Giáo án Địa lý Lớp 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong Trái Đất - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

 - Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp

 - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất

2. Kĩ năng:

 - Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ hình vẽ).

 - Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu- Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương) trên bản đồ hoặc quả địa cầu.

3.Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Quả địa cầu, các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất (sgk)

2. Học sinh: SGK

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 6A1.6A2.6A3.

6A4.6A5.6A6.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất?

- Nêu hiện tượng ngày đêm ở 2 miền cực?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong Trái Đất - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 01/11/2013 Tiết 12 Ngày dạy: 04/11/2013 BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất 2. Kĩ năng: - Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ hình vẽ). - Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu- Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương) trên bản đồ hoặc quả địa cầu. 3.Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Quả địa cầu, các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất (sgk) 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 6A1........................................6A2..........................................6A3......................................... 6A4........................................6A5..........................................6A6......................................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất? - Nêu hiện tượng ngày đêm ở 2 miền cực? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 1. Hoạt động 1: ( Cá nhân) Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp *Bước 1: Gv giới thiệu về phương pháp tìm hiểu cấu tạo bên trong Trái Đất : địa chấn, trọng lực, địa từ... *Bước 2: - Quan sát H26, cho biết Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp? (Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Nghiên cứu bảng từ trên xuống dưới cho biết các lớp cấu tạo Trái Đất có đặc điểm gì? - Độ dày? Trạng thái? Nhiệt độ? *Bước 3: Gv chuẩn xác kiến thức 2. Hoạt động 2: (cặp) Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất *Bước 1: Hs làm việc cặp trả lời các câu hỏi. - Cho biết cấu tạo của lớp vỏ trái đất? (Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Theo em vỏ Trái Đất liền một khối hay do nhiều mảng ghép lại? - Quan sát hình 27 cho biết có mấy địa mảng chính? Đó là những mảng nào? (7 mảng) - Vậy mảng nào là mảng lục địa, mảng nào là mảng đại dương *Bước 2: Cho biết thể tích và khối lượng của vỏ trái đất? (Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) *Bước 3: Theo em các địa mảng này nằm cố định hay dịch chuyển? *Bước 4: Gv hướng dẫn dấu mũi tên, đường nét đứt.. - Nếu 2 địa mảng di chuyển tách xa nhau sẽ tạo nên khe hở vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương - Nếu 2 địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép nhô lên tạo thành các hệ thống núi, đồng thời sinh ra núi lửa, động đất HS xem tranh ảnh sgk Liên hệ trên quả địa cầu hệ thống núi lửa phân bố ở ven TBD. - Lớp vỏ Trái Đất mỏng nhưng lại có vai trò quan trọng theo em đó là vai trò gì? 1. Cấu tạo bên trong Trái Đất - Các lớp cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất. - Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.( sgk trang 32) 2. Cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. - Cấu tạo: + Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. + Vỏ Trái Đất chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất - Vai trò: Lớp vỏ của Trái đất rất mỏng nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật,...) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. 4. Đánh giá: - Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? - Dùng quả địa cầu đọc tên và xác định các mảng lục địa và các mảng đại dương? 5. Hoạt động nối tiếp: - Đọc bài đọc thêm trang 36 - Làm câu hỏi 1, 2 vào vỡ - Tìm hiểu và xác định vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương IV. PHỤ LỤC: Lớp vỏ Trái Đất Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người. Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan. (sưu tầm-nguồn thienvanbachkhoa.org) V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_6_bai_10_cau_tao_ben_trong_trai_dat_phan.doc