1. Hiểu được niềm cảm thương sâu sắc mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh – người phụ nữ “tài sắc bạc mệnh”, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội cũ.
2. Hiểu được tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.
3. Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du: hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
4. Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
5. Liên hệ, tích hợp với những kiến thức đã học:
- Kiến thức về tác gia Nguyễn Du
- Kiến thức về tác phẩm Truyện Kiều
- Kiến thức về Văn học trung đại vừa học trong bài “Khái quát VHVN từ TKX đến hết TKXIX”.
6. Trân trọng tài năng, vẻ đẹp tâm hồn cùng những di sản thơ văn giàu giá trị của Nguyễn Du.
7. Biết đồng cảm, sẻ chia, bênh vực những con người bé nhỏ, bất hạnh xưa nay.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 28981 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Độc tiểu thanh kí (nguyễn du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39: ĐỘC TIỂU THANH KÍ
(Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Hiểu được niềm cảm thương sâu sắc mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh – người phụ nữ “tài sắc bạc mệnh”, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội cũ.
2. Hiểu được tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.
3. Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du: hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
4. Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
5. Liên hệ, tích hợp với những kiến thức đã học:
- Kiến thức về tác gia Nguyễn Du
- Kiến thức về tác phẩm Truyện Kiều
- Kiến thức về Văn học trung đại vừa học trong bài “Khái quát VHVN từ TKX đến hết TKXIX”.
6. Trân trọng tài năng, vẻ đẹp tâm hồn cùng những di sản thơ văn giàu giá trị của Nguyễn Du.
7. Biết đồng cảm, sẻ chia, bênh vực những con người bé nhỏ, bất hạnh xưa nay.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK. SGV, SBT, STK Ngữ Văn 11
Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn 11
Giáo án điện tử
- Yêu cầu HS: Đọc kĩ văn bản, Tiểu dẫn, các chú thích
Trả lời các câu hỏi
Tìm đọc thơ Nguyễn Du
Ôn lại các kiến thức về tác gia Nguyễn Du, Truyện Kiều...
2. Học sinh
- Phương tiện: SGK, SBT, STK Ngữ Văn 11
Vở ghi, vở soạn
Bảng nhóm HS
- Soạn và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Lồng gép khi giảng bài mới
3. Bài mới
* Vào bài:
Nhắc đến VHTĐ, ta không thể không nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du. Qua một số đoạn trích của Truyện Kiều đã học ở lớp 9, chúng ta phần nào hiểu được tài năng và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ gửi gắm trong từng trong từng trang viết. Thơ Nguyễn Du mang giá trị nhân đạo sâu sắc, tiến bộ. Hôm nay, chúng ta cung đọc – hiểu và cảm nhận những giá trị ấy qua thi phẩm chữ Hán – “Độc Tiểu Thanh kí” .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kết quả cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
CH: Dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, Hãy nêu ngắn gọn những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du?
1 HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV chiếu hình ảnh Nguyễn Du.
GV chiếu nội dung, chốt ý, nhấn mạnh
CH: Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm “Độc Tiểu Thanh ký” dựa vào những gợi ý sau?
GV chiếu các gợi ý (phần in đậm)
1HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV chiếu nội dung đối chiếu
GV dẫn dắt, chuyển ý
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
GV chiếu nội dung văn bản, hướng dẫn đọc bài, đọc mẫu.
HS theo dõi SGK, xem các chú giải cuối trang.
1HS đọc lại
CH: Cảm nhận ban đầu của em khi đọc tác phẩm này như thế nào?
HS phát biểu
GV nhận xét, chiếu nội dung.
GV định hướng phân tích văn bản: Theo bố cục 4 phần
CH: Trong 2 câu đề có những hình ảnh nào đáng lưu ý? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
HS trả lời
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
CH: Trong 2 câu đề có những từ ngữ nào đặc sắc? Ý nghĩa của những từ ngữ đó?
HS trả lời
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
CH: Vậy 2 câu đề mở ra vấn đề gì?
GV chốt ý nhấn mạnh.
GV chuyển ý
CH: Trong 2 câu thực có những từ ngữ nào đặc sắc? Ý nghĩa của những từ ngữ đó?
HS trả lời
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
CH: Vậy 2 câu thực nói lên hiện thực nào? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm mf nhà thơ dành cho nhân vật?
GV chốt ý nhấn mạnh.
