Giáo án Đồ dùng đồ chơi của bé

I/. Phát triển thể chất:

- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện các bài tập vận động theo nhạc, các bài thể dục bật liên tục vào các vòng- Ném xa bằng 1 tay, các trò chơi vận động.

- Trẻ biết 1 số món ăn thông thường ở trường mầm non. Biết ăn uống đủ chất, đủ lượng và biết giữ gìn an toàn trong khi chơi.

- Trẻ biết sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt của trường mầm non: khăn, bàn chải, ca, chén, muỗng

- Trẻ biết giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chung của trường lớp

• Chỉ số 14: Tham gia hoạt động học liên tục và không có biểu hiện mệt mõi trong khoảng 30 phút.

II/. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết tên trường lớp,cô giáo, tên bạn, các góc hoạt động ở lớp.

- Trẻ biết công việc của cô giáo, những người lớn trong trường MN.

- Trẻ biết các loại đồ dùng, đồ chơi của lớp theo đặc điểm, tên gọi, cấu tạo của 1 số đồ dùng, đồ chơi.

- Trẻ nhận biết các hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật.

- Trẻ nhận biết các chữ o, ô, ơ.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát, bài thơ, câu chuyện .

III/. Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ thuộc, đọc thơ diễn cảm, rõ ràng .Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của cô bằng lời nói rõ ràng đủ ý .

- Trẻ gọi đúng tên cô, lớp, tên bạn, chức vụ, công việc của những người lớn trong trường MN và các góc chơi. Biết giải câu đố về đồ dùng, đồ chơi. Biết đọc bài đồng dao “ Úp lá khoai”; “ Tập tầm vông”.

- Trẻ biết phân loại các hình theo yêu cầu của cô và chơi trò chơi đúng.

- Trẻ biết phát âm chuẩn, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với những người xung quanh.

- Trẻ biết phát âm đúng các chữ o, ô, ơ, biết phân tích nét

- Trẻ biết hát vận động theo bài hát nhịp nhàng.

- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng như: véo đất, nhồi đất, xoay tròn, lăn dọc để vẽ, nặn đồ chơi.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đồ dùng đồ chơi của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN I/. Phát triển thể chất: - Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện các bài tập vận động theo nhạc, các bài thể dục bật liên tục vào các vòng- Ném xa bằng 1 tay, các trò chơi vận động. - Trẻ biết 1 số món ăn thông thường ở trường mầm non. Biết ăn uống đủ chất, đủ lượng và biết giữ gìn an toàn trong khi chơi. - Trẻ biết sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt của trường mầm non: khăn, bàn chải, ca, chén, muỗng… - Trẻ biết giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chung của trường lớp Chỉ số 14: Tham gia hoạt động học liên tục và không có biểu hiện mệt mõi trong khoảng 30 phút. II/. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết tên trường lớp,cô giáo, tên bạn, các góc hoạt động ở lớp. - Trẻ biết công việc của cô giáo, những người lớn trong trường MN. - Trẻ biết các loại đồ dùng, đồ chơi của lớp theo đặc điểm, tên gọi, cấu tạo của 1 số đồ dùng, đồ chơi. - Trẻ nhận biết các hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ nhận biết các chữ o, ô, ơ. - Trẻ hiểu nội dung bài hát, bài thơ, câu chuyện . III/. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ thuộc, đọc thơ diễn cảm, rõ ràng .Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của cô bằng lời nói rõ ràng đủ ý . - Trẻ gọi đúng tên cô, lớp, tên bạn, chức vụ, công việc của những người lớn trong trường MN và các góc chơi. Biết giải câu đố về đồ dùng, đồ chơi. Biết đọc bài đồng dao “ Úp lá khoai”; “ Tập tầm vông”. - Trẻ biết phân loại các hình theo yêu cầu của cô và chơi trò chơi đúng. - Trẻ biết phát âm chuẩn, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với những người xung quanh. - Trẻ biết phát âm đúng các chữ o, ô, ơ, biết phân tích nét… - Trẻ biết hát vận động theo bài hát nhịp nhàng. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng như: véo đất, nhồi đất, xoay tròn, lăn dọc…để vẽ, nặn đồ chơi. IV/. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội : - Trẻ biết yêu quý trường, lớp mầm non, kính trọng cô giáo và những người lớn trong trường MN. - Trẻ yêu quý các bạn cùng lớp, các bạn trong trường. - Trẻ biết tưởng tượng để vẽ, xé dán những bức tranh đẹp có nội dung về trường mầm non. - Trẻ yêu trường, mến lớp, thích giao tiếp với bạn bè, quan tâm giúp đỡ bạn. - Trẻ có ý thức sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi. Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ . Chỉ số 31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. Chỉ số 32: Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc. Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. V/. Phát triển thẩm mĩ: - Trẻ biết thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong tô, vẽ trường mầm non, thích tạo ra sản phẩm đẹp. - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp. - Trẻ thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc. *CHUẨN BỊ :. - Vận động phụ huynh đóng góp hoạ báo, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi có liên quan đến trường lớp . - Cô và trẻ thực hiện tranh tường. MẠNG NỘI DUNG TRƯỜNG MẦM NON ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, màu sắc của đồ dùng đồ chơi. - Biết các hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ biết phân loại đồ dùng đồ chơi. Biết cách bảo quản đồ dùng đồ chơi. Biết vị trí các góc chơi ở lớp, biết cách chơi, và phân vai chơi. - Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi. MẠNG HOẠT ĐỘNG R ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Phát triển thể chất: - Trẻ bật liên tục vào các vòng- Ném xa bằng 1 tay. - Trẻ tham gia các trò chơi vận động - Trẻ ăn hết suất, uống nước nhiều, ngủ đủ giấc. Tham gia hoạt động học liên tục và không có biểu hiện mệt mõi trong khoảng 30 phút. ( CS 18) Phát triển nhận thức: - Trẻ làm quen với lớp học. Đồ dùng đồ chơi, cô, bạn. - Trẻ nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ nhận biết chữ o, ô, ơ. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Cô giáo”. - Trẻ biết phát âm đúng chữ o, ô, ơ. Biết cấu tạo của chữ o, ô, ơ. - Trẻ biết gọi tên, phân loại hình theo yêu cầu của cô. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng: vẽ nét ngang, nét xiên, nét cong…để vẽ trường mầm non. - Trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Phát triển thẩm mĩ: - Trẻ hát bài: Ngày vui của bé kết hợp, vận động nhịp nhàng theo bài hát. - Trẻ biết suy nghĩ, sáng tạo để vẽ trường mầm non Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: - Trẻ biết yêu quý trường, lớp mầm non, kính trọng cô giáo và những người lớn trong trường MN. - Trẻ yêu quý các bạn cùng lớp, các bạn trong trường, thích giao tiếp với bạn bè, quan tâm giúp đỡ bạn. - Trẻ biết tưởng tượng để vẽ bức tranh đẹp có nội dung về trường mầm non. - Trẻ có ý thức sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi. Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ . Chỉ số 31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. Chỉ số 32: Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc. Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. : KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (Tuần 2 từ 10.9 đến 14.9.12) TÊN HOẠT ĐỘNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về trường lớp. Cho trẻ xem tranh ảnh về trường, lớp MN và đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Trẻ chơi theo ý thích ở các góc. - Điểm danh, thể dục sáng, vận động theo nhạc thể dục. Hoạt động ngoài trời TCVĐ: Tìm bạn Chơi: Tả cây Chơi: Trốn tìm Chơi: Nhày dây Chơi: Cò chẹp Hoạt động học Phát triển TCKNXH: Thơ: Cô giáo. Phát triển NT: Ôn các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. Phát triển ngôn ngữ: Làm quen với chữ o, ô, ơ. Phát triển TM: Vẽ trường mầm non Phát triển TC: Bật liên tục vào các vòng- Ném xa bằng 1 tay. Hoạt động góc Góc âm nhạc: Hát múa về trường lớp Góc học tập: Phân nhóm ĐDĐC trong lớp học. Góc phân vai: Cô giáo Góc tạo hình: Nặn, vẽ về trường mầm non Góc xây dựng: Lớp học của bé Chăm sóc - Động viên trẻ ăn hết suất, rèn trẻ tự múc cơm ăn, ăn gọn gàng, không làm rơi vãi cơm. - Nhắc nhở trẻ ngủ ngoan, không nói chuyện. - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Hoạt động chiều TCVĐ: - Kết bạn. Chơi tự do Thực hiện vở tập tô Chơi: - Bỏ khăn Chơi: - Kết bạn. Kidsmart LĐVS: - Chải đầu Chơi tự do Bé TLNT: - Pha sữa bột - Chơi tự do Thực hiện vở tập toán Trả trẻ Xem phim hoạt hình Xem phim hoạt hình Xem phim hoạt hình Xem phim hoạt hình Xem phim hoạt hình *Chỉ số 31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. * Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. Cô quan sát trẻ ở giờ hoạt động góc và dựa vào minh chứng để đánh giá trẻ. THỂ DỤC SÁNG - Hô hấp 2: Thổi bóng bay - Tay 1: Tay đưa ra phía trước, sau. Bụng 1: Đứng cúi về trước. Chân 1: Khuỵu gối, tay chống hông. - Bật 1: Bật tại chỗ. - Trò chơi: Trời mưa - Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC — – Cả lớp hát bài: Ngày vui của bé. Cô trò chuyện với trẻ về đồ dùng đồ chơi của các góc chơi. Trẻ chọn nhóm chơi, cắm thẻ, chọn nhóm trưởng, tấn góc chơi, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm chơi. I/. Góc âm nhạc: Hát về trường, lớp MN 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung bài hát, bài thơ. - Trẻ biết sử dụng nhạc cụ vận động theo bài hát nhịp nhàng. - Trẻ thích hát múa cùng bạn. 2. Chuẩn bị: Một số nhạc cụ gõ, bài hát, bài thơ theo chủ điểm. 3. Tổ chức hoạt động: - Cô gợi ý trẻ sử dụng nhạc cụ gõ vận động theo bài hát. Đọc thơ rõ ràng, diễn cảm. II/. Góc học tập: Phân nhóm ĐDĐC. