I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Nắm vững các kiến thức cơ bản về thành phần nhân văn của môi trường, môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng một cách khái quát.
2. Kĩ năng:
Kỹ năng đọc, phân tích, nhận biết các môi trường qua ảnh
3.Thái độ:
Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
Bản đồ tự nhiên Châu á, Bản đồ các môi trường
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1 . 7A2 7A3 . 7A4
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Trong thời gian qua chúng ta đă được biết về thành pần nhân văn của môi trường. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. Để kiểm tra xem kết quả học tập của các em trong thời gian qua như thế nào. Đồng thời qua tiết ôn tập này các em một lần nữa được nghe, được ôn lại các kiến thức một cách khái quát hơn
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học: (cá nhân)
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 13: Ôn tập - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 27/09/2013
Tiết 13 Ngày dạy: 30/09/2013
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Nắm vững các kiến thức cơ bản về thành phần nhân văn của môi trường, môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng một cách khái quát.
2. Kĩ năng:
Kỹ năng đọc, phân tích, nhận biết các môi trường qua ảnh
3.Thái độ:
Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
Bản đồ tự nhiên Châu á, Bản đồ các môi trường
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1. 7A2 7A3. 7A4
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Trong thời gian qua chúng ta đă được biết về thành pần nhân văn của môi trường. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. Để kiểm tra xem kết quả học tập của các em trong thời gian qua như thế nào. Đồng thời qua tiết ôn tập này các em một lần nữa được nghe, được ôn lại các kiến thức một cách khái quát hơn
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học: (cá nhân)
I. Thành phần nhân văn của môi trường
Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
- Nhà cửa xen ruộng đồng, tập hợp thành làng xóm.
- Dân cư thưa
- Hoạt động chính: N-L-NN
- Nhà cửa xây thành phố phường
- Dân tập trung đông
- Sản xuất CN, DV
Câu 2: Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư không đều trên thế giới ?
- Các đồng bằng, đô thị là nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống giao thông thuận tiện nên dân cư tập trung đông đúc
- Các vùng núi cao, hoang mạc dân cư thưa thớt hơn.
Câu 3: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa 3 chủng tộc chính trên thế giới về hình thái bên ngoài và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
Chủng tộc
Đặc điểm hình thái bên ngoài
Địa bàn sinh sống chủ yếu
Môn-gô-lô ít
Da vàng Tóc đen, mượt, mắt đen, mũi tẹt
Chủ yếu ở Châu Á
Nê-grô- ít
Da đen Tóc xoăn, mũi thấp to cánh mũi rộng, môi dày
Chủ yếu ở Châu phi
Ơ-rô-pê-ô ít
Da trắng, tóc nâu hoặc vàng gợn sống, mắt xanh, mũi dài nhọn, môi mỏng
Chủ yếu ở Châu Âu
Câu 4: Hãy kể tên một số siêu đô thị trên thế giới ?
Niu I-oóc, Mê-hi-cô Xi ty (Bắc Mĩ), Xao Pao-lô (Nam Mĩ), Tô-ki-ô, Mun-bai, Thượng hải (châu Á), Luân đôn, Pa ri, Mát-xcơ-va (châu Âu).
II. Các môi trường địa lí
Câu 5: Phân biệt sự khác nhau cơ bản của 3 kiểu môi trường: xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa ?
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới
Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Nóng, ẩm
-Rừng rậm xanh quanh năm
- Nóng quanh năm,có thời kì khô hạn
-Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về phía hai chí tuyến: Rừng thưa ->đồng cỏ cao nhiệt đới -> hoang mạc
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường
- Thảm thực vật phong phú, đa dạng.
Câu 6: Cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ?
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa
Thuận lợi
T0 và độ ẩm cao, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều con, xen canh gối vụ quanh năm
Nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa. Chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp
Khó khăn
- Khí hậu nóng ẩm nên mầm bệnh phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi,
- Chất hửu cơ phân hủy nhanh nên tầng mùn mỏng.Vì vậy dễ bị rữa trôi lớp đất màu mỡ.
- Mưa tập trung vào một mùa dễ gây lũ lụt, xói mòn đất
- Mùa khô kéo dài gây hạn hán, hoang mạc dễ phát triển
- Thời tiết diễn biến thất thường, gây thiên tai.
Câu 7: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi trường ở đới nóng ?
Dân số đông, gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch...
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di dân ở đới nóng?
- Nguyên nhân di dân: rất đa dạng
+ Di dân tự do :do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm .
+ Di dân có kế hoạch :nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển .
Câu 8: Cho bảng số liệu sau : Hãy tính mật độ dân số của các nước Châu Á
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Mật độ dân số(người/km2)
Việt nam
330991
78,8
Trung quốc
9597000
1273,3
In-đô-nê–xi-a
1919000
206.1
4. Đánh giá:
Nhận xét, ghi điểm cho các học sinh tích cực, động viên khuyết khích các học sinh yếu.
5. Hoạt động nối tiếp :
Về nhà học thật kỹ nội dung ôn tập để tiết sau kiểm tra một tiết
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_tiet_13_on_tap_phan_van_tan.doc