Đạo đức (tiết 14)
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (tiết 1 )
I/ Mục tiêu: Sgk: 22 / sgv: 48 / ckt: 82
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sach đẹp .
* GDBVMT:HS biết VS để giữ trường lớp xanh-sạch –đẹp.
* GDKNS: KN hợp tác.
* GDSDNLTK-HQ : GD HS giữ gìn trường lớp sạch đẹp là để đảm bảo một môi trường trong lành ,giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động BVMT ,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
II/ Chuẩn bi:
– Phiếu xanh đỏ cho hoạt động 3
- Tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen. Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng tuần 14 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 14
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
25/11/2013
Đạo đức
14
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Tiết 1 )
Toán
66
55 – 8; 56 – 7; 57 – 8; 68 – 9
Tập đọc
40
Câu chuyện bó đũa (tiết 1)
Tập đọc
41
Câu chuyện bó đũa (tiết 2)
Ba
26/11/2013
Kể chuyện
14
Câu chuyện bó đũa
Toán
67
65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
Chính tả
27
(NV) Câu chuyện bó đũa
Âm nhạc
14
Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon
Thể dục
27
Đi đều thay bằng đi thường theo nhịp. Trị chơi: “Vịng trịn”
Tư
27/11/2013
Thủ công
14
Gấp cắt dn hình trịn ( Tiết 2 )
Tập đọc
42
Nhắn tin
Toán
68
Luyện tập
Luyện từ&Câu
14
Từ ngữ về tình cảm gia đình- Câu kiểu Ai làm gì- Dấu chấm, dấu chấm hỏi
GDNGLL
14
Em làm kế hoạch nhỏ
Năm
28/11/2013
Tập viết
14
Chữ hoa M
Toán
69
Bảng trừ
Chính tả
28
( TC) Tiếng vng ku
Thể dục
28
Đi đều thay bằng đi thường theo nhịp. Trị chơi: “Vịng trịn”
Sáu
29/11/2013
TNXH
14
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Tập làm văn
14
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.Viết tin nhắn
Mĩ thuật
14
Vẽ trang trí. Vẽ tiếp họa tiết vo hình vuơng v vẽ mu
Toán
70
Luyện tập
SHCN
14
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Đạo đức (tiết 14)
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (tiết 1 )
I/ Mục tiêu: Sgk: 22 / sgv: 48 / ckt: 82
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sach đẹp .
* GDBVMT:HS biết VS để giữ trường lớp xanh-sạch –đẹp.
* GDKNS: KN hợp tác.
* GDSDNLTK-HQ : GD HS giữ gìn trường lớp sạch đẹp là để đảm bảo một môi trường trong lành ,giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động BVMT ,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
II/ Chuẩn bi:
– Phiếu xanh đỏ cho hoạt động 3
Tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen. Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: “Quan tâm giúp đỡ bạn”
Em cần phải cư xử với bạn bè như thế nào ?
GV nhận xét .
3/ Dạy bài mới:
a) Khởi động: Lớp hát bài “Em yêu trường em”.
b) Hoạt động 1: “Tiểu phẩm bạn hùng thật đáng khen”.
* Mục tiêu:Giúp HS biết được một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Cách tiến hành:
- GV đọc tiểu phẩm Bạn Hùng thật đáng khen. Y/c HS Qs tranh và cho biết tiểu phẩm gồm có những nhân vật nào?
- Gọi HS trả lời. GV n/x
Y/c HS dựa vào tiểu phẩm ,nghĩ ra lời thoại để sắm vai. Cho HS xung phong.
- Tổ chưc cho hoc sinh xem tiểu phẩm và cho biết:
+ Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình?
+ Việc làm đó có đáng khen không? VS?
* Để trường lớp sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì?
=> Kết luận : Vứt giấy rác vào đúng nơi qui định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
c) Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
* Mục tiêu: Giúp HS biết xác định việc làm nào đúng ,việc làm nào không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* GDKNS: KN hợp tác.