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trong lớp học có rất nhiều đồ dùng đồ chơi. - Trẻ biết phân nhóm đồ dùng đồ chơi theo màu sắc, chất liệu… - Trẻ hợp tác tốt với bạn khi chơi. 2. Chuẩn bị: Một số đồ dùng đồ chơi có công dụng, hình dáng, màu sắc… khác nhau. 3. Tổ chức hoạt động: Cô gợi ý trẻ phân nhóm, đếm số lượng, nói kết quả. So sánh sự giống và khác nhau của đồ dùng đồ chơi. III/. Góc phân vai: Cô giáo 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết công việc làm của cô giáo - Trẻ biết chọn, phân vai, thể hiện đúng vai chơi. - Trẻ biết kính trọng, vâng lời cô giáo.Chơi đoàn kết, vui vẻ thân ái với bạn bè. 2. Chuẩn bị: Bàn ghế, bài hát, bài thơ… 3. Tổ chức hoạt động: - Cô gợi ý trẻ cách tổ chức tiết học, lớp học phải có cô giáo, học sinh. Cô giáo có nhiệm vụ dạy học, học sinh phải lắng nghe và phát biểu. - Trẻ phân vai và thể hiện đúng vai chơi. VI/. Góc tạo hình: Nặn, vẽ về trường mầm non 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số đặc điểm, hình dáng, công dụng …của một số đồ chơi - Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng đã học để vẽ, nặn đồ chơi… - Trẻ thích tham gia tạo hình, thích tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. 2. Chuẩn bị: giấy, bút sáp, đất nặn… 3. Tổ chức hoạt động: Cô gợi ý trẻ nhồi đất cho dẻo, chia đất, sử dụng các kỹ năng đã học như: xoay tròn, lăn dọc, dàn mỏng…để vẽ, nặn bạn, cô giáo, một số đồ chơi mà trẻ thích V/. Góc xây dựng: Lớp học của bé 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số đặc điểm của lớp học như: cửa ra vào, cửa sổ, bàn cô… - Trẻ biết dùng các khối xếp chồng, xen kẻ, xếp cạnh…để xây lớp học. - Trẻ biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 2. Chuẩn bị: khối gỗ các loại, cây xanh… 3. Tổ chức hoạt động: Cô gợi ý trẻ sử dụng khối gỗ các loại xếp chồng, xen kẽ, xếp cạnh…để xây lớp học theo ý trẻ. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG KẾT BẠN I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chơi trò chơi kết bạn - Trẻ biết phối hợp chân tay khi chạy, phát triển cơ tay, cơ chân. - Trẻ tích cực tham gia cùng cô, cùng bạn. II/.Chuẩn bị: địa điểm chơi, xắc xô III/.Tổ chức hoạt động: - Cả lớp hát bài: Vui đến trường - Thỏa thuận - giới thiệu trò chơi mới “ Kết bạn” - Cô cho trẻ khởi động đi các kiểu chân… - Cô giải thích luật chơi, cách chơi + Luật chơi: khi nào có hiệu lệnh của cô trẻ nắm tay thành từng đôi + Cách chơi: Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp, vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh kết bạn thì trẻ kết thành từng đôi nắm tay với nhau. Trẻ chơi vài lần, sau đó cô cho trẻ kết bạn theo số lượng cô đưa ra. - Trẻ thực hiện chơi - cô quan sát trẻ chơi - nhận xét chơi. - Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng Thứ hai: 10/ 9/ 2012 Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Đề tài: CÔ GIÁO I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, hiểu nội dung bài thơ, tên tác giả. - Trẻ đọc thơ diễn cảm, chủ động giao tiếp với bạn và i người lớn gần gũi. - Trẻ biết yêu thương, vâng lời cô giáo, đoàn kết với bạn. II/. Chuẩn bị: Tranh vẽ theo nội dung bài thơ… III/. Tổ chức hoạt động: - Trò chuyện với trẻ về trường lớp MN. + Ai biết gì về trường, lớp MN kể cho cô và các bạn nghe nào? + Đến trường gồm có ai? Các bạn có thích đi học không? Cô có 1 bài thơ rất hay nói về 1 bạn ở trường MN biết làm được nhiều điều tốt, các bạn hãy chú ý lắng nghe và kể xem bạn làm được những gì nhé? * Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc toàn bộ bài thơ lần 1, kết hợp thể hiện nét mặt, làm điệu bộ minh họa nhẹ nhàng. - Giới thiệu tên bài thơ “Cô giáo” tác của chú Chu Huy. - Cô viết tên bài thơ “ Cô giáo” trẻ đếm có mấy chữ cái. + Đến lớp cô dạy các bạn những gì?? * Hoạt động 2: Trích dẫn- đàm thoại - Cô đọc bài thơ lần 2, xem tranh, giới thiệu nội dung tranh, trích dẫn Cô đọc “ Sáng nào em đến lớp ………………………… Xem chúng em học bài. Cô tóm ý đoạn thơ: Mỗi buổi sáng đến lớp thì các bạn cũng thấy cô đến rồi, các bạn chào cô rồi vào lớp, đến lớp cô dạy các bạn những gì? ( xếp hàng, ngồi học, tập viết…) Mĩm cười: cô giải thích bằng hành động + Các bạn có thích được nhiều bông hồng không? + Muốn được nhiều bông hồng thì các bạn phải làm sao? Cô đọc đoạn còn lại. Muốn có được nhiều bông hồng các bạn