I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa và hậu quả của nó.
- Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất
- Tìm ra giải pháp để hạn chế ô nhiễm
2. Kĩ năng:
- Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Vẽ biểu đồ về một số vấn đề MT ở đới ôn hòa
3.Thái độ:
- Ủng hộ các biện pháp BVMT, chống ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí
- Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến MT không khí và MT nước
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, nước (sgk)
2. Học sinh: Thước kẽ, bút chì để vẽ biểu đồ, sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp học:
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1 7A2 7A3 . 7A4 . .
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa?
- Nêu các vấn đề nảy sinh do sự phát triển nhanh của đô thị gây ra?
3.Bài mới:
Khởi động: Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 GV khẳng định: Ô nhiễm môi trường đang là điều nhức nhối không chỉ riêng ở đới ôn hòa mà đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Vậy nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do đâu? Hậu quả nó để lại ra sao? Và phải ngăn chặng nó bằng cách nào? Đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 17/10/2013
Tiết 19 Ngày dạy: 20/10/2013
BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa và hậu quả của nó.
- Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất
- Tìm ra giải pháp để hạn chế ô nhiễm
2. Kĩ năng:
- Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Vẽ biểu đồ về một số vấn đề MT ở đới ôn hòa
3.Thái độ:
- Ủng hộ các biện pháp BVMT, chống ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí
- Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến MT không khí và MT nước
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, nước (sgk)
2. Học sinh: Thước kẽ, bút chì để vẽ biểu đồ, sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp học:
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1 7A2 7A3 . 7A4...
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa?
- Nêu các vấn đề nảy sinh do sự phát triển nhanh của đô thị gây ra?
3.Bài mới:
Khởi động: Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 GV khẳng định: Ô nhiễm môi trường đang là điều nhức nhối không chỉ riêng ở đới ôn hòa mà đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Vậy nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do đâu? Hậu quả nó để lại ra sao? Và phải ngăn chặng nó bằng cách nào? Đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1.Hoạt động 1: ( Cặp)
Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí, nguyên nhân hậu quả của nó
*Bước 1:
HS quan sát H16.3, 16.4 , 17.1
*Bước 2:
- 3 bức ảnh có chung một chủ đề gì ?
- 3 bức ảnh cảnh báo điều gì trong khí quyển ?
- Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ?
*Bước 3:
GV khi bắt đầu cuộc cách mạng CN lượng CO2 tăng nhanh, các trung tâm CN châu Mỹ, châu Âu thải hàng chục tỉ tấn CO2 . Trung bình 700 -> 900 tấn/km2/năm
- Ngoài ra còn nguồn ô nhiễm nào?
( do các hoạt động tự nhiên: bão cát, lốc bụi, núi lửa
cháy rừng, quá trình phân hủy xác đv - tv.)
- Không khí bị ô nhiễm gây nên những hậu quả gì?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
GV: Các nước trên thế giới kí nghị định thư kiôtô để bảo vệ bầu khí quyển trong lành
2.Hoạt động 2: ( nhóm)
Biết được hiện trạng ô nhiễm nước, nguyên nhân hậu quả của nó
*Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát hai bức tranh H17.3, 17.4 SGK, qua hai bức tranh nói lên hiện trạng gì
*Bước 2:
HS hoạt động nhóm
N1+2: Tìm nguyên nhân của ô nhiễm nước sông ngòi
N3+4: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển
N5+6: Hậu quả của ô nhiễm tới thiên nhiên và sông ngòi
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả- nhóm khác nhận xét bổ sung
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận của nhóm trả lời)
*Bước 3:
Gv chuẩn xác lại kiến thức - cho điểm các nhóm
*Bước 4:
GV giải thích:
- Thủy triều đỏ: Dư thừa lượng đạm và nitơ trong nước thải sinh hoạt, phân hóa học -> tảo biển chết
-> gây cảng trở giao thông ảnh hưởng hệ sinh thái. Ô nhiễm nặng các vùng ven bờ
- Thủy triều đen: Sự ô nhiễm dầu mỏ nghiêm trọng, màng của váng dầu tiếp xúc với nước và không khí làm cho thức ăn của động vật biển suy giảm
Váng dầu cùng một số chất độc hại khác hòa tang vào nước lắng xuống sâu -> gây tác hại HST dưới sâu, hủy diệt sự sống trên biển và ven biển
-> Biện pháp: Xử lý nước thải
1. Ô nhiễm không khí.
- Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
- Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông thải khói bụi vào không khí
- Hậu quả:
+Tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao khí thải còn làm thủng tầng ôdôn
2. Ô nhiễm nước.
- Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: Nước sông, nước biển, nước ngầm
(Phụ lục)
4. Đánh giá:
- Trình bày nguyên nhân, hậu quả gây ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa?
- Hướng dẫn hs làm bài tập sgk
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học và trả lời câu hỏi sgk
- Ôn lại kiến thức cách nhận biết đặc điểm khí hậu qua biểu đồ
IV. PHỤ LỤC:
Ô nhiễm nước sông, hồ,nước ngầm
Ô nhiễm biển
Nguyên nhân
- Hóa chất thải ra từ các nhà máy
- Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng
- Chất thải nông nghiệp...
- Váng dầu
- Các chất độc hại bị đưa ra biển
Hậu quả
Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_bai_17_o_nhiem_moi_truong_o_doi_on_hoa.doc