Giáo án giảng lớp 2 tuần 22

Môn : Tập Đọc

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I/ MỤC TIÊU :

1. Đọc :

- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

2. Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bã, quý trọng.

 - Hiểu đuợc ý nghĩa của truyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không kiêu căng, coi thường người khác.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán Kiểm tra Môn : Tập Đọc MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Phân biệt được lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ : ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bã, quý trọng. - Hiểu đuợc ý nghĩa của truyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không kiêu căng, coi thường người khác. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. - Bảng ghi sẵn cac từ, câu, đoạn cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Vè chim. - Theo dõi HS đọc bài, trả lời và cho điểm. 2/ DẠY HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì? - Liệu con gà có thoát khỏi bàn tay của anh thợ săn không ? Lớp mình cùng học bài tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn để biết được điều đó nhé. - Ghi tên bài lên bảng. 2.2. Luyện đọc : a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài. - Chú ý giọng đọc : + Giọng đọc người dẫn chuyện thong thả, khoan thai. + Giọng Chồn khi chưa gặp nạn thì hợm hĩnh, huyênh hoang, khi gặp nạn thì ỉu xìu, buồn bã. + Giọng Gà Rừng khiêm tốn, bình tĩnh, tự tin, thân mật. b) Luyện phát âm : - Yêu cầu tìm các từ khó đọc trong bài. - Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. c) Luyện đọc theo đoạn : - Gọi HS đọc chú giải. - Hỏi : Bài tập đọc có mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ? - Nêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó gọi 1 HS đọc đoạn 1. - Hãy nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên trong bài. - Yêu cầu HS đọc câu văn trên theo đúng cách ngắt giọng - Để đọc hay đoạn văn này, các con còn cần chú ý thể hiện tình cảm của các nhân vật qua đoạn đối thoại. Giọng Chồn cần thể hiện sự huênh hoang (GV đọc mẫu), giọng Gà cần thể hiện sự khiêm tốn (GV đọc mẫu) - Yêu cầu đọc lại cả đoạn 1. - Gọi HS đọc đoạn 2. - Hướng dẫn : Để đọc tốt đoạn văn này các con cần chú ý ngắt giọng cho đúng sau dấu câu, đặc biệt chú ý giọng khi đọc lời nói của Gà với Chồn hơi mất bình tĩnh, giọng Chồn và Gà buồn bã, lo lắng (GV đọc mẫu hai câu này) - Gọi HS đọc lại đoạn 2. - Gọi HS đọc đoạn 3. - Theo dõi HS đọc bài, thấy HS ngắt giọng sai câu nào thì hướng dẫn câu ấy. Chú ý nhắc HS đọc với giọng thong thả. - Gọi 1 HS đọc đoạn 3. - Hướng dẫn HS đọc câu nói của Chồn : + Chồn bảo Gà Rừng : // “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.”// (giọng cảm phục, chân thành) d) Đọc cả bài : - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm. e) Thi đọc : - Tổ chức cho các nhóm thi đọc các nhân và đọc đồng thanh. - Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt. g) Đọc đồng thanh : TIẾT 2 2.3. Tìm hiểu bài : - Giải nghĩa từ ngầm, cuống quýt. - Coi thường có nghĩa là gì ? - Trốn đằng trời nghĩa là gì ? - Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ? - Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng đang dạo chơi trên cánh đồng ? - Khi gặp nạn Chồn ta xử lí như thế nào ? - Hai con vật làm thế nào để thoát hiểm, chúng ta học tiếp nhé. - Gọi HS đọc đoạn 2, 3. - Giải nghĩa từ đắn đo, thình lình. - Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn ? - Qua chi tiết trên, chúng ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Gà Rừng ? - Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra sao ? - Câu văn nào cho ta thấy được điều đó ? - Vì sao Chồn lại thay đổi như vậy ? - Qua phân vừa tìm hiểu trên, bạn nào biết, câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ? - Gọi HS đọc câu hỏi 5. - Con chọn tên nào cho truyện ? Vì sao ? - Câu chuyện nói lên điều gì ? 