Giáo án giảng lớp 2 tuần 1

Môn : Toán $ 1

ÔN tập các số đến 100

I/ MỤC TIÊU

 Giúp hs củng cố. - Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số.

 - Số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2007 Môn : Toán $ 1 ÔN tập các số đến 100 I/ MỤC TIÊU Giúp hs củng cố. - Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số. - Số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Gv : 1 bảng các ô vuông kẻ (bài 2) SGK. Hs : SGK, bảng con….. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy 1/ Ổn Định tổ chức : cả lớp hát 2/ KIỂM TRA: - Gv kiểm tra SGK + các dụng cụ học tập. 3 :BÀI MỚI a. Giới thiệu: GV hỏi · Kết thúc chương trình lớp 1 các em đã được học đến số nào ? (học đến số 100) - Gv nêu : Trong bài học đầu tiên của môn Toán lớp 2, chúng ta xẽ cùng nhau ôn tập về các số trong phạm vi 100. Gv ghi đầu bài lên bảng. b. Dạy- học bài mới: * Ôn tập các số trong phạm vi 10 Bài 1: Củng cố về số có một chữ số: - Gv gọi hs trả lời miệng ( Gv nhận xét). a/ Nêu tiếp các số có một chữ số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Gv cho hs làm vào bang con (Gv nhận xét tuyên dương). b/ Viết số bé nhất có 1 chữ số : 0 c/ Viết số lớn nhất có 1 chữ số : 9 Bài 2: a/ Nêu tiếp các số có hai chữ số 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 8 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 - Gv gọi lần lượt hs lên bảng điền số vào ô trống ( mỗi em làm 1 dẫy). - Gv gọi hs nhận xét, gv nhận xét tuyên dương. - Gv gọi hs lên bảng làm bài b, c Bài 3: Gv cho hs làm vào SGK gv theo dõi làm bài. a/ Viết số liền sau của 39 : 40 b/ Viết số liền trước của 90 : 89 c/ Viết số liền trước của 99 : 98 d/ Viết số liền sau của 99 : 100 - Gv chấm 1 số vở bài làm trong (SGK) của hs. - Gv nhận xét qua bài làm. * Trò chơi: - Gv hướng dẫn hs cách chơi : Gv nêu 1 số bất kì , gọi tổ 1 trả lời số liền trước,gọi 1 em tổ 2 trả lời số liền sau. Số liền trước của : 50 (tổ 1) Số liền sau của : 69 ( tổ 2) - Gv và lớp nhận xét và khen. 4/ CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Gv hỏi. · Hôm nay các em học bài gì ? ( ôn tập). - Về nhà các em xem trước bài tiếp theo. * Nhận xét tuyên dương. Môn : Đạo Đức $1 HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (2T) I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh hiểu biểu cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. Hs biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. 3. Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. II. CHUẨN BỊ: Gv: Tranh minh hoạ chơi sắm vai cho hoạt động 2, tiết 1. Phiếu giao việc ở hoạt động 1, 2. Tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC: Hoạt động dạy 1. Khởi động : - Cả lớp hát vui 2. Bài mới : a/ Giới thiệu bài: b/ Hình thành kiến thức: * Hoạt động1: Bầy tỏ ý kiến + Mục tiêu: Hs có ý kiến riêng và biết bầy tỏ ý kiến trước các hành động. + Cách tiến hành: - Gv chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bầy tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai ? Tại sao đúng (sai) ? Tình huống 1: Hs chia nhóm thảo luận. Trong giờ học toán cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan trnh thủ làm bài tập Tiếng Việt. Còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp. - Hs theo dõi phổ biến các tình huống để thảo luận. Tình huống 2: -Gv cho các nhóm trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. N1 : Tình huống 1. N2 : Tình huống 2. N3 : Tình huống 3. N4 : Tình huống 4. N5 : Tình huống 5. Đại diện các nhóm trình bầy ý kiến của nhóm. - Các nhóm trao đổi ý kiến. * Gv rút kết luận qua 2 tình huống: Giờ học Toán mà Lan, Tùng làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học, các em đã không làm tròn bổn phận trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên làm bài tập Toán với các bạn. -Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà. * Làm 2 việc cùng một không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ. * Hoạt động 2: Xử lý tình huống. + Mục tiêu: Hs biết lựa chọn cách ứng xử trong tình huống cụ thể. + Cách tiến hành: - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai. Tình huống1 : Ngọc đang ngồi xem một trương trình ti vi rất hay, Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ. Theo em, bạn Ngọc có hướng xử như thế nào ? Em hãy giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp ? Tình huống 2 : Đầu giờ hs xếp hàng vào lớp. Tình và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường Tình rủ bạn :” Đằng nào cũng bị muộn rồi. Chúng ta đi mua đồ chơi đi ! .”