* Cách tiến hành: Cho HS làm việc theo nhóm 5
- Cho học sinh quan sát tranh (mỗi nhóm tranh) thảo luân để xác định những việc làm nào nên làm,những việc làm nào không nên làm để giữ gìn trương lớp sạch đẹp. Gọi HS trình bày.
GV nhận xét .
-Thảo luận lớp.
+ Các em cần làm gì để trường lớp sạch đẹp ?
+ Trong các việc đó, việc nào làm được, việc nào làm chưa được, vì sao ?
=> Kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta cần phải trực nhật hằng ngày, không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn ghế; không vức rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
* GDSDNLTK-HQ: GD HS giữ gìn trường lớp sạch đẹp là để đảm bảo một môi trường trong lành ,giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động BVMT ,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hát
- Phải cư xử tốt với bạn.
- Hát bài hát “Em yêu trường em”.
- Nghe GV nêu yêu cầu tiểu phẩm.
+ Cô giáo,bạn hùng,các bạn HS.
- Vài em đóng vai tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.
- HS quan sát trả lời câu hỏi .
+ Đặt hộp giấy rỗng lên bàn tiệc để các bạn bỏ rác vào.
+ Rất đáng khen vì bạn biết vứt rác đúng nơi quy định.
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Từng nhóm lên trình bày từng tranh.Nhóm bạn n/x
+ Tranh 1: Cảnh lớp học 1 bạn đang vẽ lên tường. Mấy bạn khác đứng xung quanh tán thưởng.
+ Tranh 2: Hai bạn hoc sinh đang làm trực nhât lớp; một bạn quét lớp, một bạn lau bảng.
+ Tranh 3: Cảnh các bạn ăn quà bánh vút rác ra sân.
+ Tranh 4: Cảnh các bạn đang tổng vệ sinh sân trường.
+ Tranh 5: Các bạn học sinh đang tưới cây, tưới hoa ở sân trường.
- Thảo luận lớp – trình bày ý kiến .
- Nghe kết luận .
Nghỉ giữa tiết.
d) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: Ccố để HS:
- Biết được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Biết được giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
* Cách tiến hành: Cho HS thực hiện BT2 theo cặp.
_ GV treo bảng phụ.Gọi HS lần lượt trình bày bằng phiếu xanh đỏ.HS khác bổ xung.
=> Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phân của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường lớp, và giúp em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
* Hỏi: Hãy nêu ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
* GDBVMT: HS có ý thức tham gia làm VS để giữ gìn trường lớp xanh- sạch-đẹp là góp phần BVMT.
- Nhận phiếu học tập làm theo nhóm.
¨ a) Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khoẻ HS.
¨ b) Trường lớp sạch đẹp giúp các em học tập tốt hơn.
¨ c) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của HS.
¨ d) Giữ gìn truờng lớp sạch đẹp thể hiện lòng yêu trường lớp.
¨ đ) Vệ sinh trường lớp chỉ là trách nhiệm của bác lao công.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày lớp nhận xét.
=> Nghe kết luận .
* Giữ gìn trường lớp sạch đẹp để em có sức khỏe tốt, học tập tốt.
3) Nhận xét – Dặn dò:
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nhận xét tiết học. – Nêu gương em học tập tốt.
Toán (tiết 66)
55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
I Mục tiêu: Sgk: 66 / sgv: 123 / ckt: 61
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 .
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng .
- Thực hiện BT1( cột 1,2,3) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 4,5; BT2( a,b) nếu có thời gian HS G làm thêm câu c.
II/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: Cho 3 HS đọc bảng trừ 15,16,17,18 trừ đi một số.
GV nhận xét - chấm điểm.
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học .
b) GV tổ chức cho HS thực hiện các phép trừ:
55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
- GV yêu cầu HS “Thực hiện phép trừ 55 – 8”sau đó cho HS nêu cách làm. (Không dùng que tính) chỉ đặt tính và tính.