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi : Con thích con vật nào trong truyện ? Vì sao ? - Nhận xét, cho điểm HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - 5 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi : + Kể tên các loài chim có trong bài. + Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim. + Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm các loài chim. + Các con thích nhất chim nào ? Vì sao ? - Bức tranh vẽ cảnh một anh thợ săn đang đuổi con gà. - Theo dõi và đọc thầm theo. - Tìm và nêu các từ : + Là, cuống quýt, nấp, reo lên, lấy gậy, thình lình, nghĩ kế, buồn bã, quẳng, vùng chạy, chạy biến, … - HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. - Bài tập đọc có 4 đoạn : + Đoạn 1 : Gà Rừng … mình thì có hàng trăm. + Đoạn 2 : Một buổi sáng … chẳng còn trí khôn nào cả. + Đoạn 3 : Đắn đo một lúc … chạy biến vào rừng. + Đoạn 4 : Phần còn lại. - 1 HS khá đọc bài. - HS vừa đọc bài nêu cách ngắt giọng của mình, HS khác nhận xét, sau đó cả lớp thống nhất cách ngắt giọng : Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân / nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. // - 5-7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc lại từng câu trong đoạn hội thoại giữa Chồn và Gà Rừng. - HS đọc lại đoạn 1. - 1 HS khá đọc bài. - HS luyện đọc 2 câu : + Cậu có trăm trí khôn,/ nghĩ kế gì đi.// (Giọng hơi hoảng hốt). + Lúc này,/ trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// (Giọng buồn bã, thất vọng) - Một số HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - Một số HS khác đọc bài theo hướng dẫn. - 1 HS khá đọc bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn. - Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các HS trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. - Ngầm : kín đáo, không lộ ra ngoài. Cuống quýt : vội đến mức rối lên. - Tỏ ý coi khinh. - Không còn lối để chạy trốn. - Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. - Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm. - Chúng gặp một người thợ săn. - Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào trong đầu. + Đắn đo : cân nhắc xem có lợi hay có hại. + Thình lình : bất ngờ. - Gà nghĩ ra mẹo giả vờ chết để lừa người thợ săn. Khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, bỗng nó vùng dậy chạy, ông ta đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn trốn thoát. - Gà Rừng rất thông minh. - Gà Rừng rất dũng cảm - Gà Rừng biết liều mình vì bạn bè. - Chồn trở nên khiêm tốn hơn. - Chồn bảo Gà Rừng : Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”. - Vì Gà Rừng đã dùng trí khôn của mình mà cứu được cả hai thoát nạn. - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn. Đồng thời cũng khuyên chúng ta không nên kiêu căng, coi thường người khác. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp cùng đọc thầm và suy nghĩ. - Gặp nạn mới biết ai khôn vì câu chuyện ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của Gà Rừng khi gặp nạn. - Chồn và Gà Rừng vì đây là câu chuyện kể về Chồn và Gà Rừng. - Gà Rừng thông minh vì câu chuyện ca ngợi trí thông minh nhanh nhẹn của Gà Rừng. - Lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết ai khôn. - Con thích Gà Rừng vì Gà Rừng đã thông minh lại rất khiêm tốn và dũng cảm. - Con thích Chồn vì Chồn đã nhận thấy sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng. Môn Hát Nhạc Môn Thể dục ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” Môn : Tập Viết VIẾT CHỮ HOA S – SÁO TẮM THÌ MƯA I/ MỤC TIÊU : - Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết cụm từ ứng dụng : Sáo tắm thì mưa theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Mẫu chữ S hoa đặt trong khung chữ mẫu theo qui định. - Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Sáo tắm thì mưa. - Vở Tập viết 2, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ GIỚI THIỆU BÀI : - Trong giờ Tập viết này, các em sẽ tập viết chữ S hoa và cụm từ ứng dụng Sáo tắm thì mưa. