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã, ChưYangSin, Langbiang. *Các dòng sông: Hồng, Chảy, Lô, Đà, Thái Bình, Mã, Cả, Hương, Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng, Đồng Nai, Tiền, Hậu *Khi xác định và đọc các đối tượng trên bản đồ cần chú ý: +Yêu cầu của đề bài. +Đọc bản ghi chú: hiểu hệ hống các kí hiệu, ước hiệu trên bản đồ. +Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ. +Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ. +Xác định mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ +Xác định vị trí theo yêu cầu của bài *Xếp các dãy núi và đỉnh núi vào vùng núi tương ứng. - Vùng núi Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phanxipăng, Khoan La San. - Vùng núi Đông Bắc: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, đỉnh Tây Côn Lĩnh. - Vùng núi Bắc Trường Sơn: Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn, Bạch Mã, đỉnh Pu Hoạt, Pu xai lai leng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã. - Vùng núi Nam Trường Sơn: Dãy Trường Sơn Nam, đỉnh Ngọc Linh, Chưyangsin, Lang Biang 2.BÀI TẬP 2. a.Tên lược đồ b. Vẽ kí hiệu -Vẽ đúng kí hiệu dãy núi, cánh cung núi: Chiều rộng của kí hiệu tùy thuộc vào độ cao của núi -Vẽ đúng kí hiệu đỉnh núi: c. Đặt kí hiệu đúng vị trí d. Ghi tên dãy núi, cánh cung núi theo hướng chạy của dãy núi và cánh cung núi, kiểu chữ in hoa không chân,màu đen, cỡ chữ tùy theo độ cao và độ dài của dãy núi. -Ghi tên đỉnh núi dưới kí hiệu đỉnh núi, ngang, thẳng; Ví dụ: 3143m N.PHANXIPĂNG e.Bảng chú giải V. ĐÁNH GIÁ (Thời gian 6 phút ) -HS các bàn đổi bài cho nhau và nhận xét bài của bạn. Bước 1: HS chấm bài theo biểu điểm: -Hình dạng lược đồ, lưới kinh vĩ tuyến : Sai 01 lỗi trừ 0,25 điểm. -Điền tên các địa danh(các nước giáp, tên thành phố, tên đảo, biển, vịnh biển) : đúng vị trí, kiểu chữ. Sai 01 lỗi trừ 0,25 điểm. -Điền tên sông: đúng vị trí, kiểu chữ. Sai 01 lỗi trừ 0,25 điểm. -Điền các dãy núi: các kí hiệu phù hợp tương trưng khái quát cho đặc điểm của dãy núi, đặt đúng vị trí, viết đúng kiểu chữ. Sai 01 lỗi trừ 0,25 điểm. -Điền các đỉnh núi: đúng các kí hiệu của đỉnh núi, đặt đúng vị trí, viết đúng kiểu chữ. Sai 01 lỗi trừ 0,25 điểm Bước 2: GV biểu dương những bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần sửa chữa. Bước 3: GV đặt một số câu hỏi. *GV Em hãy nêu thế mạnh của vùng đồi núi nước ta. +Khóang sản. +Đất trồng. +Rừng. +Đồng cỏ. +Du lịch. +Nguồn thủy năng dồi dào. *GV: Hiên nay và trong tương lai năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống của con người, là nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay nguồn năng lượng truyền thống không phải là vô tận và đang gây ô nhiễm môi trường. Vậy chúng ta phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững.? +Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. +Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng sạch.: Mặt trời, sức gió, địa nhiệt, sinh học *GV Qua bài học hôm nay : +Em đã học được những điều gì? + Những vấn dề nào em cần giải đáp? +Em muốn tiếp tục tìm hiểu vấn đề gì? VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 4 phút ) Hoàn thành bài tập thực hành Chuẩn bị bài 14-Sgk-trang 58: - Tìm hiểu sự suy giảm và suy thoái các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. -Tìm hiểu tình hình khai thác-sử dụng-bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Hải Phòng - Tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường-1993; Luật bảo vệ và phát triển rừng (những biện pháp ðể bảo vệ tài nguyên) VII. PHỤ LỤC Hãy nối các Các dãy núi , đỉnh núi với các vùng núi sao cho phù hợp. Dãy Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn, Bạch Mã, Đỉnh núi Phanxipăng, Khoan La San. Vùng núi Bắc Trường Sơn Vùng núi Nam Trường Sơn .Vùng núi Tây Bắc Vùng núi Đông Bắc Dãy Hoàng Liên Sơn, Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Dãy Trường Sơn Nam Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh. Đỉnh Pu Hoạt, Pu xai lai leng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã. Đỉnh núi Ngọc Linh, Chưyangsin, Lang Biang 1 2 3 4 A B C D E G H I Thông tin phản hồi. Đỉnh núi Phanxipăng, Khoan La San. Dãy Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn, Bạch Mã, Vùng núi Nam Trường Sơn Vùng núi Bắc Trường Sơn .Vùng núi Tây Bắc Vùng núi Đông Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Dãy Trường Sơn Nam Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh. Đỉnh Pu Hoạt, Pu xai lai leng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã. Đỉnh núi Ngọc Linh, Chưyangsin, Lang Biang 1 2 3 4 A B C D E G H I VIII. RÚT KINH MGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGA Dia 12 Bai 13 Thuc hanh.doc