- Lần lượt yêu cầu HS tính các phép tính còn lại.
( Cách làm tương tự phép trừ 55 – 8).
- Hát
HS nêu .
- Nghe giới thiệu.
- Học sinh thực hiện tính dọc.
55 . 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7,
- 8 viết 7 . nhớ 1.
47 . 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
- Lần lượt 3 em lên bảng làm các phép tính dọc.
56 37 68
- 7 - 8 - 9
49 29 59
Nghỉ giữa tiết
c) Thực hành :
* Bài 1: ( cột 1,2,3 ) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 4,5
Cho HS tự làm bài vào SGK, vài em lên bảng chữa, mỗi em làm một bài.
* Bài 2: ( câu a,b )nếu có thời gian HS G làm thêm câu c
Cho HS nêu lại cách tìm số hạng.
- Các em tự làm vào vở bài tập, gọi vài lên chữ a bài ở bảng .
GV nhận xét .
4/ Củng cố:
- Cho HS đại diện 3 tổ lên thi đua thực hiện phép tính: 56 - 8
- Làm bài vào SGK; nhận xét bài bạn làm; tự chữa bài mình. a) 45 75 95 …
- 9 - 6 - 7 …
36 69 88 …
- Nêu lại cách tìm số hạng. Làm vào vở bài tập, nhận xét bài làm ở bảng, tự chữa bài.
a) x + 9 = 27 b)7 + x = 35
x = 27 – 9 x = 35 – 7
x = 18 x = 28
- 3 tổ đại diện lên thi đua.
3) Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học tuyên dương các em làm bài tập tốt. - Về xem và làm lại hết các bài tập.
Tập đọc (tiết 40 – 41)
Câu chuyện bó đũa
I/ Mục tiêu: Sgk: 112 / sgv: 252 / ckt: 22
- Đọc đúng, rõ ràng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ ràng lời các nhân vật trong bài .
- Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết thương yêu nhau. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5 )
- HS G TL được CH4.
* GDKNS :- KN hợp tác .
- KN giải quyết vấn đề.
II/ Chuẩn bi:
_ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: Tiết 1
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: 2 em đọc bài “ Qùa của bố ”và trả lời câu hỏi về nội dung .
_ Quà của bố đi câu về có những gì?
_ Qua của bố đi cắt tóc về có những gì?
GV nhận xét – cho điểm .
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: Hôm nay các em tìm hiểu về chủ điểm nói về tình cảm anh em. Bài học hôm nay sẽ cho các em một lời khuyên về quan hệ anh em .
b) Luyện đọc:
* GV đọc mẫu
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Đọc từng câu:
Cho HS tìm vá luyện đọc từ: buồn phiền, đặt bó đũa, túi tiền, va chạm, thông thả, đoàn kết, bẻ gảy,
Đọc từng đoạn: tiếp nối nhau mỗi em đọc một đoạn. Chú ý luyện đọc câu:
+ Như thế … rằng / chia lẻ ra thì yếu / hợp lại thì mạnh.//
- Cho các em đọc nghĩa các từ chú giải cuối bài.
- Hát
- 2 em đoc và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- Cà cuống,niềng niễng …….
_ Con xập xành,con muỗng ……..
Nghe giới thiệu chủ điểm và bài đọc; Quan sát tranh SGK.
- Mở SGK nghe GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
- Tiếp nối nhau mỗi em đọc một câu theo dãy bàn.
Luyện đọc từ khó .
- Tiếp nối nhau mỗi em đọc một đoạn. Luyện đọc câu theo yêu cầu.
- Vài em nêu nghĩa từ ngữ chú giải cuối bài.
Nghỉ giữa tiết
Đọc từng đoạn trong nhóm: GV đến các nhóm giúp các em đọc yếu đọc được.
Thi đọc giữa các nhóm.
GV nhận xét – tuyên dương .
