BÀI 2:
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được:
-Khái niệm về mật độ dân số và cách tính mật độ dân số.
-Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới.
-Các chủng tộc trên thế giới. Đặc điểm hình thái và sự phân bố các chủng tộc.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 2
Bài 2:
Sự phân bố dân cư.
các chủng tộc trên thế giới
Ngày soạn: 02/ 8/ 2008
Ngày dạy: 12/ 8/ 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần nắm được:
Khái niệm về mật độ dân số và cách tính mật độ dân số.
Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Các chủng tộc trên thế giới. Đặc điểm hình thái và sự phân bố các chủng tộc.
Phương tiện
Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới.
Bản đồ tự nhiên và kinh tế thế giới.
Một số tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Chúng ta đều biết dân số thế giới rất đông và tăng nhanh để lại những hậu quả nặng nề cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Dân số thế giới cũng phân bố rất không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Dân cư trên thế giới cũng có những đặc điểm hình thái rất khác nhau do điều kiện tự nhiên qui định.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cả lớp
Gv: Cho HS đọc nội dung phần 1-SGK
? Muốn đánh giá mức độ tập trung dân cư tại một địa phương người ta dùng chỉ tiêu nào? Nêu cách tính?
( - Dựa vào chỉ tiêu về mật độ dân số.
- Lấy tổng số dân chia cho tổng diện tích lãnh thổ được MĐDS (người/km2)
? Quan sát hình 2.1 cho biết:
+ Tình hình phân bố dân cư trên thế giới có đều không?
( Không đồng đều)
+ Khu vực nào tập trung đông dân cư? Tại sao?
(Ven biển, khí hậu thuận hoà, đất đai màu mỡ, địa hình thuận lợi cho giao thông vận tải, kinh tế phát triển)
+ Khu vực nào có dân cư thưa thớt? Nguyên nhân?
(Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc, địa hình hiểm trở, kinh tế kém phát triển)
HS: Trả lời, Gv đối chiếu với bản đồ kinh tế thế giới và bản đồ tự nhiên để chuẩn xác lại kiến thức HS vừa nêu.
GV: Mở rộng: Hiện nay nhờ các thành tựu KHKT mà con người có thể sống ở nhiều nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Nam Cực, hoang mạc, núi cao
HĐ 2: Nhóm
Buớc 1: GVcho HS đọc khái niệm “chủng tộc” trong phần thuật ngữ trang 186 - SGK.
GV chia HS thành các nhóm để thảo luận.
? Trên thế giới có các chủng tộc chính nào? Đặc điểm hình thái chủ yếu và sự phân bố của các chủng tộc.
- Môn-gô-lô-it: Da vàng, tóc đen, mắt đen
- Nê-grô-it: Da đen, mắt đen, tóc đen và xoăn
- Ơ-rô-pê-ô-it: da trắng, tóc đen, vàng, bạch kimmắt đen, xanh, nâu
Buớc 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
GV: Bổ sung thêm kiến thức:
-Chủng tộc Môn-gô-lo-it chiếm khoảng 40% dân số thế giới
- Chủng tộc Nê-grô-it chiếm khoảng 12% dân số TG
-Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm khoảng 50% dân số.
- Khái niệm chủng tộc là khái niệm hoàn toàn mang tính tự nhiên, cần chống lại mọi biểu hiện phân biệt chủng tộc trên thế giới.
- Tổng thống Nam Phi N.Manđêla là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi- đánh dấu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên thế giới.
1- sự phân bố dân cư
- MĐDS: số dân trung bình sống trên một diện tích lãnh thổ (số người/km2)
-Dân cư thế giới phân bố rất không đồng đều:
+ Đông đúc ở: Tây Âu, Đông á, Nam á, Đông Nam á, Đông bắc Hoa Kì,
+ Thưa thớt: Bắc á, bắc Canada, Ôxtrâylia, Bắc Phi
2. Các chủng tộc trên thế giới
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it: châu á
- Chủng tộc Nê-grô-it: châu Phi
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: châu Âu
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố trong SGK.
? Dân cư thế giới sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao?
? Căn cứ vào đâu mà người ta chia ra các chủng tộc trên thế giới?
? Tính MĐDS của các nước trong bảng sau đây (năm 2001):
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
MĐDS (người/km2)
Việt Nam
330.991
78,7
Trung Quốc
9597000
1273,3
In-đô-nê-xi-a
1919000
206,1
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Học bài ở nhà theo các câu hỏi trong SGK và Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 3 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 02.doc