Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 10 – Tính tương đối của chuyển động. công thức cộng vận tốc

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Hiểu được chuyển động có tính tương đối, các đại lượng động học như quỹ đạo, vận tốc cũng có tính tương đối.

· Hiểu rõ các khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo và công thức cộng vận tốc.

· Áp dụng để giải các bài toán đơn giản.

2. Kỹ năng

· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập

· Tư duy lôgic

· Vận dụng giải bài tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 10 – Tính tương đối của chuyển động. công thức cộng vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10 – TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC Ngày soạn:6/10 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được chuyển động có tính tương đối, các đại lượng động học như quỹ đạo, vận tốc cũng có tính tương đối. Hiểu rõ các khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo và công thức cộng vận tốc. Áp dụng để giải các bài toán đơn giản. 2. Kỹ năng Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập Tư duy lôgic Vận dụng giải bài tập II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Một vài tranh ảnh, minh họa về chuyển động tương đối 2. Học sinh Xem lại bài đầu tiên “Chuyển động cơ” Tham khảo trước bài học mới III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Như thế nào là chuyển động cơ? Nêu một vài ví dụ về chuyển động cơ Gọi học sinh trả lời Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Xem hình vẽ H 10.1 , phân biệt các hệ quy chiếu trong hình vẽ? Thảo luận: lấy ví dụ về vị trí(quỹ đạo) và vận tốc của vật có tính tương đối? Rút ra kết luận SGK. Cho HS xem hình H10.1 SGK Nêu câu hỏi. Cho HS lấy ví dụ Nhận xét các câu trả lời. Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động của người đi trên bè. Công thức cộng vận tốc. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Đọc SGK phần 2; xem H10.2 Thảo luận tìm hiểu: hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động, vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo. Xem hình H10.2 và tìm hiểu cách chứng minh cộng thức (10.1)SGK Xem hình H10.3và tìm hiểu cách chứng minh cộng thức (10.2)SGK Đọc phần 3, vẽ hình H10.4 SGK, ghi nhận công thức vận tốc (10.3) Tìm hiểu công thức (10.3) trong các trường hợp đặc biệt? Yêu cầu HS đọc SGK, xem hình. Cho HS thảo luận, yêu cầu trình bày kết quả. Gợi ý cách chứng minh; Chọn hệ quy chiếu, lập luận đưa ra công thức (10.1) Gợi ý cách chứng minh; Chọn hệ quy chiếu, lập luận đưa ra công thức (10.2) Cho HS đọc phần 3, vẽ hình H10.4 Xét các trường hợp đặc biệt( vẽ hình) Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Giải bài tập 4 SGK Trình bày cách giải: Chọn hệ quy chiếu, hình vẽ và cách tính vận tốc. Thảo luận:Trường hợp đặc biệt ở hình H10.6 Ghi nhận kiến thức: Công thức cộng vận tốc. Nêu câu hỏi. Nhận xét các câu trả lời của các nhóm. Yêu cầu:HS trình bày đáp án Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của Học sinh Sự trợ giúp của Giáo viên Ghi câu hỏi và BT về nhà Những sự chuẩn bị cho bài sau. Về nhà làm các bài tập:1.25;1.26;1.27 sách BT Ôn tập về chuyển động cơ IV. Nội dung chính Gọi lần lượt là vận tốc của vật thứ nhất so với vật thứ hai, vật thứ hai so với vật thứ 3, vật thứ nhất so với vật thứ 3. Công thức cộng vận tốc: Muốn tìm mối liên hệ về độ lớn của các đại lượng trên ta phải sử dụng giản đồ véctơ

File đính kèm:

  • docbai 10 - tinh tuong doi cua chuyen dong - cong thuc cong van toc.doc