- Luyện đọc trong nhóm,mỗi em đọc 1 đoạn, em khác sửa chữa.
- 3 nhóm thi đọc, mỗi nhóm đọc bài một lần.
Lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm đọc đúng, đọc hay nhất.
Tiết 2
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi.
* Câu1: Câu chuyện này có những nhân vật nào?
-> Đọc đoạn 1 và nêu ý của đoạn này.
- Đọc đoạn 2 trả lời các câu hỏi:
* Câu 2: Tại sao 4 người con không ai bẻ gảy được bó đũa ?
* Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
-> Ý đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi.
* Câu 4:
+ Một chiếc đũa được ngầm so với cái gì?
+ Cả bó đũa được ngầm so với cái gì ?
* GDKNS: KN hợp tác
* Câu 5: Người cha muốn khuyên các con điều gì?
- Em hãy chọn câu trả lời đúng:
a/ Gắng sức bẻ gãy bó đũa.
b/ Anh em phải hoà thuận yêu/t nhau.
c/ Anh em phải yêu/t nhau.
* GDKNS : Giải quyết vấn đề.
-> Ý đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi.
+ HS yếu : Có 5 nhân vật: Ông cụ và 4 người con.
=> HS khá, giỏi : Cảnh anh em không hoà thuận.
- Đọc đoạn 2 trả lời các câu hỏi:
+ HS yếu : Vì cầm cả bó đũa mà bẽ nên không gãy
+ Cởi bó đũa ra thông thả bẻ từng chiếc.
=> HS giỏi : Người cha tìm cách dạy các con.
- HS giỏi :
+ Một chiếc đũa với từng người con, với sự chia lẻ. + Với 4 người con, với sự thương yêu đùm bọc nhau.
+ ( HS chọn b)
=> HS giỏi : Lời khuyên của người cha.
HS chú ý lắng nghe .
Nghỉ giữa tiết
d) Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn các nhóm thi đọc truyện theo vai: Người dẫn truyện, ông cụ, bốn người con.
GV nhận xét .
3) Củng cố:
- Yêu cầu HS đặt tên khác cho truyện .
* Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- 3 nhóm thi đọc theo vai: Người dẫn truyện, ông cụ, bốn người con.. Lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Đoàn kết là sức mạnh; Sức mạnh đoàn kết; Đoàn kết thì sống chia rẻ thì chết.
-> Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
4) Nhận xét – Dặn dò:
- Về đọc lại truyện, xem trước yêu cầu tiết kể chuyện .
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
Kể chuyện (tiết 14)
Câu chuyện bó đũa
I/ Mục tiêu: Sgk: 113 / sgv: 256 / ckt: 22
_ Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
_ HS G biết phân vai dựng lại câu chuyện ( BT2)
II/ Chuẩn bi:
_ 5 tranh minh hoạ nội dung truyện.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/Ổn định:
2/ Kiểm tra: 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện “Bông hoa Niềm Vui”. Mỗi em kể 1 đoạn.
GV nhận xét – cho điểm .
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Ghi bảng tựa bài .
b) Hướng dẫn kể:
Kể từng đoạn theo tranh: Không phải mỗi tranh là 1 đoạn truyện. Tranh và lời gợi ý giúp HS nhớ truyện.
- Cả lớp quan sát 5 tranh: Một HS nói nội dung từng tranh.
- 1 HS kể mẫu theo tranh.
- Kể chuyện trong nhóm: Quan sát từng tranh đọc thầm gợi ý, tiếp nối nhau kể từng đoạn.
- Kể trước lớp: Chỉ định HS kể . Lớp nhận xét
GV nhận xét HS kể – sửa sai .
- Hát
- 2 em kể lại câu chuyện “Bông hoa Niềm Vui”
- Lớp nhận xét bạn kể.
- Nghe giới thiệu “Câu chuyện bó đũa”.
- Đọc yêu cầu.
