Giáo án Đọc văn: Tấm cám

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức: Giúp học sinh:

+ Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân thông qua sự biến hoá của Tấm.

+ Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì.

+ Kết cấu truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trãi qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

 Kĩ năng:

+ Tóm tắt văn bản tự sự.

+ Phân tích một truyện cổ tích thần kì.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu hoàn cảnh tái hợp giữa Ra – ma và Xi – ta?

 - Ra – ma buộc tội Xi – ta như thế nào?

 - Xi – ta đáp lại Ra – ma ra sao?

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bổ sung: (Theo phân phối chương trình mới) Đọc văn: TẤM CÁM (Truyện cổ tích) —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân thông qua sự biến hoá của Tấm. + Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì. + Kết cấu truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trãi qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì. Kĩ năng: + Tóm tắt văn bản tự sự. + Phân tích một truyện cổ tích thần kì. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu hoàn cảnh tái hợp giữa Ra – ma và Xi – ta? - Ra – ma buộc tội Xi – ta như thế nào? - Xi – ta đáp lại Ra – ma ra sao? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Thế nào là truyện cổ tích? Theo em truyện cổ tích được chia làm mấy loại? Tấm Cám thuộc loại nào? HS: Trình bày cá nhân. GV: Nêu bố cục của truyện? HS: Trình bày cá nhân. HS đọc phân vai một đoạn trong truyện. GV: Thoả luận nhóm so sánh tính cách hai tuyến nhân vật Tấm và mẹ con Cám. HS: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày sản phẩm của nhóm. GV: Kẻ bảng so sánh, hướng dẫn và hỏi học sinh. + Mâu thuẩn đầu tiên xuất phát từ sự việc gì? Cá bống còn sót lại mang ý nghĩa gì? + Chi tiết Bụt bày cách giúp chôn xương bống mang ý nghĩa gì? + Vua mở hội, mẹ con Cám đã làm gì? Bụt cho đàn chim sẻ, quần áo đẹp… mang ý nghĩa gì? HS: Thảo luận nhóm 4’, lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề, đọc thêm những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta”. GV diễn giảng ở giai đoạn đầu Tấm là cô gái yếu đuối, bị hắt hủi… GV: Kẻ bảng so sánh ở giai đoạn 2. HS: Thảo luận nhóm 3’, lên bảng điền vào các sự việc, chi tiết ở giai đoạn 2 về mâu thuẩn truyện. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Theo em những lần hóa thân của Tấm thể hiện ý nghĩa gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề, nhấn mạnh chi tiết trầu têm cánh phượng mang đậm nét văn hoá dân tộc. GV: Theo em sự phát triển mâu thuẩn truyện có còn là mâu thuẩn gia đình nữa không? HS: Trình bày cá nhân. GV: Theo em nghệ thuật độc đáo của truyện cổ tích Tấm Cám là gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Diễn giảng thêm HS: Đọc phần ghi nhớ sgk I. Tìm hiểu chung: 1. Phân loại: - Truyện cổ tích được chia làm ba loại: + Cổ tích sinh hoạt + Cổ tích loài vật + Cổ tích thần kì. - Truyện Tấm Cám thuộc loại thần kì. 2. Bố cục: Chia làm 2 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu ….. mẹ con Cám à Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám. - Đoạn 2: còn lại à Ý nghĩa những lần hoá thân của Tấm. II. Đọc hiểu: 1. Mâu thuẩn giữa Tấm và mẹ con Cám: a. Hoàn cảnh của Tấm: - Mồ côi, ở với dì ghẻ và chị em cùng cha khác mẹ là Cám. - Phải làm lụng vất vả suốt ngày, “hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc”. b. Tranh đoạt cả về quyền lợi vật chất và tinh thần: Mẹ con Cám - Đi bắt tép + Lười biếng, chẳng được gì + Lừa chị, trút tép sang giỏ mình, về trước lĩnh thưởng. - Giết bống - Đi xem hội: + Trộn thóc, gạo + Thử giày à không vừa Tấm - Đi bắt tép + Chăm chỉ bắt đầy giỏ tép. + Khóc - Nuôi bống - Đi xem hội + Nhặt thóc, gạo + Thử giày à thành hoàng hậu Yếu tố thần kì - Bụt bày cách nuôi bống (cho niềm an ủi). - Bụt bày cách giúp chôn xương bống(cho hi vọng) - Bụt cho đàn chim sẻ xuống giúp (cho niềm vui). Cho quần áo đẹp, đôi giày, con ngựa, yên ngựa để đi xem hội (cho cơ hội đổi đời). ¯ Nhận xét chung: Trong giai đoạn này Tấm là cô gái chăm chỉ, hiền ngoan, yếu đuối, dễ khóc, cũng khát khao được vui chơi, được hưởng hạnh phúc. Mẹ con Cám độc ác, đố kị nhưng lại có miệng lưỡi ngon ngọt. Bụt là ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội. Chiếc giày là chi tiết độc đáo, là cầu nối để Tấm trở thành hoàng hậu, mở màn cho các sự kiện sau của truyện. 2. Ý nghĩa những lần hoá thân của Tấm: Tấm - Về giỗ bố à trèo cau - Ngã chết - Hoá thành chim vàng anh - Hai cây xoan đào - Khung cửi - Ẩn mình trong quả thị - Từ quả thị bước ra xinh đẹp hơn xưa, gặp lại vua, trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám - Bày mưu à đẵn gốc cau - Cám thế chị làm hoàng hậu - Giết chim - Chặt xoan làm khung cửi. - Đốt khung cửi - Sợ hãi, muốn xinh đẹp như Tấm à chết. à Chứng minh sức sống mãnh liệt của nhân vật Tấm. Thể hiện triết lý “ở hiền gặp lành”, chính nghĩa luôn luôn thắng gian tà. Trầu têm cánh phượng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao, mang lại cho truyện một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và một hương vị dân tộc đậm đà. ¯ Nhận xét chung: Đây thật sự không còn là mâu thuẫn gia đình mà phát triển thành mâu thuẫn xã hội, Tấm cũng dần trưởng thành hơn, thực tế khốc liệt đã thay đổi tính nết và cách nói năng của Tấm. Tấm tự mình bảo vệ hạnh phúc cho chính mình. 3. Kết thúc truyện: Có hậu, thể hiện rõ triết lý dân gian “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”, phù hợp với mong ước của nhân dân. Đây là chiến thắng tất yếu của cái thiện, lòng nhân đạo của dân gian xưa. 4. Nghệ thuật: - Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến. - Cốt truyện li kì, hấp dẫn có sự tham gia của các yếu tố thần kì, lối kể chuyện hấp dẫn. - Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trãi qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. - Mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc: Thiên nhiên gần gũi, quen thuộc như cây cau, giếng nước…. Phong tục sinh hoạt như mò cua bắt tép, hội làng…. đặc biệt là hình ảnh trầu têm cánh phượng. 5. Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác. Đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa. III. Hướng dẫn tự học: - Đọc (kể) bằng giọng phù hợp với tính cách từng nhân vật. - Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về chi tiết kết thúc truyện. 4. CỦNG CỐ: GV đọc bài thơ “Lời cô Tấm” cho cả lớp nghe. 5. DẶN DÒ: Học bài E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docB_ sung.doc
Giáo án liên quan