1. Kiến thức
· Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng)
· Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất
2. Kỹ năng
· Giải một số bài tập đơn giản về công và công suất.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 24 – Công và công suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24 – CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Ngày soạn: 19/01
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng)
Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất
2. Kỹ năng
Giải một số bài tập đơn giản về công và công suất.
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Tham khảo phần tương ứng ở sgk Vật Lý lớp 8
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ (kiến thức đã học ở lớp 8), ôn lại phép phân tích lực, tham khảo trước bài học mới
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Trình bày phép phân tích lực
BÀI MỚI
Tiết thứ nhất
HOẠT ĐỘNG I: ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÔNG (I.1)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Nhắc lại công thức tính công đã học ở lớp 8
Lấy vài ví dụ về lực sinh công
Nêu câu hỏi và nhận xét câu trả lời
Nhắc lại hai trường hợp hs đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với dịnh chuyển
HOẠT ĐỘNG II: XÂY DỰNG BIỂU THỨC TÍNH CÔNG TỔNG QUÁT
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Đọc phần I.2 sgk
Xét ví dụ vật chuyển động thẳng dưới tác dụng của một lực có độ lớn không đổi, phương của lực hợp với phương chuyển động góc a.
Phân tích lực thành hai thành phần: cùng hướng và vuông góc với hướng dịnh chuyển của vật
Nhận xét về khả năng thực hiện công của hai lực thành phần này
Tính công của các lực thành phần khi vật dịch chuyển quãng đường s.
Viết công thức tính công tổng quát
Nhận xét góc a trong công thức tính công tổng quát từ đó suy ra dấu của A trong từng trường hợp
Giải bài tập 6/133 sgk
Nêu và phân tích bài toán tính công trong trường hợp tổng quát.
Lưu ý rằng tuy công thức này gọi là tổng quát nhưng chỉ là tổng quát hơn công thức học ở lớp 8, tuy nhiên công thức này chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển động thẳng và lực tác dụng lên vật có hướng và độ lớn không đổi
Phần tính công của các lực thành phần có thể yêu cầu một hs lên tính
Lưu ý về cách sử dụng thuật ngữ về công
Nêu và phân tích định nghĩa đơn vị vủa công
Khi lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a thì công thực hiện bởi lực đó được tính:
A = F.s.cosa , Đơn vị công là Jun
HOẠT ĐỘNG III: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Trả lời câu hỏi 1/132, làm các bài tập 3, 4/132 sgk
Tham khảo trước phần còn lại của bài học
Tiết thứ hai
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU TRƯỜNG HỢP CÔNG CẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Nhắc lại dấu của A ứng với góc a
Xét riêng trường hợp a < 0
Xét trường hợp ô tô chuyển động lên dốc, hãy tính công của trọng lực trong trường hợp này
Làm bài tập C2
Làm bài tập ví dụ trang 130
Nêu trường hợp công cản, lấy ví dụ để học sinh tính công cản
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM CÔNG SUẤT
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Công thức: ; đơn vị: W (công thức này chỉ áp dụng cho trường hợp A > 0)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Đọc sgk và trình bày các nội dung: khái niệm công suất, đơn vị công suất
Trả lời C3
Trình bày phần 2/131, 3/132 sgk
Hướng dẫn giải bài C3: Tính công, sau đó tính công suất của mỗi máy và so sánh
HOẠT ĐỘNG III: CỦNG CỐ BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Trả lời câu hỏi 5/133, giải thích cách chọn đáp án đúng
Giải các bài tập 6, 7/133 sgk
Hướng dẫn giải bài tập 7/133: sử dụng công thức với A = F.s, F = P = mg (vật chuyển động thẳng đều
3. DẶN DÒ
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới
File đính kèm:
- bai 24-cong va cong suat.doc