- Lắng nghe GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Quan sát 5 tranh nêu nội dung từng tranh.
+ Tranh 1: Vợ chồng người anh và vợ chồng người em cãi nhau, ông cụ thấy cảnh ấy rất đau buồn.
+ Tranh 2: Ônh cụ lấy truỵên bó đũa dạy các con.
+ Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ mà không nỗi.
+ Tranh 4: Ông cụ bẻ gãy từng chiếc đũa rất dễ dàng.
+ Tranh 5: Những người con hiểu ra lời khuyên của cha.
-1 em kể mẫu theo tranh. Lớp nhận xét góp ý.
- Luỵên kể ở nhóm, mỗi em kể một đoạn. Các em trong nhóm góp ý giúp kể đúng, kể hay, …
- 3 em kể trước lớp. Lớp nhận xét.
Nghỉ giữa tiết
Phân vai dựng lại câu chuyện ( HS G)
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con) dựng lại chuyện.
* Cách dựng lại câu chuyện:
+ Ông cụ nói lời ông cụ; 4 người con cùng nói lời các con; những câu khác do người dẫn chuyện kể.
GV nhận xét – bình chọn nhóm kể hay .
4) Củng cố:
- GV: HS ghi nhớ lời khuyên của câu chuyện:
Yêu thương sống thuận hoà với anh chị em.
- Nhóm phân vai thi dựng lại câu chuyện theo các vai người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con.
- 6 em kể , đóng vai theo nhóm.
+ Ông cụ nói lời ông cụ; 4 người con cùng nói lời các con; những câu khác do người dẫn chuyện kể.
- Lớp nhận xét , bình chon nhóm kể hay nhất.
- Lắng nghe lời khuyên của GV để ghi nhớ “Yêu thương sống thuận hoà với anh chị em”.
5) Nhận xét – Dặn dò:
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Nhận xét tiết học .
Toán (tiết 67)
65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
I/ Mục tiêu: Sgk: 67 / sgv: 124 / ckt: 61
- Biết thực các phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 .
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên .
* Thực hiện BT1(cột 1,2,3) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 4,5; BT2(cột 1) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 2.; BT3
II/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra:
- GV ghi bảng các phép tính: 55-6;75-8; 95-9 cho 3 HS lên đặt/t và tính.
- GV n/x chung.
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học “65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29”.
Ghi bảng tựa bài .
b) GV tổ chức cho các em tự thực hiện các phép trừ của bài học:
- GV hướng dẫn thực hiện phép trừ 65 – 38: Yêu cầu HS thực hiện phép trừ (Đặt tính rồi tính). Sau đó cho HS vừa nói vừa viết như trong bài học.
- GV cho HS thực hiện các phép trừ còn lại, vừa nói vừa viết như bài 65 – 38.
- Cho HS đọc lại các phép trừ vừa thực hiện.
- Hát
- 3 HS lên bảng
- Nghe giới thiệu “65 – 38;
46 – 17; 57 – 28; 78 – 29”.
- Từng em lên thực hiện một bài.
65 . 5 không trừ được 5, lầy15 trừ 8 bằng 7, viết
-38 7, nhờ 1.
27 . 3 thêm1 bằng 4,6 trừ 4 bằng 2, viết2
46 57 78
-17 - 28 - 29
29 29 49
Nghỉ giữa tiết
c) Thực hành:
* Bài 1: ( cột 1,2,3 ) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 4,5
HS tự làm vào SGK, vài em nêu kết quả, đổi sách kiểm tra chéo nhau.
Chú ý: Phép trừ viết thẳng cột đơn vị và cột chục
* Bài 2: ( cột 1 ) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 2.
Hướng dẫn HS tự nêu cách làm. Viết theo SGK , tính nhẩm, khi tính nên nêu rõ: 86 trừ 6 bằng 80, viết 80 vào ô trống; lấy 80 trừ đi 10 bằng 70, viết 70 vào ô trống tiếp theo …
- HS tự làm rồi chữa bài.
