A. Yêu cầu cần đạt.
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức lẫn nội dung.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
Nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi.
Phương pháp trắc nghiệm.
D. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt. Mỗi đặc điểm phải lấy một ví dụ.
3. Bài mới .
Puskin được mệnh danh là ca sỹ của tuổi trẻ, ca sỹ của tình yêu, con người dùng lời ca để đốt tim người. Để hiểu rõ hơn về thơ trữ tình, thơ tình yêu của Puskin hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thi phẩm “Tôi yêu em” – bài thơ tình nổi tiếng của nước Nga và thế giới
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5423 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đọc văn: Tôi yêu em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 8/3/2008
Tiết: 94
Đọc văn: Tôi yêu em
A. Yêu cầu cần đạt.
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức lẫn nội dung.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
Nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi.
Phương pháp trắc nghiệm.
D. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt. Mỗi đặc điểm phải lấy một ví dụ.
3. Bài mới .
Puskin được mệnh danh là ca sỹ của tuổi trẻ, ca sỹ của tình yêu, con người dùng lời ca để đốt tim người. Để hiểu rõ hơn về thơ trữ tình, thơ tình yêu của Puskin hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thi phẩm “Tôi yêu em” – bài thơ tình nổi tiếng của nước Nga và thế giới.
Hoạt động giáo viên- học sinh
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc tiểu dẫn
GV: phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? em hãy nêu cụ thể từng nội dung?
GV: Xuất xứ của bài thơ có gì đặc biệt?
GV: Cho Học sinh tiếp xúc với một văn bản dịch nghĩa. Gọi một Học Sinh đọc cả văn bản dịch nghĩa và dịch thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ?
GV:Đối chiếu với nguyên bản , em có nhận xét gì về ngôn ngữ, hình ảnh và việc sử dụng các biện pháp tu từ của Pu- Skin?
GV: Điệp khúc nào làm nỗi bbật cảm xúc chư đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời giã từ cho một mối tình không thành? Lời giả từ của Pu- skin có gì đặc biệt?
GV: Bốn câu đầu diễn tả điều gì? Diễn tả như thế nào. Hai câu đầu nhân vật trữ tình thổ lộ điều gì?
GV: Nhưng trong lời thơ và cách xưng hô như thế nào, có bình thường không? lời lẽ và cách xưng hô hé mở điều gì?
GV: Hi mới gặp Ô lê nhi na Pu-skin có tặng nàng bài thơ: Ngài và anh, cô và em
Nàng buột miệng đổi tiếng “ngà”i trống rỗng.
Thành tiếng “ anh” thân thiết đậm đà
Và gợi lên trong lòng đang say đắm
Bao ước mơ hạnh phúc reo ca
Trước mắt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng
Không thể rời ánh mắt khỏi nàng
Và tôi nói “ thưa cô, cô đẹp lắm!”
Mà thâm tâm “ anh rất đổi yêu em!”
GV: Mạch thơ đột ngột chuyển đổi ở câu 2,3 như thế nào? Tình cảm thì chân thành mãnh liệt còn lý trí thì sao. ý thơ bộc lộ điều gì?
GV: Qua ý thơ chúng ta cảm nhận được điều gì về nhà thơ? Thấy được nét đẹp gì đáng quý trong nhân cách của Puskin?
GV: Bốn câu thơ đầu có sự giằng xé giữa lí trí và tình cảm. Vậy lí trí hay tình cảm chiến thắng? Chúng ta cùng tìm hiểu bấn câu thơ sau.
GV: ý thơ của bốn câu sau thể hiện điều gì? Thể hiện như thế nào?
GV: ghen tuông là một biểu hiện của tình yêu ở mức độ cao.Nhưng thông thường ghen tuông hay làm cho con người thấp hen, ích kỉ, nhỏ nhen; làm con người mù quáng, độc ác( Mêđê thù chồng mà giết con,Hoạn Thư hành hạ Kiều, Lesxtin thách đấu sung với ép ghi nhê ô nhi ghin). Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị ghen tuông hạ thấp không? Biểu hiện ở như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về lời cầu cgúc của nhân vật trữ tình
GV: Đây là một tình yêu ra sao? Tình yêu ấy chứng tỏ điều gì?
GV: Em hãy nhận xét về tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ? Bài thơ cho em hiểu gì về con ngươì puskin? Và để lại cho em bài hộc gì?
GV: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập( SGK).
Củng cố- dặn dò:
Bài thơ là tột cùng của nỗi đau, tột cùng của sự cao thượng. Là lời tỏ tình thông minh, một cái cớ hợp lí hoá để thốt ra những lời của trái tim: Thật thà kể cho em nghe về một thời tôi đã yêu em, hy vọng em thấy rõ tình yêu cuả tôi và trái tim em rung động.