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa : a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ S : - Chữ S hoa cao mấy li ? - Chữ S hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào? - Chúng ta đã học cách viết nét cong dưới với nét móc ngược tạo thành vòng xoắn khi học viết chữ cái hoa nào ? - Dựa vào các chữ viết cái L hoa, hãy quan sát mẫu chữ và nêu cách viết chữ cái S hoa. - Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu chữ trong khung chữ. b) Viết bảng : - Yêu cầu HS viết chữ S hoa trong không trung và bảng con. - Sửa lỗi cho từng HS. 2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng : a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng : - Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng. - Sáo tắm thì mưa là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian, hễ thấy sáo tắm thì trời sẽ có mưa. b) Quan sát và nhận xét : - Cụm từ Sáo tắm thì mưa có mấy chữ, là những chữ nào ? - Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ S hoa và cao mấy li ? - Các chữ còn lại cao mấy li ? - Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng : - Yêu cầu HS viết chữ Sáo vào bảng con. - Sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết : - GV chỉnh sửa lỗi. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 2, tập hai. - Chữ S hoa cao 5 li. - Chữ S hoa gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản : Nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong. - Chữ cái hoa L. - Đặt bút tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 4, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút tại ĐKN 6. Từ điểm trên, đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐKN 2. - Viết bảng. - Đọc : Sáo tắm thì mưa. - Có 4 chữ ghép lại với nhau, đó là : Sáo, tắm, thì, mưa. - Chữ h cao 2 li rưỡi. - Chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Dấu sắc đặt trên chữ a, ă; dấu huyền đặt trên chữ i. - Bằng 1 con chữ o. - Viết bảng. - HS viết : + 1 dòng chữ S, cỡ vừa. + 2 dòng chữ S, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Sáo, cỡ vừa. + 2 dòng chữ Sáo, cỡ nhỏ. + 3 dòng cụm từ ứng dụng : Sáo tắm thì mưa, cỡ chữ nhỏ. Môn : Toán Phép chia I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Bước đầu nhận biết được phép chia (là phép tính ngược của phép nhân). - Biết đọc, viết và tính kết quả của phép chia. Ii/ chuẩn bị : - 6 bông hoa. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định: 2. kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm BT: Điền số thích hợp vào ô ….. 2 x 3 ……….. 2 x 5 2 x 5 ……… 5 x 4 5 x 9 ……….. 7 x 5 3 x 6 ……… 6 x 3 3 x 4 ……….. 4 x 3 4 x 8 ……… 5 x 7 3. dạy – học bài mới: a/ Giới thiệu: - Trong giời học hôm nay, các em sẽ được làm quen với 1 phép tính mới đó là tính chia. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Giới thiệu phép chia: - GV đưa ra 6 bông hoa và nêu bài toán: Có 6 bông hoa chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy bông hoa? - Y/c HS lên nhận 6 bông hoa và chia đều cho 2 bạn. - Hỏi 2 HS nhận hoa: Khi chia đều 6 bông hoa cho 2 em, thì mỗi em được mấy bông hoa? - Nêu bài toán: Có 6 ô vuông được chia thành 2 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô vuông? Y/c HS thực hiện chia ô vuông trên bộ học toán, 1 em lên bảng. - Hỏi: Khi chia 6 ô vuông thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần được mấy ô vuông? - GT: 6 bông hoa chia đều cho 2 bạn thì mỗi bạn được 3 bông hoa. 6 ô vuông chia đều thành 2 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 ô vuông. Ta có phép tính để tìm số hoa của mỗi bạn và số ô vuông của mỗi phần là 6 : 2 = 3 (Viết lên bảng). - Chỉ vào dấu “ : ” và nói: Dấu này là dấu chia. Phép tính này đọc là sáu chia 2 bằng 3. - Y/c HS đọc phép tính trên bảng. c/Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: - Nêu bài toán: Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần có mấy ô vuông? - Hỏi: Có 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau thì mỗi phần có mấy ô vuông? Hãy nêu phép tính tìm số ô vuông của mỗi phần? - GThiệu: 3 x 2 = 6 nên 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2. Đó chính là quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Từ đó 1 phép tính nhân ta có thể lập được 2 phép tính chia tương ứng. d/ Luyện tập - Thực hành: Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc y/c của BT. - Y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu đề toán: Có 2 nhóm vịt, mỗi nhóm có 4 con. Hỏi cả 2 nhóm có mấy con vịt? + Em hãy nêu phép tính tìm số vịt cả 2 nhóm? - Viết lên bảng phép tính HS vừa nêu, y/c HS đọc. - Nêu bài toán: Có 8 con vịt chia đều ra 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm nhóm có mấy con vịt? Vì sao? - Nêu BT: Có 8 con vịt chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 con vịt. Hỏi chia được mấy nhóm? Vì sao? + Vậy từ phép nhân 4 x 2 = 8, ta lập được 2 phép chia nào? - Viết các phép tính trên lên bảng, y/c HS đọc. - Y/c HS làm miệng các phép tính còn lại. - Nhận xét, cho điểm HS , y/c cả lớp sửa bài Bài 2 : Tính. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm trong vở nháp. - Y/c HS nhận xét bài trên bảng, sửa chữa. - Nhận xét cho điểm HS. 4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Y/c HS nêu ngay các phép chia tương ứng với từng phép nhân sau: 3 x 8 = 24, 2 x 9 = 18, 5 x 7 = 35 - Ôn lại bài và xem bài “Bảng chia 2”. * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - 2 HS lên bảng làm. - HS nhắc lại tựa bài. - Theo dõi, suy nghĩ về đề toán. - 1 HS thực hiện, cả lớp theo dõi. - HS nhận hoa trả lời: Em được 3 bông hoa, cả lớp nghe và nhận xét - Cả lớp lấy 6 ô vuông từ bộ học toán thực hiện thao tác chia 6 ô vuông thành 2 phần bằng nhau. + 1 HS lên bảng thực hiện. - Mỗi phần được 3 ô vuông. - Nghe giảng. - Quan sát ô vuông trên bàn trả lời: Có 6 ô vuông vì 2 x 3 = 6. - Mỗi phần có 3 ô vuông phép tính đó là: 6 : 2 = 3 - Nghe giảng và nhắc lại ghi nhớ kết luận. - Cho phép nhân, viết 2 phép chia theo mẫu. - Quan sát hình đọc và phân tích đề toán, sau đó trả lời cá nhân, bạn nhận xét, sửa chữa: Cả 2 nhóm có 8 con vịt. - Phép tính 4 x 2 = 8. - Đọc đồng thanh. - Mỗi nhóm có 4 con vịt, vì 8:2=4 - Chia được 2 nhóm vì: 8 : 4 = 2 - Hai phép chia đó là: 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Lần lượt đọc các phép tính viết được, cả lớp sửa bài chung. - Làm bài sau đó nhận xét, sửa chữa bài của bạn và kiểm tra bài của mình theo đáp án 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4 Môn : Kể chuyện MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I/ MỤC TIÊU : - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Biết kể chuyện bằng lời của mình, kể tự nhiên, có giọng điệu và điệu bộ phù hợp vơi nội dung câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Mũ Chồn, Gà và quần áo, súng, gậy của người thợ săn (nếu có) - Bảng viết sẵn ý nội dung từng đoạn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng (2HS kể 1 lượt) - Nhận xét và cho điểm HS. 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Treo hai bức tranh va hỏi : Bức tranh minh hoạ cho câu chuyện nào ? - Một trí khôn tại sao lại hơn trăm trí khôn, chúng ta đã được học ở bài tập đọc. Giờ kể chuyện tuần này lớp mình sẽ cùng kể lại từng đoạn và nội dung câu chuyện này. - Ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện : a) Đặt tên cho từng đoạn chuyện : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1 - Bài cho ta mẫu như thế nào ? - Bạn nào có thể cho biết, vì sao tác giả SGK lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo ? - Vậy theo con, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì ? - Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyên này. - Yêu cầu HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm 4 HS, cùng đọc lại truyện và thảo luận với nhau để đặt tên cho các đoạn tiếp theo của truyện. - Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần HS phát biểu ý kiến. GV cho cả lớp nhận xét và đánh giá xem tên gọi đó đã phù hợp chưa. b) Kể lại từng đoạn truyện : Bước 1 : kể trong nhóm - GV chia nhóm 4 HS và yêu cầu HS kể lại nội dung từng đoạn truyện trong nhóm. Bước 2 : kể trước lớp - Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu thấy nhóm bạn kể