* Bài 3: Đọc đề bài. Tự làm vào vở. 1 em giải bảng lớp.
- Lớp nhận xét và tự chữa bài giải đúng.
4/Củng cố:
- Cho HS thi đua thực hiện phép /t : 98-39
HS lm bảng con 3 bài câu a, 3 bài b,c làm SGK
85 55 95 .....
-27 -18 -46 ......
58 37 59 ......
Đọc yêu cầu, HS tự làm vào SGK,rồi chữa chéo nhau. Một em nêu kết quả. Nhận xét .
86 – 6 -> 80 – 10 -> 70
58 – 9 -> 49 – 9 -> 40
Bài giải
Số tuổi mẹ năm nay là:
65 – 27 = 38 (tuổi)
Đáp số: 38 tuổi.
- 3 tổ đại diện lên thi đua.
5) Nhận xét – Dặn dò:
- Xem và làm bài cho hoàn thành các bài tập .
- Nhận xét tiết học
Chính tả (tiết 27)
Câu chuyện bó đũa
I/ Mục tiêu: Sgk: 114 / sgv: 256 / ckt: 22
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật .Bài viết không mắc quá 5 lỗi CT.
- Làm được BT2c, BT3b .
II/ Chuẩn bi:
- Gv viết BT2 lên bảng phụ.
- Bút dạ và 3 bảng phụ nhỏ.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: HS viết bảng con các từ : yên lặng, luyện tập, câu chuyện.
GV nhận xét .
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học nghe viết “Câu chuyện bó đũa”.
Ghi bảng tựa bài .
b) Hướng dẫn nghe viết:
Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- Giúp HS nhận xét:
+ Tìm lời người cha trong bài chính tả ?
+ Lời người cha được ghi sau dấu câu gì ?
- HS tìm pt viết vào bảng con những chữ khó theo yêu cầu
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
Chấm chữa bài:Dùng bút chì, đổi vở bắt lỗi chéo nhau. GV chấm bài, chữa lỗi sai chung của lớp.
- Hát
- 3 em lên bảng lớp viết, còn lại viết bảng con .
- Nghe giới thiệu nghe viết “Câu chuyện bó đũa”.
- 2 em đọc lại bài viết.
- Vài em phát biểu ý kiến.
+ Đúng như thế, các con đều thấy rằng … sức mạnh.
+ Ghi dấu 2 chấm và dấu gạch ngang
- Viết từ khó vào bảng con: rằng, lẫn, đoàn.
- Nghe đọc , viết bài vào vở chính tả.
- Dùng bút chì, đổi vở bắt lỗi chéo nhau. Chú ý lỗi sai GV chữa.
Nghỉ giữa tiết
c) Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2: Chọn cho lớp làm câu 2 (c)
- Cả lớp làm tập.Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Cho lớp nhận xét, GV chốt lại bài giải đúng:
* Bài 3: Chọn cho lớp làm câu (b) : Các em làm vào bảng con.
GV nhận xét .
4/ Củng cố: GV nhắc lại các từ HS còn viết sai
- Đọc yêu cầu. Lớp làm vào vở . HS lên bảng điền . Lớp nhận xét và tự điều chỉnh bài làm.
c) ăt/ ăc: chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc.
- Đọc yêu cầu , lớp làm bảng con, nhận xét và tự chữa bài.
c) dắt, bắt, cắt.
3) Nhận xét – Dặn dò:
- Về xem và viết lại lỗi sai, làm thêm bài tập còn lại .
- Nhận xét tiết học .
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
Toán ( tiết 68)
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Sgk: 68 / sgv: 125 / ckt: 61
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số .
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
- Biết giải bài toán về ít hơn .
- Thực hiện BT1; BT2( cột 1,2) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 3; BT3; BT4.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn bài tập .
