1. Kiến thức
· Có khái niệm chung về va chạm và phân biệt được va chạm đàn hồi và va chạm mền (hoàn toàn không đàn hồi)
2. Kỹ năng
· Biết vận dụng các định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng cho hệ kín để khảo sát va chạm giữa hai vật
· Tính được vận tốc các vật sau va chạm đàn hồi, tính được phần động năng của hệ bị giảm ssau va chạm mền
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 38 – Va chạm đàn hồi và không đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 38 – VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI
Ngày soạn: 23/02
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Có khái niệm chung về va chạm và phân biệt được va chạm đàn hồi và va chạm mền (hoàn toàn không đàn hồi)
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng cho hệ kín để khảo sát va chạm giữa hai vật
Tính được vận tốc các vật sau va chạm đàn hồi, tính được phần động năng của hệ bị giảm ssau va chạm mền
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kkiểm tra bài cũ
Phát biểu và viết biểu thức các định luật: bảo toàn động lượng, bảo toàn cơ năng
3. Bài mới
Tiết thứ nhất
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU CÁCH PHÂN LOẠI VA CHẠM
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Đọc phần 1/178sgk
Cho biết va chạm được chia thành mấy loại
Va chạm đàn hồi là va chạm như thế nào?
Va chạm mền là va chạm như thế nào?
Định luật bảo toàn động lượng áp dụng được cho những loại va chạm nào?
Định luật bảo toàn cơ năng áp dụng được cho những loại va chạm nào?
Va chạm đàn hồi: động năng được bảo toàn
Va chạm mền: động năng không bảo toàn
HOẠT ĐỘNG II: TÍNH VẬN TỐC CỦA HAI VẬT SAU VA CHẠM ĐÀN HỒI
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng cho vật trước và sau va chạm
Viết biểu thức định luật bảo toàn cơ năng cho hệ trước và sau va chạm
Từ hai biểu thức trên viết biểu thức tính vận tốc của hai vật sau va chạm theo khối lượng và vận tốc của chúng trước va chạm
Xét một số trường hợp đặc biệt:
Hai quả cầu có khối lượng bằng nhau
Hai quả cầu có khối lượng rất chênh lệch m1 >> m2 và v1 = 0
Xét sư va chạm của hai quả cầu rắn, mà có thể coi là đàn hồi như hình 38.2 sgk.
Giới thiệu khối lượng và vận tốc của mỗi quả cầu trước và sau va chạm
Trong biểu thức:
m1v1 + m2v2 = m1v1’ + m2v2 ’
các giá trị v1 , v2 , v1’ , v2’ là những giá trị đại số (có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không)
Tiết thứ hai
HOẠT ĐỘNG III: TÍNH PHẦN ĐỘNG NĂNG GIẢM CỦA HAI VẬT SAU VC MỀN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng cho hệ
Tính V theo v
Viết biểu thức tính động năng của hệ trước và sau va chạm
Tính độ biến thiên động năng của hệ
Động năng của hệ tăng hay giảm? Vì sao?
Xét một va chạm có thể coi là va chạm mền như: một viên đạn bắn theo phương ngang với vận tốc v xuyên vào một thùng cát đang đứng yên và mắc lại bên trong bao cát, sau đó chuyển động cùng bao cát với vận tốc V
HOẠT ĐỘNG IV: GIẢI BÀI TẬP VÍ DỤ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Đọc đề va tóm tắt đề bài
Đề xuất phương án giải
Một hs lên bảng giải, các hs khác tự giải ở dưới
Nhận xét lời giải của bạn
Sửa bài giải của học sinh
HOẠT ĐỘNG V: CỦNG CỐ BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Va chạm là gì? Tại sao hệ hai vật va chạm có thể coi là kín
Phân biệt va chạm đàn hồi và va chạm mền
4. Dặn dò
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới
File đính kèm:
- bai 38 - va cham dan hoi va khong dan hoi.doc