Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 30 - Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

1.Về kiến thức:

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai.

- Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.

 - Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc

 tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh

 tế khu vực và quốc tế.

2.Về ki năng:

- Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.

 

doc3 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 30 - Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 Ngày soạn 15/01/2010 Bài 10 PHáP LUậT VớI HOà BìNH Và Sự PHáT TRIểN TIếN Bộ CủA NHÂN LOạI I. MụC TIÊU BàI HọC: 1.Về kiến thức: - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai. - Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. - Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 2.Về ki năng: - Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia. 3.Về thái độ: -Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. II. PHƯƠNG PHáP : Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, III. PHƯƠNG TIệN DạY HọC: - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu IV. TIếN TRìNH LÊN LớP : 1. ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hóa . Trong bối cảnh quốc tế này, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại. Hợp tác giữa Việt Nam với các nước được thực hiện thông qua nhiều hình thức và công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất, là cơ sở pháp lí để thưc hiện có hiệu quả quá trình hợp tác. Bài 10 sẽ giúp ta hiểu rõ hơn những vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai Đơn vị kiến thức này mang tính lý luận, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại ù Khái niệm điều ước quốc tế GV hỏi: Điều ước quốc tế là gì? Các em đã biết đến điều ước quốc tế nào (Ví dụ: hiệp định, công ước)? HS có thể kể tên một số điều ước quốc tế, ví dụ: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. GV giảng: Ngày nay, không một quốc gia nào đứng ngoài các quan hệ hợp tác quốc tế mà có thể phát triển được. Hơn bao giờ hết, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Để hợp tác với nhau, các quốc gia phải cùng nhau đàm phán để đi đến thống nhất kí kết các văn bản pháp lí quốc tế, trong đó quy định mỗi nước có những quyền và nghĩa vụ gì và cách thức thực hiện hợp tác như thế nào. Văn bản pháp lí được kí kết giữa các quốc gia được gọi là điều ước quốc tế. Vậy thế nào là điều ước quốc tế ? Có thể định nghĩa một cách khái quát : Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế. Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó mỗi điều ước quốc tế lại có tên gọi riêng của mình. Thông thường, điều ước quốc tế có các tên gọi như : hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư. Ví dụ: + Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN,... + Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì ; Hiệp định Bảo hộ và khuyến khích đầu tư giữa Việt Nam với các nước ; Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam – Trung Quốc,... + Hiệp ước về Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân ; Hiệp ước về biên giới đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa ; Hiệp ước ước hoạch định biên giới Việt Nam – Lào ;... + Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ; Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ ; Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ;... + Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường ù Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia GV nêu câu hỏi đàm thoại: ? Giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có mối liên quan với nhau như thế nào? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng: Điều ước quốc tế là một bộ phận quan trọng và chủ yếu của Luật Quốc tế (trong Luật Quốc tế, ngoài điều ước quốc tế còn có tập quán quốc tế). Sau khi được ký kết, điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên phải cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trong các điều khoản của từng điều ước quốc tế. Thực hiện điều ước quốc tế là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia thành viên của mỗi điều ước quốc tế. Nếu quốc gia thành viên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của điều ước quốc tế thì bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Sau khi điều ước quốc tế có hiệu lực, nó cần phải được thực hiện ở các quốc gia thành viên. Thông thường, điều ước quốc tế không có hiệu lực trực tiếp ở các nước thành viên mà phải được chuyển hoá vào hệ thống pháp luật quốc gia thông qua các cách thức khác nhau mà mỗi quốc gia tự xác định. Thực tiễn thực hiện pháp luật quốc tế cho thấy, các quốc gia thường chuyển hoá bằng cách : Rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia mà nội dung có liên quan đến điều ước quốc tế mà mình ký kết. Sau đó có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hoàn toàn hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để nội dung của nó phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế. Cụ thể là, nếu thấy thiếu văn bản trong pháp luật quốc gia thì ban hành văn bản mới hoàn toàn ; nếu thấy văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề nào đó đã có nội dung liên quan đến điều ước quốc tế, nhưng nội dung một số quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp thì Nhà nước phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ví dụ : Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như : Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Quốc tịch, Luật Biên giới quốc gia,... Các luật này được ban hành đã cụ thể hoá các quy định của điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Qua các luật này, có thể thấy Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế được xác định trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Như vậy, việc thực hiện điều ước quốc tế thường được tiến hành ở các quóc gia thành viên theo các cách khác nhau, miễn sao cho điều ước quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhất. 1. Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai - Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia. - Pháp luật là cơ sở để các nước xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Pháp luật là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế # Thương mại giữa các nước. - Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên tòan thế giới. 2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia a) Khái niệm điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế. Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như: hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v b) Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách: - Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan. - Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tế được thực hiện ở quốc gia mình. 4) Củng cố. Bài tập 1,2 SGK 5) Hướng dẫn về nhà Đọc trước phần tiếp theo

File đính kèm:

  • doc30.doc
Giáo án liên quan