Là lời chia tay của một con người có văn hoá, có tình yêu cao thượng, biết hy sinh niềm say mê của mình cầu choc người mình yêu hạnh phúc. Chính lòng nhân ái cao thượng sẽ làm dịu nỗi đau và chữa lành vét thương trái tim yêu.
- Học thuộc bài thơ và ghi nhớ(SGK)
- Chuẩn bị bài: luỵên viết tiểu sử tóm tắt.
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả (SGK)
A- lếch- xan- đơ- Xéc- ghê- ê- vích Pu- skin là mặt trời của thi ca Nga, nhà thơ vĩ đại làm rạng rỡ văn học Nga.
- Xuất thân trong một gia đình quí tộc sa sút nhưng ông tự coi mình là kẻ thù của chế độ chuyên chế Nga Hoàng. Bằng tài năng thơ ca Pu- skin giành trọn cuộc đời mình đấu tranh cho khát vọng tự do của thời đại.
Û Puskin là ca sĩ vĩ đại của tuổi trẻ, ca sĩ vĩ đại của tình yêu “ người khổng lồ của tương lai. Người đặt nền móng cho văn văn học chủ nghĩa hiện thực Nga.
2. Tác phẩm:
PU- Skin thành công trên nhiều thể loại: Thơ ( > 800 bài thơ trữ tình),Tiểu thuyết bằng thơ (Ep- ghê- nhi- ô- nhê- ghin), kịch (Bô- rit Gô- đu- nốp-), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông thôn, Con đầm pích), trường ca (Cáp- ca- dơ, Ru- xlan và Li-út-mi-la).
Nội dung:
+ Thể hiện tình yêu đất nước, yêu tự do, chống lại chuyên chế Nga Hoàng, thức tĩnh nhân dân đừng lên đấu tranh cho tự do.
+ Miêu tả thiên nhiên, tâm hồn tính cách Nga một cách chân thực thuần khiết, đẹp đẽ.
+ Ca ngợi những tình cảm trong sáng: Tình yêu, tình bạn, tình yêu cuộc sống ị Thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.
Giới thiệu tác phẩm.
- Ra đời trên cơ sở một mối tình có thực, một mối tình đơn phương không được đáp lại (Thời kì ở Pê-tec-bua Pu-skin thường hay lui tới nhà chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga, để gặp gỡ những người làm nghệ thuật và cũng vì một thiếu nữ xinh đẹp là Ô lê Nhina con gái của vị chủ tịch).
Mùa hè năm 1829 nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời và sau đó thì bài thơ này ra đời.
3. Đọc văn bản.
- Dịch nghĩa: Tôi đã yêu em: Tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để cho nó không làm phiền em thêm nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị dày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó,
Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế.
- Dịch thơ:(SGK)
Giọng điệu thay đổi một cách sinh động, ngắt nhịp theo dấu câu đ thể hiện tình cảm trong sáng, chân thành: Từ phân trần, ngập ngừngđ kiên quết, dứt khoát đ day dứt dằn vặt đ đắm thắm, thiết tha, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình điệu nói.
Câu 1-2: Chậm, ngập ngừng như một lời thú nhận, giải bày.
Câu 3-4: Mạnh mẽ dứt khoát như lời thề hứa.
Câu 5-6: Day dứt, u buồn, hồi nhớ, kiểm nghiệm.
Câu 7-8: Mong ước, tha thiết mà điềm tĩnh.
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng; không dụng công xây dựng hình ảnh và ít sử dụng các biện pháp tu từ (So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, tượng trưng) đ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình điệu nói (Cú pháp độc lập,tính cá thể cao,nhiều ngôn ngữ văn xuôi gần với cuộc sống hàng ngày >< Điệu ngâm tính cá thể rất thấp, ngôn ngữ trau chuốt, hình ảnh mang tính ước lệ, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật). Sức hấp dẫn của bài thơ là sự chân thành của tình cảm, sự cao thượng và vị tha trong tình yêu.
II.Đọc hiểu cụ thể.
- Tôi yêu em đã mở đầu bài thơ và được lặp lại ba lần, tạo nên giọng điệu chủ đạo của bài thơ (Đúng ra phải là tôi đã yêu em). Tình cảm ở câu 1 được láy lại nâng lên vượt bậc ở nhưng câu thơ sau.
- Bài thơ như lời từ giã của một mối tình không thành. Nhưng nét đặc biệt là ở chỗ lời giã từ của Pu- skin cuối cùng hoá ra lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu sôi nỗi mãnh liệt nồng nàn không thể nguôi ngoai.