. Em hãy lựa chọn giúp lại cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do. - Gv gọi từng nhóm lên thể hiện lại các tình huống trên bằng cách đóng vai. - Gv nhận xét và rút ra kết luận. Tình huống 1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng. Tình huống 2 : Bạn Lan nên từ chối đi mua đồ chơi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. KL: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. * Hoạt động 3 : Giờ nào việc nấy. + Mục tiêu : Giúp hs biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ + Cách tiến hành : - Gv cho hs làm vở bài tập bài 3 trang 3 a. Hãy ghi lại những việc em thường làm trong ngày. - Buổi sáng: -Buổi chưa: -Buổi chiều: -Buổi tối: b.Hãy đánh dấu + vào ô trước những việc em đã thực hiện đúng giờ. đi học. đi ngủ. tự học. - Gv cùng hs sửa bài tập 3. GVKL: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. - Gv ghi câu ghi nhớ lên bảng gọi hs đọc câu ghi nhớ. Cả lớp đọc ĐT. - Giờ nào việc nấy - Việc hôm nay chớ để ngày mai. 3. Củng cố-dặn do : ° Hôm nay các em học bài gì ? - Về nhà các em cần xây thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu. * Nhận xét tiết học: Môn : Tập đọc $1 CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - HS đọc trơn cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn như : nguệch ngoạc, quyển sách, nắn nót, mải miết, tảng đá, … - Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật : + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. + Giọng câu bé : tò mò, ngạc nhiên. + Giọng bà cụ : ôn tồn, hiền hậu. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài. - Hiểu nghĩa câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Hiểu nội dung bài : Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. - Một thỏi sắt, một chiếc kim khâu. - Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ ngữ cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TIẾT 1 1/ Mở đầu: _ GV giới thiệu nội dung SGK tiếng việt 2:Ở lớp 1, các em đã được làm quen với những bài TĐ ngăbs về nhà trường, gia đình,lên lớp 2 các em sẽ được học các bài TĐ dài hơn. Những bài TĐ này sẽ giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về cuộc sống con người và môi trường xung quanh các em. 2/ bài mới: - giới thiệu -Treo tranh và hỏi: Tranh vễ những gì ? Họ đang làm gì? _Muốn biết bà cụ đang mài cái gì bà nói gì với cậu bé,chúng ta cùng học bài hôm nay :Có công mài sắt , có ngàt nên kim. - Ghi đầu bài lên bảng a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1. Chú ý : đọc to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng của các nhân vật. - Yêu cầu 1 HS khá đọc lại đoạn 1, 2. b) Hướng dẫn phát âm khó : - GV giới thiệu các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng và gọi HS đọc, sau đó nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em. Chú ý : Tuỳ từng đối tượng HS cụ thể mà GV lựa chọn các từ cần luyện phát âm cho phù hợp. Hoạt động này tập trung vào các HS mắc lỗi của lớp và có thể bỏ qua nêu HS không phát âm sai.( Ví dụ như : nguệch ngoạc, quyển sách, nắn nót, tảng đá, mải miết, ) - Yêu cầu HS đọc từng câu. c) Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài : - Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các câu sau : Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc được vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài, / rồi bỏ dở. // Bà ơi, / bà làm gì thế ? / (lời gọi phần đầu lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò.) Thỏi sắt to như thế, / làm sao bà mài thành kim được ? (Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép.) d) Đọc từng đoạn : - Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. e) Thi đọc : - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc các nhân. - Nhận xét, cho điểm. g) Cả lớp đọc đồng thanh : - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh. 2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2 : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. - Hỏi lúc đầu cậu bé học hành như thế nào ? (Cho nhiều HS trả lời sau đó tổng kết lại cho đủ ý.) - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 trong sách. - GV hỏi : Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ? - Cho HS xem 1 thỏi sắt và 1 cái kim khâu và hỏi : Chiếc kim so với thỏi sắt thì thế nào ? Để mài được thỏi sắt thành chiếc kim có mất nhiều thời gian không? - Hỏi : Cậu bé có tin là từ thỏi sắt to có thể mài được thành chiếc kim khâu nhỏ bé không ? - Vì sao em cho rằng cậu bé không tin ? TIẾT 2 - Chuyển đoạn : Lúc đầu, cậu bé đã không tin là bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim được, nhưng về sau cậu lại tin. Bà cụ đã nói gì để cậu bé tin bà, chúng ta cùng học tiếp bài để biết được điều đó. 2.4. Luyện đọc các đoạn 3, 4 a) Đọc mẫu : b) Hướng dẫn phát âm từ khó : - Tiến hành như tiết 1 đã giới thiệu. quay, hiểu, nó, nên, giảng giải, vẫn, sẽ, sắt, mài, … c) Hướng dẫn ngắt giọng - Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng.( Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một ít, / sẽ có ngày / nó thành kim. // Giống như cháu đi học, / mỗi ngày cháu học một tí, / sẽ có ngày / cháu thành tài. ) d) Đọc từng đoạn e) Thi đọc giữa các nhóm g) Đọc đồng thanh 2.5. Tìm hiểu các đoạn 3, 4 - Gọi HS đọc đoạn 3 - Gọi 1 HS đọc câu hỏi 3 - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời - GV hỏi : Theo em bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa ? Vì sao ?( Cậu bé đã tin lời bà cụ nên cậu mới quay về nhà học hành chăm chỉ.) - Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và quay về học hành chăm chỉ. Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, không được ngại khó ngại khổ …) - Hãy đọc to tên bài tập đọc này. ( Có công mài sắt có ngày nên kim. Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công.) - Đây là một câu tục ngữ, dựa vào nội dung câu chuyện em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này. 2.6. Luyện đọc lại truyện - GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyên của truyện và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2007 Môn : Toán $2 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT) I/ MỤC TIÊU : Giúp hs củng cố về: -Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. -Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị. II/ CHUẨN BỊ : Gv : kẻ bảng sẵn (bài 1) Hs : SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : Hoạt động dạy 1. Ổn định: T/C 2. Kiểm tra: - Gv gọi hs đọc nối tiếp nhau từ 10 99. - Gv nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Các em đã đọc bài 1 ôn tập các số đến 100, hôm nay chúng ta ôn tập tiếp theo (Gv ghi tựa lên bảng). b/ Ôn tập Bài 1, 2 : Củng cố về đọc, viết, phân tích số. - Gv gọi hs lên bảng làm bài 1(Gv nhận xét tuyên dương). Chục Đơn vị Viết số Đọc số 8 5 85 Tám mươi lăm 85 = 80 + 5 3 6 36 Ba mươi sáu 36 = 30 + 6 7 1 71 Bảy mươi mốt 71 = 70 + 1 9 4 94 Chín mươi bốn Gv cho hs thảo luận nhóm làm bài tập 2, mỗi nhóm làm1 bài 57 = 50 + 7 . -Gv gọi các nhóm báo cáo gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau. Gv nhận xét chung - Gv cho hs làm vào vở(SGK) bài 3,4,5 trang 4. -Gv theo dõi hs làm bài, gv thu bài chấm điểm 1 số vở (SGK). 4. Củng cố_dặn dò: Ÿ Hôm nay các em học bài gì ? (ôn tập). -Về nhà các em xem trước bài số hạng-Tổng. 76 Môn: Thể dục $1 giới thiệu chương trình trò chơi " diệt các con vật" I/ MỤC TIÊU : - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2. Yêu cầu HS biết được 1 số nội dung cơ bản của hương trình à có thái độ học tập đúng - 1 số quy định trong giờ học tập yêu cầu HS biết những điều cơ bản và từng bước vận dụng vào quá trình học tập để tạo thành nề nếp. - Biên chế tổ, chọn cán sự. - Họ giậm chân tại chỗ, đứng lại. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng. - Ôn trò chơi: "diệt các con vật có hại" Y/C tham gia trò chơi tương đối chủ động. II/ Địa điểm Sân trường III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP. 1) Phần mở đầu: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung y/c giờ học. Đứng tại chỗ vỗ tay hát. 2) Phần cơ bản: Giới thệu chương trình thể dục lớp 2. 1 số quy định khi học giờ thể dục. GV nêu dợ kiến sau đó cùng HS chọn lớp trưởng( hô to, rõ ràng) -GV làm nẫu giậm chân tại chỗ, đứng lại. - GV chia tổ lớp trưởng điều khiển. *) Trò chơi: " Diệt các con vật có hại" - GV cùng HS nhắc lại tên 1 số loài vậtcó lợi có hại cách chọn và chơi chính thức có thưởng, có phạt. 3) Phần kết thúc. Đứng tại chỗ vỗ tay hát - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học và giao học tập về nhà. Môn : Chính Tả $1 CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I/ MỤC TIÊU : - Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn Mỗi ngày mài một ít … có ngày cháu thành tài. - Biết cách trình bày một đoạn văn : viết chữ hoa cài đầu câu, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm câu … - Củng cố quy tắc chính tả cùng c/k. - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. - Học thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy 2 : DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - GV : Trong giờ Chính tả hôm nay, cô sẽ hường dẫn các con tập chép một đoạn trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim. Sau đó chúng ta sẽ làm bài tập chính tả phân biệt c/k và học tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái. 2.2. Hướng dẫn tập chép : a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép : - Đọc đoạn văn cần chép. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. - Hỏi : Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào ? - Đoạn chép là lời của ai nói với ai ? - Bà cụ nói gì với cậu bé ? b) Hướng dẫn cách trình bày : - Đoạn văn có mấy câu ? - Cuối mỗi câu có dấu gì ? - Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào ? c) Hướng dẫn viết từ khó : - Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con: mài, ngày, cháu , sắt d) Chép bài : - HS nhìn bảng chép bài GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. e) Soát lỗi : - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát . g) Chấm bài : - chấm 8 –110 bài. NX về nội dung, chữ viết, cách trình bày. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả : Bài 2 : Điền vào chỗ trống c hay k ? - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm. - Khi nào ta viết là k ? - Khi nào ta viết là c ? Bài 3 : Điền chữ cái vào bảng. - Hướng dẫn cách làm bài : Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng. - Gọi 1 HS làm mẫu. - Yêu cầu HS làm bài tiếp theo mẫu và theo dõi, chỉnh sửa cho HS. - Gọi HS đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài. - Xóa dần bảng cho HS học thuộc từng phần bảng chữ cái. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học, khen ngợi ,nhắc nhở những em chưa chú ý. - Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập 2, học thuộc bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau. Môn: Kể truyện $1 Có công mài sắt, có ngày nên kim I/ MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ. - Biết thay đổi giọng kể phù hợp từng nhân vật, từng nội dung của chuyện. - Biết theo dõi lời bạn kể. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Các tranh minh họa trong SGK (phóng to). - Một thỏi sắt, một chiếc kim khâu, một hòn đá, một khăn quấn đầu, một tờ giấy và một bút lông. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy 1/ MỞ ĐẦU - GV giới thiệu chung về yêu cầu của giờ kể chuyện lớp 2 : + Các em sẽ kể lại câu chuyện đã học trong 2 tiết tập đọc đầu tuần. + Mỗi câu chuyện sẽ được kể lại từng phần và toàn bộ nội dung chuyện. + Các em sẽ được thực hành với nhiều cách kể khác nhau như kể độc thoại (một mình), kể phân vai, đóng kịch. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài: - GV : Hãy nêu lại tên câu chuyện ngụ ngôn các con vừa học trong giờ tập đọc.