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2) Kiểm tra: Gọi HS đọc bảng trừ :15, 16, 17,18 GV nhận xét – tuyên dương .
3) Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu: GV nêu yêu cầu mục tiêu tiết học.
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Làm nhẩm ghi kết quả vào SGK. Gọi 4 HS lên bảng sửa .
* Bài 2: ( cột 1,2 ) nếu có thời gian HS G làm thêm cột 3
Tính nhẩm rồi chữa theo từng cột tính giúp HS nhận ra:
15 – 5 – 1 bằng 15 – 6.
GV nhận xét .
* Bài 3: Đặt tính vào vở bài tập.
Gọi 1 vài em nêu cách tính.
- Hát
HS đọc – nhận xét .
- Nghe giới thiệu bài “Luyện tập”.
15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 .......
16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 .......
17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 .......
18 – 9 = 9 13 – 6 = 7 .......
- Làm nhẩm từng cột rồi nhận xét.
15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7
15 – 6 = 9 16 – 9 = 7
- Làm vào vở nêu cách tính. Từng em lên làm bảng
a) 35 72 b) 81 50
- 7 -36 - 9 -17
28 36 72 33
Nghỉ giữa tiết.
* Bài 4: Cho HS đọc, nêu tóm tắt bài toán rồi giải vào vở .
Tóm tắt: 50 l
Mẹ vắt:
Chị vắt: 18 l
? l
4 / Củng cố : Gọi 3 HS lên thi đua làm tính nhanh .
GV nhận xét - tuyên dương .
1 em chữa bảng lớp. Lớp nhận xét và chữa bài giải.
Bài giải:
Số lít sữa bò chị vắt được là :
50 – 18 = 32 (l)
Đáp số: 32 lít sữa bò
- Nhận xét bài bạn giải, tự chưã bài vào vở bài tập.
3 em lên bảng làm : 63 – 5 = ? ( 58)
5) Nhận xét – Dặn dò:
- Về làm tiếp những bài tập cho hoàn thành .
- Nhận xét tiết học .
Tập đọc (tiết 42)
Nhắn tin
I/ Mục tiêu: Sgk: 115 / sgv: 257 / ckt: 22
- Đọc đúng, rõ ràng . Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn ; biết nghỉ hơi đúng chỗ .
- Nắm được cách viết tin nhắn ( ngắn gọn, đủ ý ) . Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .
II/ Chuẩn bi: Một số mẫu giấy khổ nhỏ đủ cho cả lớp tập viết nhắn tin.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: 2 em tiếp nối nhau đọc bài “ Câu chuyện bó đũa” và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì ?
GV nhận xét – cho điểm .
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: Các em đã biết trao đổi bằng bưu thiếp, điện thoại. Hôm nay cô dạy em một cách trao đổi khác là “Nhắn tin”.
Ghi bảng tựa bài .
b) Luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Giọng nhắn nhủ thân mật.
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Đọc từng câu: Tiếp nối nhau đọc từng câu theo dãy bàn. Cho HS tìm các tư khó: nhắn tin, Linh, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền, quyển …
Đọc từng mẩu tin nhắn trước lớp: Mỗi em đọc một tin.
Chú ý luyện đọc các câu:
+ Em nhớ quét nhà/ học tuộc lòng hai khổ thơ/ và làm ba bài tập toán chị đã đánh dấu.//
Đọc từng câu nhắn tin trong nhóm: Luyện đọc ở nhóm. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm đọc.
Thi đọc giữa các nhóm: Cá nhân trong nhóm thi đọc một nhắn tin.
GV nhận xét – tuyên dương .
- Hát
-2 em đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Câu chuyện bó đũa”.
+ Vì bẻ cả bó đũa.
+ Khuyên anh em phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
- Nghe giới thiệu “Nhắn tin”.
- Mở SGK/115 nghe GV đọc bài mẫu. Chú ý giọng đọc.
- Mỗi em đọc một câu tiếp nối nhau, theo dãy bàn.