1. Bốn câu đầu.
- Diễn tả sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí trong trái tim yêu.
Câu 1 – 2 (Tình cảm)
Câu 3-4 (Lý trí)
- Lời thú nhận trực tiếp, ngắn gọn, giản dị, chân thành, trung thực: Tôi yêu em đ tình yêu ấy đã cháy và nay vẫn đang âm ỉ cháy. Nhưng lời thơ dè dặt, ngập ngừng, cân nhắc “có thể, chưa hẳn” đ một tình yêu âm thầm, dai dẳng, thuỷ chung. Cách xưng hô: tôi - em đ diễn tả đúng mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dang dở ị hé mở một tình yêu đơn phương không được đáp lại. đó là sự tinh tế, hóm hỉnh, tế nhị trong cách xưng hô.
Trong nguyên bản sau cụm từ: Tôi yêu em là dấu hai chấm(:) sau dâú hai chấm đó là tình yêu đ nhân vật trữ tình suy ngẫm vầ tình yêu của mình như vừa là một phần trong anh ta, vừa là một cái gì đó độc lập tương đối.
- ý thơ là lời nhắc nhở, điềm tĩnh mà dứt khoát như một lời thề hứa của lý trí: Cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu vì không muốn làm tâm hồn em phải băn khoăn phiền muộn, bận lòng.
ị Sự ý thức về tình yêu đơn phương ẩn chứa niềm chua xót cho tình yêu không được đáp lại. Thấy được sự chế ngự của lý trí đối với con tim đ thể hiện sự tôn trọng sing kính đối với người phụ nữ mình yêu, tôn trọng sự thanh thản trong tâm hồn ngưòi mình yêu, ẩn dấu sự hi sinh cao thượng. Đó là nét đẹp trong tình yêu đôi lứa mà Puskin muốn gửi gắm cho thế hệ trẻ.
2. Bốn câu sau: Tiếp tục thể hiện một tình yêu chân thành, đằm thắm không theo mệnh lệnh của lí trí:
+ Tôi yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông.
( Nguyên bản là: Không thốt nên lơi, không hi vọng
Khi thì…..khi thi).
ị Diễn tả tâm trạng biến đổi dồn dập, đầy sống gió, rất phức tạp mà rất con người trong trái tim yêu của nhân vật trữ tình: một tâm hồn yêu đương cháy bỏng trong tâm hồn; cuồng nhiệt trong vô vọng; đắm đuối đến bối rối, lo lâu, thắc thỏm; một tâm hồn vật vã, trăn trở, day dứt. đó là nhịp đập sôi sổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của trái tim yêu.( Liên hệ với thơ Xuân Quỳnh).
+ “ Tôi yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó,
Cầu trời cho em được ngườig khác yêu thương(cũng) như thế”.
Tôi đã yêu emđ Được láy lại khẳng định một tình yêu từ quá khứ kéo dài đến tương lai: một tình yêu cao đẹp, trong sáng, mãnh liệt, nồng nàn.
Lời cầu chứcđ Thể hiện một tình yêu cao thượng, độ lượng chỉ vì người mình yêu. Tình yêu được thăng hoa, lên ngôi, toả sáng.
Lời cầu chức rất hóm hỉnh và đáng yêu: Không phải không có chút nuối tiếc, xót xa,nhưng vẫn sáng lên một niềm tự tin, kiêu hãnh( Chưa chắc em đã có một tình yêu giống như, bắng như hoặc hơn tình yêu của tôi. Có thể em, chung ta đang để mất một tình yêu quí giá chẳng còn kiếm tìm được bao giờ).
Û Một tình yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha dẫu đó là mối tình vô vọng ị Chứng tỏ một điều: Khi có một tình yêu như vậy thì dù bị cự tuyệt con người vẫn cư xử cao thượng, vị tha đ Giá trị nhân văn cao cả, là nét đẹp văn hoá trong tình yêu. Chính vì vậy mà bài thơ trở thành bài thơ tình hay nhất và đẹp nhất thế giới.
Một bài thơ khác Puskin viết:
Nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn.
Em âm thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
III. Tổng kết- luyện tập.
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành, đắm thắm, đức hy sinh cao thượng, quên mình vì hạnh phúc của người mình yêuđ Nhân cách trong sáng, vị tha, cao thượng trong tình yêu của Puskin. Giáo dục cách cư xử có văn hoá, nhân văn, cao thượng, vị tha trong tình yêu dù tình yêu không được đáp lại.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hầu như nhà thơ không ding một biện pháp nghệ thuật nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em
Bổ sung- rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- bai toi yeu em hay.doc