phải ngoan, học chăm, nghe lời cô giáo… Ngắm: nhìn mãi * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Trẻ đọc nhẩm theo cô - Cô cho trẻ luyện tập đọc thơ theo tổ, nhóm. - Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô ( cá nhân đọc theo nội dung bài thơ) Hỏi trẻ: + Các bạn đến lớp có vui không? Vì sao? ( được chơi, học…) + Thế các bạn được học những gì? - Trẻ thi nhau kể các môn học, kể công việc của cô ở lớp, cô chú ý giáo dục trẻ nói tròn câu, rõ ràng, đủ ý, biết chào hỏi lễ phép với người lớn hơn mình... Kết thúc: Thứ ba: 11/ 9/ 2012 Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: NHẬN BIẾT PHÂN LOẠI HÌNH TRÒN -VUÔNG -TAM GIÁC - CHỮ NHẬT I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ biết phân loại hình theo yêu cầu của cô. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II/. Chuẩn bị: Hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật cho mỗi trẻ… III/. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Cả lớp cùng cô hát bài: “ Ttrường MN Sen Hồng” Trò chuyện về trường lớp MN Hỏi: + Trường mình có tên là gì? Bé học lớp nào? Cô giáo tên gì? Có những ai trong lớp? +Lớp mình có đẹp không? Tại sao đẹp? - Chơi: Sờ đường bao đoán hình: Trẻ chọn và gọi tên hình - Cô cho trẻ làm quen với các hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật về hình dáng, đặc điểm, màu sắc… * Hoạt động 2:Phân loại hình - Cô cho trẻ phân loại hình, đặt số tương ứng với số hình, số cạnh… - Cho trẻ so sánh các đồ dùng đồ chơi ở các góc. * Hoạt động 3: Trò chơi - Thi nói nhanh: cô nói đặc điểm, cách sử dụng- trẻ nói tên hình? Ngược lại. - Tìm hình theo yêu cầu của cô - Xếp hình: cô phát cho mỗi trẻ một số hình mà trẻ vừa mới học, trẻ hợp tác với các bạn tạo ra 1 hình mới từ các hình đã học( ô tô, ngôi nhà, tàu hỏa). Kết thúc: Thứ tư: 12/ 9/ 2012 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề tài: BÉ VUI HỌC CHỮ I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết chữ o,ô,ơ - Trẻ biết phát âm đúng, biết phân tích nét, chơi trò chơi đúng. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II/. Chuẩn bị: Thẻ chữ cái rời, bảng, đất… III/. Tổ chức hoạt động: Cả lớp hát bài: Ngày vui của bé. Cô cho trẻ xem tranh vẽ cô dạy học. Trẻ nêu nhận xét về tranh và đặt tên cho bức tranh. - Cô gắn câu “ Cô Sương dạy học” bằng thẻ chữ rời. - Cô yêu cầu trẻ tìm chữ màu đỏ o, ô, ơ.. * Hoạt động 1: Làm quen chữ o, ô, ơ. - Cô giới thiệu chữ o, ô, ơ, giới thiệu dấu. - Cô lần lượt dạy trẻ làm quen chữ o. - Cô phát âm, luyện trẻ phát âm. - Cô phân tích nét: chữ o gồm 1 nét cong tròn khép kín. - Cô giới thiệu chữ in thường, viết thường. Với chữ ô, ơ cô hướng dẫn tương tự chữ o * Hoạt động 2: So sánh chữ o, ô, ơ - Cô cho trẻ so sánh chữ o + ô + ơ giống và khác nhau. Giống nhau: đều là nét cong tròn khép kín. Khác nhau: chữ ô có dấu mũ ở phía trên, chữ ơ có dấu móc ở bên phải. * Hoạt động 3: Trò chơi với chữ o, ô, ơ. - Tìm chữ theo yêu cầu: - Thi xem đội nào nhanh: Cô treo tờ giấy in bài thơ “Cô giáo” trên bảng, cho trẻ đọc bài thơ 1 lần. Trẻ chia thành 2 đội, đứng sau vạch xuất phát, khi nào có mở nhạc thì trẻ đứng đầu đi theo đường hẹp lên tìm và gạch chân một chữ cái o, ô, ơ vừa học. Sau đó trẻ chạy về đưa bút cho bạn tiếp theo , bạn tiếp theo lại đi theo đường hẹp lên tìm chữ, cứ như thế cho đến khi nào hết nhạc thì dừng lại, cả lớp kiểm tra đội nào gạch được nhiều là thắng. - Nói 1 câu có chữ o, ô, ơ. - Cô nhận xét trẻ chơi. Kết thúc Thứ năm: 13/ 9/ 2012 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Đề tài: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trường MN có cổng ra vào, các dãy lớp học, có nhiều cây xanh, có nhiều đồ chơi… - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học như: vẽ nét thẳng, nét xiên, nét cong…để vẽ trường MN. Biết bố cục hợp lí, hài hoà, cân đối. Phát triển cho trẻ khả năng khéo léo, linh hoạt của đôi tay. - Trẻ thích vẽ, biết tự mình tạo ra sản phẩm, giữ gìn bài vẽ sạch đẹp. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc ( CS 32) II/. Chuẩn bị: Máy hát, bài hát, bút sáp, giấy vẽ… III/. Tổ chức hoạt động: - Cả lớp hát bài “ Trường MN Sen Hồng ”, đàm thoại với trẻ Mình vừa hát bài hát gì? Khi đến trường các con thích làm gì nhất? Tại sao? * Hoạt động 1:Quan sát, trao đổi - Cô giới thiệu tranh vẽ trường MN của cô. - Trẻ quan sát, nhận xét về tranh như: trường có cổng, hàng rào, cây xanh, dãy lớp học… + Các bạn có muốn vẽ trường MN của mình không? * Hoạt động 2: Bé tham gia tạo hình. - Cô hướng dẫn trẻ vẽ trường MN và giải thích cách vẽ: vẽ mái trường là hình bình hành với các nét thẳng, nét xiên, vẽ cổng, hàng rào là các nét thẳng, vẽ nét cong kín làm bồn hoa… - Cô gợi ý cho trẻ cách bố cục bức tranh hợp lí, hài hoà và cân đối… - Trẻ nêu ý định vẽ trường mầm non của trẻ - Cả lớp vẽ cùng cô. * Hoạt động 3: Sản phẩm của bé. - Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm, cả lớp nhận xét cùng cô. Hỏi: + Sản phẩm nào đẹp nhất? Tại sao đẹp? - Tuyên dương sản phẩm đẹp nhất - Động viên trẻ. Kết thúc: Lao động vệ sinh: CHẢI ĐẦU I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chải đầu để gọn đẹp, nếu để đầu bù tóc rối thì không đẹp, mất vệ sinh. - Trẻ biết cách chải đầu gọn gàng đúng thao tác. - Có thói quen chải đầu vào những lúc đầu bù, tóc rối. Biết cất lược, gương đúng nơi qui định. II/. Chuẩn bị: Lược, gương… III/. Tổ chức hoạt động: Cả lớp hát bài: Vui đến trường - Cô giới thiệu bài dạy: Chải đầu - Cô làm mẫu giải thích: Bạn trai: 1 tay cầm lược, 1 tay giữ góc mái tóc, chải từ trên đỉnh đấu xuống, rồi chải 2 bên. Bạn gái: chải từ trên đỉnh đầu xuống, rẽ sang 2 bên, chải bên phải, bên trái. Cuối cùng tém tóc ở 2 bên mép tai cho gọn. - Trẻ thực hiện chải đầu - cô nhận xét. + Các bạn chải đầu vào lúc nào? Các bạn chải hoặc vuốt lại tóc khi bù rối. Chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch hoặc phủi bụi đất khi bị dính bẩn. - Trẻ thi đua chải đầu- Chỉnh trang lại quần áo. Thứ sáu: 14/ 9/ 2012 Lĩnh vực phát triển thể chất: Đề tài: BÉ CÙNG CHƠI VỚI BẠN I/. Mục đích yêu cầu: - Trẻ bật liên tục vào các vòng- Ném xa bằng 1 tay. - Trẻ biết bật nhẹ nhàng vào các vòng, ném xa đúng tư thế. - Trẻ tích cực vận động cùng các bạn. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mõi trong khoảng 30 phút ( CS 14) II/. Chuẩn bị: 1 số vòng tròn, túi cát, địa điểm tập. III/. Tổ chức hoạt động: * Khởi động: Trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân: kiểng chân, gót chân, chạy chậm… Trọng động: + Trẻ tập bài tập phát triển chung Tay 1: Tay đưa ra phía trước, sau. Bụng 1: Đứng cúi về trước. Chân 1: Khuỵu gối, tay chống hông. Bật 1: Bật tại chỗ. + Vận động cơ bản: “ Bật liên tục vào các vòng” - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: TTCB trẻ đứng ngay vạch chuẩn 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh bật của cô trẻ bật liên tục vào các vòng nhẹ nhàng rơi xuống bằng 2 mũi bàn chân. - Cô mời trẻ khá lên thực hiện bật vào các vòng - cả lớp nhận xét. - Từng trẻ thực hiện - cô sửa sai - Thi đua. Trò chơi: “ Ai ném giỏi” Cô nhắc lại tư thế thế ném xa bằng 1 tay: Trẻ đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa từ trước xuống dưới, ra sau, vòng lên cao và ném túi cát đi xa. - Từng nhóm thực hiện ném xa bằng 1 tay. - Cô quan sát trẻ chơi - nhận xét chơi. * Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. Bé tập làm nội trợ: PHA SỮA BỘT I/.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết uống sữa có nhiều chất bổ dưỡng, giúp bé cao hơn, nhanh hơn, khỏe hơn. - Trẻ biết pha sữa bột để uống - Trẻ thực hiện gọn gàng và biết thu dọn đồ dùng. II/. Chuẩn bị: Nước ấm, sữa bột, đường, ly…cho mỗi trẻ. III/. Tổ chức hoạt động: - Cả lớp hát bài: Mời bạn ăn - đàm thoại theo nội dung bài hát - Cô cho trẻ xem tranh vẽ thứ tự quá trình pha sữa bột. - Cô làm mẫu giải thích: Rót 2/3 nước chín để ấm vào ly, thêm 2 muỗng sữa bột, 1 muỗng đường vào ly, dùng muỗng khuấy đều, nêm nếm cho vừa uống, mời cô, mời bạn… - Trẻ thực hiện - cô quan sát - thu dọn.

File đính kèm:

  • doctruong mam no.doc