- Luyện đọc từ khó .
- Mỗi em 1 tin tiếp nối nhau .
- Luyện đọc các câu.
- Luyện đọc ở nhóm. Luân phiên nhau mỗi em đọc một tin. Các em góp ý giúp bạn đọc tốt.
- Đọc thi.
HS nhận xét bạn đọc .
Nghỉ giữa tiết
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đọc thầm hai tin trả lời câu hỏi.
* Câu 1: Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào ?
* Câu 2: Vì sao chị Nga và Hà nhắn tin bằng cách ấy?
- Đọc tin thứ nhất trả lời câu hỏi.
* Câu 3: Chị Nga nhắn Linh những gì ?
- Đọc tin thứ hai trả lời câu hỏi.
* Câu 4: Hà nhắn Linh những gì ?
- Đọc câu hỏi (5) và nhắn tin trong câu (5) ở SGK/115.
* Câu 5: HS viết tình huống nhắn tin.
+ Em phải viết nhắn tin cho ai ?
+ Vì sao phải nhắn tin ?
+ Nội dung nhắn tin là gì ?
- HS viết nhắn tin vào vở bài tập.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc lại bài. Lớp và GV nhận xét. Khen HS viết ngắn gọn đủ ý.
4) Củng cố:
Hỏi: Bài hôm nay giúp các em hiểu gì về cách nhắn tin ?
- Đọc hai tin trả lời câu hỏi
+ Chị Nga và bạn Ha. Nhắn tin cho Linh bằng cách viết ra giấy.
+ Lúc chị Nga đi còn sớm, Linh đang ngủ ngon. Chị Nga không muốn đánh thức Linh. Lúc Hà đến Linh không có nhà.
+ Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở nhà, giờ chị ra về.
Hà mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang bài hát đi học cho mượn.
- HS giỏi :
+ Cho chị.
+ Nhà đi vắng cả chị đi chợ chưa về. Em đến giờ đi học, không đợi chị được muốn nhắn chị: Cô Phúc mượn xe, không nhắn chị tưởng xe mất.
+ Em đã cho cô Phúc mượn xe.
- Lớp viết bài vào vở.
- Vài em đọc lại bài viết của mình. Lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
Chị ơi, em phải đi học đây. Em cho cô Phú mượn xe đạp vì cô có việc gấp.
Em: Tuấn .
- Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp người đó, ta có thể viết những điều cần nhắn vào giấy, để lại. Lời viết ngắn gọn, đủ y.
5) Nhận xét – Dặn dò:
- Về thực hành viết nhắn tin.
- GV nhận xét tiết.
Luyện từ và câu (tiết 14)
Từ ngữ về tình cảm gia đình – Câu kiểu Ai làm gì
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi .
I/ Mục tiêu: Sgk: 16 / sgv: 259 / ckt: 22
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình ( BT1) .
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? ( BT2) ; điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống ( BT3) .
II/ Chuẩn bi:
- Bảng phụ viết nd BT3.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
1/ Ổn định:
2/ kiểm tra: H
- Em hãy kể tên các việc làm ở nhà để giúp đỡ cha mẹ?
- Cho HS thực hiện BT3 tuần 13.
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học “Từ ngữ về tình cảm gia đình – Câu kiểu Ai làm gì – Dấu chấm, dấu chấm hỏi”
Ghi bảng tựa bài .
b) Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: (miệng) Mỗi HS tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh em.( Gọi HS Y)
GV nhận xét – chốt ý đúng .
* Bài 2:(Miệng) Phát bút dạ và bảng phụ (đã kẻ) cho các nhóm làm bài.( gọi HS G)
Chú ý: Viết hoa đầu câu ,cuối câu ghi dấu chấm, với những từ ở 3 nhóm đã cho tạo thành nhiều câu theo mẫu Ai làm gì ?
Làm xong dán lên b
File đính kèm:
- TUAN 142013.doc