thiếu - Chú ý khi HS kể, GV có thể gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng. Đoạn 1 - Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì ? - Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào ? Đoạn 2 - Chuyện gi đã xảy ra với đôi bạn ? - Người thợ săn đã làm gì ? - Gà Rừng nói gì với Chồn ? - Lúc đó Chồn như thế nào ? Đoạn 3 - Gà Rừng nói gì với Chồn ? - Gà đã nghĩ ra mẹo gì ? Đoạn 4 - Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao? - Chồn nói gì với Gà Rừng ? c) Kể lại toàn bộ câu chuyện : - Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau. - Gọi HS nhận xét. - Gọi 4 HS mặc trang phục và kể lại truyện theo hình thức phân vai. - Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 4 HS lên bảng kể chuyện. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Mẫu : + Đoạn 1 : Chú Chồn kiêu ngạo + Đoạn 2 : Trí khôn của Chồn. - Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có một trăm trí khôn. - Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó. - HS suy nghĩ và trả lời. Ví dụ : Chú Chồn hợm hĩnh/Gà Rừng khiêm tốn gặp Chồn kiêu ngạo/. Chồn có bao nhiêu trí khôn ?/Một trí khôn gặp một trăm trí khôn. - HS làm việc theo nhóm nhỏ. - HS nêu tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ : + Đoạn 2 : Trí khôn của Chồn / Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm / Một trăm trí khôn của Chồn ở đâu? / Chồn bị mất trí khôn. + Đoạn 3 : Trí khôn của Gà Rừng / Gà Rừng thể hiện trí khôn / Sự thông minh dũng cảm của Gà Rừng / Gà Rừng và Chồn đã thoát nạn như thế nào ? / Một trí khôn cứu một trăm trí khôn. + Đoạn 4 : Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau / Chồn cảm phục Gà Rừng / Chồn ăn năn về sự kiêu ngạo của mình / Sau khi thoát nạn / Chồn xin lỗi Gà Rừng. / Tình bạn của Chồn và Gà Rừng. - Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện. Khi 1 HS kể các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung cho bạn. - Các nhóm trình bày, nhận xét. - Chồn luôn ngầm coi thường bạn. - Hỏi Gà Rừng : “Cậu có bao nhiêu trí khôn ?” khi Gà Rừng nói “Mình chỉ có một trí khôn“ thì Cồn kiêu ngạo nói : “Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.” - Đôi bạn gặp một người thợ săn, chúng vội nấp vào một cái hang. - Reo lên và lấy gậy chọc vào hang. - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi. - Chồn sợ hãi, buồn bã nên chẳng còn một trí khôn nào trong đầu. - Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé ! - Nó giả vờ chết. Người thợ săn tưởng gà chết thật liền quẳng nó xuống đám cỏ. Nó bỗng vùng chạy, ông ta đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn chạy biến vào rừng. - Khiêm tốn. - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. - 4 HS kể nối tiếp 1 lần. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - HS kể theo 4 vai : người dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn , bác thợ săn. - 1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét. Môn : Thủ Công Gấp, cắt, dán phong bì i/ chuẩn bị : - Phong bì mẫu kiểu, thiếp chúc mừng. - Hình vẽ quá trình gấp, cắt, dán phong bì. - Giấy màu, dụng cụ cắt dán. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 2 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. kiểm tra dụng cụ và sự chuẩn bị của HS: 2.thực hành gấp, cắt, dán: a/ HS nhắc lại quá trình: - Treo hình vẽ quá trình lên bảng y/c HS quan sát và nêu lại quá trình gấp, cắt, dán phong bì. - Y/c cả lớp theo dõi, nhận xét. - Y/c 1 HS lên bảng thực hiện trên giấy khổ to. - Nhận xét chỉnh sửa cho HS. b/ Thực hành gấp, cắt, dán: - Y/c cả lớp thực hành gấp, cắt, dán phong bì. Lưu ý HS dán cho thẳng, miết thẳng, cân đối. Gợi ý cho các em trang trí, theo mẫu phong bì có sẵn. + Ghi họ tên địa chỉ người gửi, người nhận. + Để thiếp chúc mừng vào phong bì (sao cho vừa vặn) c/ Đánh giá sản phẩm của HS: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Chọn 1 số sản phẩm tiêu biểu y/c cả lớp nhận xét đánh giá. - Nhận xét và đánh giá 1 số sản phẩm của HS. 3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho bài học, kĩ năng gấp, cắt, dán và sản phẩm của HS. - Tiết sau mang đủ giấy thủ công, dụng cụ cắt dán để ôn lại các bài chương gấp, cắt, dán hình. * GV nhận xét tiết học. - Quan sát quá trình vài HS lần lượt lên bảng vừa chỉ, vừa nói lại từng bước: Gấp, cắt, dán. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - 1 HS lên bảng, cả lớp theo dõi. Nhận xét góp ý cho bạn. Môn : Tập Đọc CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ ngữ mới, từ khó, các từ từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ. - Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Giọng đọc khi êm ả, khi vui, khi sảng khoái. Biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các cụm từ mới : chao lượn, rợp, hoà âm, thanh mảnh. - Hiểu nội dung bài : Bài văn cho ta thấy sự phong phú, đa dạng và cuộc sống đông vui, nhộn nhịp của cac loài chim trong rừng Tây Nguyên. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Một số tranh về các loài chim khác. - Bảng ghi sẵn câu, từ cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 HS lên kiểm tra bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Nhận xét, cho điểm HS. 2/ DẠY HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Treo tranh minh hoạ và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? - Chỉ lên bức tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu : Đây là hồ Y-rơ-pao ở Tây Nguyên. Quanh hồ Y-rơ-pao có rất nhiều loài chim đẹp, với nhiều màu sắc và tiếng hót hay. Để hiểu được vẻ đẹp của các loài chim này, chúng ta cùng học bài Chim rừng Tây Nguyên. 2.2. Luyện đọc : a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu. Chú ý đọc giọng vui, êm ả. b) Luyện phát âm : - Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc trong bài, sau đó đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại các từ này. + Mặt nước, Y-rơ-pao, rúi rít, lượn, nhào lộn, rung động, rướn. + Y-rơ-pao, mêng mông, vi vu vi vút, trắng muốt, lanh lảnh, quanh hồ, roan vàng. - Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng c) Luyện đọc đoạn : - Gọi HS đọc chú giải. - Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng và luyện đọc các câu dài. d) Đọc cả bài : - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu đọc bài đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm. e) Thi đọc : - Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh. - Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt. g) Đọc đồng thanh : 2.3. Tìm hiểu bài : - Hồ Y-rơ-pao đẹp như thế nào ? - Quanh hồ Y-rơ-pao có những loài chim gì ? - Tìm những từ ngữ tả hình dáng mà sắc, tiếng kêu, hoạt động của : a) Chim đại bàng. b) Chim thiên nga. c) Chim kơ púc. - Với đủ các loài chim hồ Y-rơ-pao vui nhộn như thế nào ? - Con thích nhất cảnh đẹp nào ở hồ Y-rơ-pao? - Con thích loài chim nào nhất ? Vì sao ? 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi 1 HS đọc lại bài - Con có nhận xét gì về chim rừng Tây Nguyên. - Nhận xét, cho điểm. - Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Mỗi HS đọc 2 đoạn và trả lời câu hỏi : + Trong truyện ai là người khôn ? + Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì ? + Chồn thay đổi ra sao ? + Câu chuyện nói lên điều gì ? - Cảnh đàn chim tung tăng bay nhảy. - Theo dõi và đọc thầm theo. - HS đọc cá nhân, nhóm đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. - Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc Mỗi lần đại bàng vỗ cánh / lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, / giống như hàng trăm chiếc đàn / cùng hoà âm.// Những con chim kơ púc mình đỏ chót / và nhở như quả ớt / cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình / hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.// - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn. - Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4 - Mặt hồ rung động, bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt hồ xanh, rộng mênh mông. - Đại bàng, thiên nga, chim kơ púc. - Đại bàng : chân vàng, mỏ đỏ đang

File đính kèm:

  • docT22.DOC
Giáo án liên quan