GV chuyển ý
CH: Trong 2 câu luận có những từ ngữ nào đặc sắc?
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
CH: Vậy 2 câu luận bàn luận, mở rộng vấn đề ra sao?
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
CH: Trong 2 câu kết có những từ ngữ nào đặc sắc? Ý nghĩa của những từ ngữ đó?
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
CH: Vậy 2 câu đã kết thúc vấn đề ra sao? Ý thơ có sự thay đổi đột ngột như thế nào?Từ đó có thể khái quát giá trị nội dung của tác phẩm như thế nào?
HS trả lời
GVchiếu nội dung, thuyết giảng
GV chuyển ý
Hoạt động 3: Củng cố, tổng kết bài
CH: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời
GV chiếu nội dung, nhấn mạnh
CH: Trong cuộc sống hiện tại cũng vẫn còn không ít những mảnh đời bất hạnh. Bản thân em suy nghĩ gì về thực tế ấy, về những mảnh đời ấy?
Hoạt động 4: Luyện tập tại lớp
GV chiếu nội dung câu hỏi
HS trả lời miệng câu 1
(Đáp án đúng: C)
GV nêu câu hỏi 2, hướng dẫn và yêu cầu HS về nhà viết thành 1 đoạn văn.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
* Tác giả Nguyễn Du:
- Cuộc đời nhiều thăng trầm, có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, văn học Trung Quốc.
- Đặc biệt thấu hiểu và đồng cảm với những đau khổ của nhân dân, nhất là với những người “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội phong kiến.
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm với những tác phẩm có giá trị lớn về mặt nội dung và nghệ thuật.
=> Là bậc thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền Văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhân vật chính: Phùng Tiểu Thanh – người con gái tài sắc, bạc mệnh.
- Nhan đề: + Đọc tập thơ của Tiểu Thanh
+ Đọc tập truyện viết về Tiểu Thanh
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
* Cảm nhận chung:
Bài thơ là tiếng lòng xót xa, thương cảm của Nguyễn Du đối với số phận người con gái tài sắc mà bạc mệnh, từ đó xót thương cho những đấng tài hoa nói chung trong xã hội cũ.
1. Hai câu đề:
- Hình ảnh: Tây Hồ >< gò hoang
(tươi đẹp, (hoang phế,
nên thơ...) lụi tàn...)
Quá khứ Hiện tại
- Từ ngữ: độc điếu - nhất chỉ thư
(một mình viếng) (một tập sách)
(một người đơn độc viếng một hồn đơn độc)
=> Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.
2. Hai câu thực:
- Từ ngữ: Chi phấn (sắc) chôn vùi
Văn chương (tài) đốt bỏ
(Hiện thân của Tiểu Thanh) (Kết cục bi thảm)
-> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh.
=> Nguyễn Du ca ngợi, khảng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng – cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
3. Hai câu luận:
- Từ ngữ: cổ kim hận sự: Mối hận xưa nay
+ Cổ: * Mối hận của Tiểu Thanh
* Mối hận của những người phụ nữ khác như nàng.
+ Kim: * Mối hận của những người “hồng nhan bạc mệnh thời Nguyễn Du”
* Mối hận của thế hệ người có tài nhưng lại gặp những điều không may trong cuộc đời như Nguyễn Du.
Phong vận kì oan: Nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
4. Hai câu kết:
- Từ ngữ:
+ Tam bách dư niên: Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.
+ Tố Như: Tên chữ của Nguyễn Du
=> Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế. (Giá trị nhân đạo)
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.
2. Nghệ thuật
Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng, hàm súc.
* LUYỆN TẬP
1. Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh?
A. Vì Tiểu Thanh nghèo khổ.
B. Vì Tiểu Thanh bị áp bức, bóc lột.
C. Vì Tiểu Thanh có tài nhưng bất hạnh.
2. Anh (chị) hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Di được gửi gắm trong bài thơ này? (Viết thành một đoạn văn ngắn.)
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học ở nhà:
(GV chiếu nội dung)
- Học thuộc lòng bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”
- Làm các bài tập luyện tập (SGK)
- Soạn và chuẩn bị bài: “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch):
+ Đọc kĩ văn bản, Tiểu dẫn, các chú thích
+ Trả lời các câu hỏi
+ Tìm đọc tài liệu về thơ Đường
File đính kèm:
- TIET 39 DOC TIEU THANH KY(1).doc