( Có công mài sắt, có ngày nên kim.) - Câu chuyện cho con bài học gì ? (Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại mới thành công.) - Nêu : Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ nhìn tranh, nhớ lại và kể lại nội dng câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện : a) Kể lại từng đoạn câu chuyện : Bước 1 : Kể trước lớp. - Gọi 4 em HS khá, tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung của 4 bức tranh. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét sau mỗi lần có HS kể. + Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hay không ? Có biết sử dụng lời văn của mình không ? + Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không ? Có điệu bộ chưa? Điệu bộ có hợp lý không ? Giọng kể thế nào ? + Về nội dung : Đúng hay chưa đúng, đủ hay còn thiếu, đúng trình tự hay chưa đúng trình tự? - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng đoạn theo tranh. một em kể, các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhận xét lời kể của bạn Bước 2 : Kể theo nhóm. - GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. - Khi HS thực hành kể, GV có thể gợi ý cho các em bằng cách đặt câu hỏi như sau: Tranh 1 : - Treo tranh, yêu cầu HS quan sát. - Cậu bé đang làm gì ? (Cậu bé đang đọc sách.) - Cậu còn đang làm gì nữa ? (Cậu bé đang ngáp ngủ.) - Cậu có chăm học không ? (Cậu bé không chăm học.) - Thế còn viết thì sao ? Cậu có chăm viết bài không?( Khi viết, cậu cũng chỉ nắn nót vài dòng rồi nguệch ngoạc cho xong.) Tranh 2 : - Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ? (Bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt vào hòn đá.) - Cậu hỏi bà cụ điều gì ? (Bà ơi, bà làm gì thế?) - Bà cụ trả lời ra sao ? (Bà đang mài thỏi sắt này thành một chiếc kim.) - Sau đó, cậu bé nói gì với bà cụ ? (Thỏi sắt to thế, làm sao bà mài thành kim được ?) Tranh 3 : - Bà cụ giảng giải như thế nào ? (Mỗi ngày mài … cháu thành tài) Tranh 4 : - Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải ? (Cậu bé quay về nhà học bài.) b) Kể lại toàn bộ câu chuyện: * Cách 1 : Kể độc thoại. - Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn chuyện. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối. * Cách 2 : Phân vai, dựng lại câu chuyện. - Chọn HS đóng vai (chỉ định hoặc theo tinh thần xung phong). - Hướng dẫn HS nhận vai . + Người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. + Cậu bé : tò mò, ngạc nhiên. + Bà cụ : ôn tồn, hiền hậu. - Dựng lại chuyện (2 lần) : + Lần 1 : GV làm người dẫn chuyện. HS có thể nhìn vào sách. + Lần 2 : 3 HS đóng vai không nhìn sách. - Hướng dẫn bình chọn người đóng hay, nhóm đóng hay. 3/ CỦNG CỐ BÀI : - Nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kề lại chuyện cho bố mẹ và người thân cùng nghe. Môn : Thủ Công GẤP TÊN LỬA (2T) I/ MỤC TIÊU: -Hs biết cách xếp tên lửa. -Gấp được tên lửa. -Hs hứng thú và yêu thích gấp hình. II/ CHUẨN BỊ: Gv: Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy. hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. Hs: Giấy màu, và các dụng cụ khác. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy 1. Ổn định : 2. Kiểm tra : - Gv kiểm tra các đồ dùng học tập của hs Tiết 1 3. Dạy - học bài mới : a/ Giới thiệu bài : Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp tên lửa(Gv ghi tựa bài lên bảng). b/ Hướng dẫn thực hành : -Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét. -Gv cho hs quan sát mẫu gấp tên lửa và nêu câu hỏi về hình dáng màu sắc các phần của tên lửa. Ÿ Tên lửa gồm có mấy phần? (tên lửa gồm có mũi, thân). -Gv mở dần mẫu gấp tên lửa sau đó gấp lần lược lại từ bước1 đến khi được tên lửa như ban đầu. (Gv vừa gấp vừa hướng dẫn). Gv hỏi Ÿ Em hãy nêu các bước gấp tên lửa? (Vài em nêu cách gấp) -Gv và lớp nhận xét c/ Giáo viên hướng dẫn mẫu : Bước 1 : Gấp tạo mũi và thân tên lửa. -Gv hd hs quy trình gấp tên lửa trên hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. + Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H1) mở tờ giấy ra, gấp theo hình dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấp mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H2). H1 H2 + Gấp theo hình dấu gấp ở hình 2 sao cho 2 mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 3 + Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho 2 mép bên sát vào hình dấu giữa được hình 4. * Lưu ý: Sau mỗi lần gấp miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng. H3 H4 -Hs theo dõi các bước quy trình gấp tên lửa trên hình. d/ Giáo viên hướng dẫn học sinh -Gv làm mẫu trên giấy màu, gv vừa gấp vừa hướng dẫn hs gấp (Theo quy trình các bước gấp). -Gv vừa hướng dẫn vừa theo dõi hs gấp, uốn nắn sửa chữa những em gấp cho đúng. Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng -Khi đã gấp tới H4 gv hướng dẫn hs thực hiện tiếp. + Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được tên lửa ( H5 ) cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh tên lửa, ngang ra (H6) và phóng tên lửa teo hướng chếch lên không trung. H5 H6 -Gv gọi 2 em lên thi đua gấp tên lửa, em nào gấp nhanh và đúng các thao tác sẽ là người thắng cuộc. -Gv cho hs nhận xét và bình chọn tên lửa đẹp nhất. * Gv nhận xét và đánh giá sản phẩm của hs. 4. Củng cố - dặn dò Ÿ Hôm nay các em gấp gì? (gấp tên lửa) -Gv gọi 1 hs nêu lại quy trình gấp tên lửa. * Về nhà các em gấp lại tên lửa nhiều lần, tiết sau sẽ thực hành gấp. Nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007 Môn: Tập đọc$3 TỰ THUẬT I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - HS đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : huyện Chương Mĩ, Hàn Thuyên, truờng đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ như : nam, nữ sinh, Hà Nội, …; xã, tỉnh, tiểu học, … - Nghỉ hơi đúng sau dấm chấm, dấu phẩy và giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ của phần yêu cầu tự thuật. - Hiểu mối quan hệ giữa các từ chỉ đơn vị hành chính : phường/xã, quận/ huyện, thành phố/tỉnh. - Nhớ được các thông tin chính về bạn HS trong bài. - Có hiểu biết ban đầu về một bản Tự Thuật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính. Thành phố/Tỉnh Quận/Huyện Phường/Xã. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Kiểm tra 2 HS. Đọc đoạn 1,2 bài Có công mài sắt có ngày nên kim và tìm những từ cho thấy cậu bé rất lười biếng. - HS 2 : Đọc đoạn 2, 3 và nêu bài học rút ra từ câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm HS 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Cho HS xem ảnh và nói : Đây là một bạn HS. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe bạn ấy tự kể về mình. Những lời tự kể như thế gọi là tự thuật. Qua lời tự thuật, chúng ta sẽ được biết tên, tuổi và nhiều thông tin khác về bạn. - Ghi tên bài lên bảng. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1. Giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch. b) Hướng dẫn phát âm khó : - GV giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu HS đọc. (huyện Chương Mĩ, Hàn Thuyên, truờng) - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. c) Hướng dẫn ngắt giọng : - Treo bảng phụ, hướng dẫn HS ngắt giọng theo dấu phân cách, hướng dẫn cách đọc ngày, tháng, năm. (Nối tiếp nhau đọc từng câu. Cả lớp đọc đồng thanh. Ví dụ: Họ và tên : // Bùi Thanh Hà // Ngày sinh : // 23 – 4 – 1996 (hai mươi ba/ tháng tư/ năm một ngàn chín trăm chín mươi sáu //) d) Đọc theo nhóm : e) Thi đọc : g) Đọc đồng thanh : 2.3. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài tập đọc. - Hỏi : Em biết những gì về bạn Thanh Hà ? - Gợi ý : Tên bạn là gì ? Bạn sinh ngày nào, tháng nào, năm nào ? … - Nhờ đâu em biết được các thông tin về bạn Thanh Hà ? (Nhờ bản Tự thuật của bạn.) - Yêu cầu HS chú ý đến các thông tin có ghi địa chỉ trong bài và giải thích mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính bằng sơ đồ. Từ đó lưu ý HS khi nêu điạ chỉ phải nêu từ đơn vị hành chính nhỏ đến đơn vị hành chính lớn hơn và không được bỏ cách đơn vị. (VD : không nêu là huyện Chương Mĩ, xã Hợp Đồng, tỉnh Hà Tây.) - Hãy nêu địa chỉ nhà em ở. (Nhà em ở phố nào, phường nào, …) - Chuyển hoạt động : Chúng ta đã hiểu thế nào là tự thuật. Bây giờ hãy tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết. - Chia nhóm, tự thuật trong nhóm. - Mỗi nhóm cử 2 đại diện, 1 người tự thuật về mình, 1 người thi thuậ

File đính kèm:

  • docT1.DOC
Giáo án liên quan