Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải

1. Kiến thức:

- Hiểu và nắm vững hơn sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân hình thành chúng.

- Nắm được cách phân tích 1 biểu đồ khí hậu ở châu Phi và đặc điểm khí hậu của từng địa điểm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu của 1 địa điểm

- Xác định được vị trí địa điểm đó trên bản đồ.

3. Thái độ:

Có ý thức học tập tích cực, tự giác

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Phi, lược đồ môi trường tự nhiên Châu Phi

2. Học sinh: SGK

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học

7A1 7A2 7A3 . 7A4 . .

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu đặc điểm khí hậu của châu phi. Tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi? Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ?

3. Bài mới:

 Khởi động: Ở bài “thiên nhiên châu Phi”chúng ta đã nắm được những nét rất cơ bản về: Vị trí địa lí, địa hình khí hậu, khoáng sản và các môi trường tự nhiên châu phi. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em nắm thật chi tiết sự phân bố các môi trường tự nhiên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 29/11/2013 Tiết 31 Ngày dạy : 02/12/2013 BÀI 28: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm vững hơn sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân hình thành chúng. - Nắm được cách phân tích 1 biểu đồ khí hậu ở châu Phi và đặc điểm khí hậu của từng địa điểm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu của 1 địa điểm - Xác định được vị trí địa điểm đó trên bản đồ. 3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tự giác II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Phi, lược đồ môi trường tự nhiên Châu Phi 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 7A1 7A2 7A3 . 7A4... 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm khí hậu của châu phi. Tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi? Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ? 3. Bài mới: Khởi động: Ở bài “thiên nhiên châu Phi”chúng ta đã nắm được những nét rất cơ bản về: Vị trí địa lí, địa hình khí hậu, khoáng sản và các môi trường tự nhiên châu phi. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em nắm thật chi tiết sự phân bố các môi trường tự nhiên. Hoạt động nhóm . Hoàn thành phiếu học tập Bài 1: Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên Nhóm 1: - Châu Phi có các MT tự nhiên nào? - MT nào có diện tích lớn nhất? - Nêu vị trí, giới hạn khu vực phân bố của từng MT? - MT thay đổi như thế nào ở xích đạo và chí tuyến theo hướng từ tây sang đông ? (Ở xích đạo: Phía Tây có môi trường xích đạo ẩm, Phía Đông có môi trường xavan. Ở chí tuyến: Có môi trường hoang mạc và môi trường xavan) Nhóm 2: Các dòng biển nóng, lạnh đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố các môi trường tự nhiên (Dòng biển lạnh góp phần hình hoang mạc, Dòng biển nóng gây mưa cho các vùng lân cận) Nhóm 3: Giải thích tại sao Khí hậu châu Phi lại khô và nóng ? (Đường chí tuyến đi qua, lãnh thổ có dạng hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ) Nhóm 4: Nêu nguyên nhân góp phần hình thành hoang mạc? ( Địa hình là một khối cao nguyên khổng lồ, các dòng biển lạnh chảy ven bờ, các khối khí lạnh tràn xuống, ảnh hưởng của chí tuyến ) Bài 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Nhóm 1: Biểu đồ A Nhóm 2: Biểu đồ B Nhóm 3: Biểu đồ C Nhóm 4: Biểu đồ D Nội dung: - Phân tích lượng mưa : Trung bình, mùa mưa vào tháng nào ? - Phân tích nhiệt độ : Nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, Biên độ nhiệt trong năm - Kết luận thuộc kiểu khí hậu gì, đặc điểm của khí hậu đó ? Vị trí ở H27.2 Biểu đồ Lượng mưa mm/ năm Nhiệt độ 00C Biên độ nhiệt năm Đặc điểm khí hậu Vị trí địa lí A Tb: 1244 mm Mùa mưa T11 -T3 Nóng nhất T3, T11: 250C Lạnh nhất T7: 180C 7 Kiểu khí hậu nhiệt đới: Nóng mưa theo mùa Bán cầu Nam Số 3 B Tb: 897 mm Mùa mưa T6-T9 Nóng nhất T5 : 350C Lạnh nhất T1: 200C 15 Nhiệt đới nửa cầu Bắc: Nóng mưa theo mùa Số 2 C Tb: 2592 mm Mùa mưa T9-T5 Nóng nhất T4: 280C Lạnh nhất T7: 200C 8 Xích đạo ẩm nửa cầu Nam: Nắng nóng, mưa theo mùa Phía nam Số 1 D Tb: 506 mm Mùa mưa T4-T7 Nóng nhất T2: 220C Lạnh nhất T7: 100C 12 Địa Trung Hải nửa cầu Nam Hè: nóng, khô Đông: ấm áp, mưa nhiều thu, đông Số 4 4. Đánh giá: Nhận xét thái độ và đánh giá kết quả làm việc của HS 5. Hoạt động nối tiếp: - Tìm hiểu về nền văn minh sông Nin, giá trị kinh tế của sông đối với Bắc Phi - Tìm hiểu lịch sử, sự phân bố dân cư châu Phi - Những nguyên nhân xã hội kiềm hảm sự phát triển KTXH của châu Phi IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM: .......

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_28_thuc_hanh_phan_tich_luoc_do_phan.doc