- Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo )
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
6 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 4514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 22 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 Ngày soạn 15/12/2009
Bài 7
CÔNG DÂN VớI CáC QUYềN DÂN CHủ
I. MụC TIÊU BàI HọC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo)
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
3.Về thái độ:
- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
- Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II. PHƯƠNG PHáP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,
III. PHƯƠNG TIệN DạY HọC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV. TIếN TRìNH LÊN LớP :
1. ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân
GV nhắc lại ý nghĩa của hai quyền đã học: quyền bầu cử và việc thực hiện dân chủ gián tiếp; quyền tham gia quản lí nhà nước và việc thực hiện dân chủ trực tiếp.
GV nêu câu hỏi:
- Trong khi thực hiện các quyền trên, nếu phát hiện những vi phạm pháp luật của cán bộ, cơ quan nhà nước thì người dân có thể làm gì? Làm như thế nào để ngăn chặn những việc làm sai trái đó?
GV lưu ý:
Điều quan trọng là các em cần nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mỗi người luôn gắn liền với nhau trong khi sử dụng các quyền dân chủ nói chung, quyền khiếu nại, tố cáo nói riêng. Nếu thực hiện đúng đắn quyền và làm đầy đủ nghĩa vụ thì người dân thật sự góp phần tích cực xây dựng bộ máy nhà nước trong sách, vững mạnh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, gia đình. Ngược lại, tất cả những thái độ né tránh, thờ ơ hay “dân chủ quá trớn” đều làm mất đi ý nghĩa đích thực của việc thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mỗi người.
* Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
GV hỏi:
- Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
HS phát biểu.
GV giảng:
+ Quyền khiếu nại và tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp nhằm bảo vệ lợi ích công dân, tổ chức trong trường hợp bị xâm hại.
+ Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Ví dụ:
Một công dân A gửi đơn khiếu nại tới ông hiệu trưởng trường X về việc ông hiệu trưởng đã từ chối nhận con của công dân A vào trường mặc dù con công dân A đã có đầy đủ các điều kiện và công dân A đã thực hiện đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định của nhà trường.
+ Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
GV hỏi :
- Các em có thể rút ra chỗ giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo ?
HS phát biểu.
GV giảng :
Sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo:
+ Giống nhau:
Có thể có sự vi phạm pháp luật
Có sự phát hiện việc cho là vi phạm pháp luật
Có chủ thể phát hiện
Có chủ thể bị cho là vi phạm pháp luật
Có thể có thiệt hại về tinh thần và vật chất
+ Khác nhau
- Về mục đích:
Khiếu nại : nhằm khôi phục lợi ích của người khiếu nại
Tố cáo : phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân.
- Về chủ thể tiến hành khiếu nại và tố cáo
Chủ thể khiếu nại và chủ thể có lợi ích bị xâm phạm là một
Chủ thể tố cáo và chủ thể có lợi ích xâm phạm có thể không phải là một.
Chủ thể tố cáo chỉ có thể là công dân, trong khi đó chủ thể khiếu nại có thể là cơ quan, tổ chức.
- Về thủ tục:
Người tố cáo gửi đơn tố cáo tới người đứng đầu (hoặc cơ quan cấp trên) cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý ngươì bị tố cáo (hoặc cơ quan tổ chức bị tố cáo);
Ngươì khiếu nại gửi đơn khiếu nại lần đầu đến chính ngươì, cơ quan, tổ chức có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.
- Về lĩnh vực:
Khiếu nại: Chỉ trong lĩnh vực hành chính.
Tố cáo: Trong hành chính và hình sự
* Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân.
GV giảng :
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo :
Người khiếu nại: Cá nhân, cơ quan, tổ chức
Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
Các quyền và nghĩa vụ của ngời khiếu nại, tố cáo được quy định trong luật khiếu nại, tố cáo.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo :
Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của ngời giải quyết khiếu nại.
Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí của ngời giải quyết tố cáo.
=> Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, đó là:
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại (có thể là quyết định, hành vi hành chính của ngời đứng đầu hoặc của cán bộ, công chức do người đó quản lý);
+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ.
=> Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí của ngươì giải quyết tố cáo.
+ Ngườigiải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, đó là:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức bị tố cáo; Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Các cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, toà án ) giải quyết - Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự.
- Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại đựơc thực hiện theo bốn bước sau đây:
Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Ví dụ: Nộp đơn đến UBND phờng
Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định:
Ví dụ UBND phờng xem xét và giải quyết
=> Kết quả của việc giải quyết khiếu nại: Quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; quyết định bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người bị thiệt hại theo nguyên tắc “người bị thiệt hại có quyền được bồi thừơng về vật chất và phục hồi danh dự”:
Ví dụ:
Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách:
-> Hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu:
Ví dụ:
-> Hoặc kiện ra toà Hành chính thuộc toà án nhân dân (trong trường hợp này, vụ kiện sẽ được giải quyết theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính):
Ví dụ:
Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại, ra các quyết định sau:
Quyết định yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có) - Nếu nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần.
Quyết định giữ nguyên quyết định như lần một
Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân.
Như vậy, mọi quá trình khiếu nại theo con đờng hành chính đều kết thúc sau khi giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên, ngời khiếu nại vẫn còn quyền yêu cầu toà án giải quyết việc khiếu nại của mình theo thủ tục tố tụng
Quy trình tố tụng và giải quyết tố cáo được thực hiện theo bốn bước sau đây:
Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Bước 2. Trong thời gian luật định, người giải quyết tố cáo phải tiến hành các việc:
Xác minh và phải ra quyết định về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm:
áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.
Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự:
Bước 3. Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Bứơc 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định.
* nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để tìm hiểu nội dung này.
4.Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại.
* Trách nhiệm của Nhà nước
GV hỏi:
- Nhà nước ta đảm bảo các quyền dân chủ của công dân như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:
Nhà nước bảo đảm bằng cách:
+ Nhà nước ban hành pháp luật, trong đó, quy định cho công dân có các quyền dân chủ; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cán bộ, công chức bảo đảm các quyền này của công dân.
+ Các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trừng trị nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quyền dân chủ của công dân.
* Trách nhiệm của công dân
GV hỏi tiếp:
- Công dân có trách nhiệm thực hiện các quyền dân chủ như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
GV bổ sung, kết luận:
+ Sử dụng đúng đắn các quyền dân chủ của mình.
+ Không lạm dụng quyền dân chủ để làm trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.
3) Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân
a) Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại .
Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền , lợi ích của công dân .
Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
b) Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân.
* Người có quyền khiếu nại , tố cáo:
Người khiếu nại : mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo .
* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại , tố cáo
Người giải quyết khiếu nại: người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
Người giải quyết tố cáo : người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ.
Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết.
* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
-Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên,hoặc kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết .
- Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định , có quyền khởi kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân.
* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
- Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan , tổ chức , cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
- Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
- Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
c) ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân
a) Trách nhiệm của Nhà nước
- Quốc hội ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
- Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.
- Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những vi phạm pháp luật.
b) Trách nhiệm của công dân
Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ
File đính kèm:
- t22.doc