Giáo án Địa lý lớp 7 bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Bài 24

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm được các đặc điểm kinh tế cổ truyền ở vùng núi.

-Các điều kiện tạo ra sự biến đổi kinh tế ở miền núi và các ngành kinh tế hiện đại.

II- PHƯƠNG TIỆN

-Hình ảnh một số sản phẩm kinh tế cổ truyền của các dân tộc miền núi

-Hình ảnh các khu du lịch nổi tiếng ở vùng núi tại VN.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13- Tiết 26 Bài 24 Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi Ngày soạn: 07 / 10 2007 Ngày dạy: 15/ 11/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được các đặc điểm kinh tế cổ truyền ở vùng núi. Các điều kiện tạo ra sự biến đổi kinh tế ở miền núi và các ngành kinh tế hiện đại. Phương tiện Hình ảnh một số sản phẩm kinh tế cổ truyền của các dân tộc miền núi Hình ảnh các khu du lịch nổi tiếng ở vùng núi tại VN. Hoạt động trên lớp Mở bài: Vùng núi chiếm diện tích lớn trên thế giới, có dân cư thưa thớt song lại là nơi có nhiều ngành kinh tế rất độc đáo, các sản phẩm kinh tế của vùng núi thường có giá trị văn hoá tiêu biểu cho từng dân tộc. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bộ mặt kinh tế- xã hội ở vùng núi đã có nhiều thay đổi. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân GV hướng dẫn HS đọc nội dung phần 1-SGK và quan sát hình 24.1, 24.2, cho biết: ? Một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi và các sản phẩm tiêu biểu? ? Tại sao nói các sản phẩm thủ công của các dân tộc vùng núi lại rất độc đáo? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. ( Do đặc điểm tài nguyên, môi rường, tập quán, truyền thống sản xuất của các dân tộc trên các vùng núi rất khác nhau. Điều kiện giao thông khó khăn đã làm cho các dân tộc ở vùng núi phát triển khá biệt lập và do đó các sản phẩm của họ mang bản sắc văn hoá dân tộc rất độc đáo) - Sản phẩm thủ công của các dân tộc miền núi ở VN: Khăn Piêu, thổ cẩm, nhạc cụ, đồ trang sức... HĐ 2: Nhóm ? Dựa vào kênh chữ trong SGK và kênh hình ở mục 2, kết hợp với vốn hiểu biết của em hãy cho biết bộ mặt kinh tế-xã hội giai đoạn hiện nay so với trước đây có gì thay đổi? HS: lên trả lời, GV chuẩn kiến thức. ? Tại sao sự xuất hiện của các tuyến đường giao thông, các nhà máy điện lại có ý nghĩ to lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội ở vùng núi? (Giao thông thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế. Các nhà máy điện cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế) HĐ nhóm: HS thảo luận câu hỏi: Khi phát triển kinh tế-xã hội ở vùng núi đã đặt ra rất nhiều vấn đề bức thiết ở trong vùng. Theo em đó là nhũng vấn đề gì? HS: thảo luận trong 3p sau đó cử HS trả lời câu hỏi. GV chuẩn kiến thức. GV: đây cũng chính là các vấn đề của MT vùng núi: 1. Bảo vệ rừng, chống xói mòn đất đai. 2. Chống ô nhiễm MT 3. Bảo vệ đa dạng sinh học. 4. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 1- hoạt động kinh tế cổ truyền. - Trồng trọt, chăn nuôi với quy mô nhỏ. - Khai thác chế biến lâm sản. - Nghề thủ công, dệt, hàng mỹ nghệ - Có tính chất tự cung tự cấp và rất độc đáo. 2. Sự thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội - Nguyên nhân: Sự xuất hiện của các tuyến đường giao thông vận tải, các nhà máy thuỷ điện... - Hoạt động kinh tế hiện đại: + Khai khoáng. + Điện + Du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao... - Sự xuất hiện các khu dân cư mới. - Những thay đổi: + Diện tích rừng suy giảm + Ô nhiễm MT + Mai một bản sắc văn hoá dân tộc Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố trong phần bài tập SGK. ? Hãy nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền tiêu biểu ở miền núi? Tại sao các hoạt động đó thường hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc? Làm bài tập trong Tập bản đồ

File đính kèm:

  • docBai 24.doc