1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
5 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 12533 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 23 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Ngày soạn 20/12/2009
Bài 8
PHáP LUậT VớI Sự PHáT TRIểN CủA CÔNG DÂN
I. MụC TIÊU BàI HọC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác
II. PHƯƠNG PHáP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
III. PHƯƠNG TIệN DạY HọC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
-Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV. TIếN TRìNH LÊN LớP :
1. ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
* Quyền học tập của công dân
GV nêu các tình huống:
- Tình huống 1:
Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.
Em có tán thành ý kiến của mẹ thắng không? Vì sao?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tình huống trên.
Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.
Cả lớp tranh luận, bổ sung, thống nhất ý kiến.
GV đưa ra đáp án :
+ Không đồng ý với ý kiến của mẹ Thắng.Vì: Người lành lặn hat khuyết tật đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.
+ Không đồng ý với ý kiến của bố Hiền. Vì, mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.
Điều 10 – Luật Giáo năm 2005 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho tẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp.”
+ ý kiến của Thành là sai. Vì, mọi người không phân biệt dân tộc, thành phần xã hộicó thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình, có thể học bằng nhiều hình thức như chính quy, tại chức, đào tạo từ xa, hiện tại chưa được theo học thì có học khi nào có điều kiện.
GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Em hiểu quyền học tập là gì?
- Vì sao cần phải học tập?
GV tổng hợp ý kiến HS và đi đến kết luận:
+ Quyền học tập là quyền công dân được học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời theo khả năng của bản thân; mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
+ Có học tập thì mới có tri thức và mở rộng hiểu biết của bản thân để làm chủ cuộc đời mình, có đủ năng lực đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình vươn lên làm giàu và góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. Học tập bao giờ cũng quan trọng, nhất là trong nền kinh tế trí thức.
Lưu ý:
+ Không nên hiểu quyền học tập của công dân theo nghĩa chung chung mà phải hiểu công dân có quyền học tập theo quy định của pháp luật. Ví dụ, muốn học ở Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn thì phải dự kỳ thi tuyển và phải đạt điểm quy định đối với ngành học mà mình muốn vào học v.v Như vậy, việc thực hiện quyền học tập như thế nào là tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện của mỗi người.
+Liên hệ tình huống 1: Dù sau này Hiền có ở nhà làm ruộng cũng cần học hết THPT và có thể theo học các khoá học, các khoá tập huấn cho nông dânđể có thêm kiến thức về cuộc sống, kiến thức về lao động sản xuất để tăng năng suất lao động, vươn lên làm giàu.
+ Liên hệ tình huống 2: Người khuyết tật cũng cần học tập để có hiểu biết xã hội, được hoà nhập với cộng động và học nghề phù hợp để có thể tự chăm lo, nuôi sống bản thân
GV yêu cầu HS tự đọc nội dung quyền học tập trong SGK.
GV chốt lại.
GV chuyển ý: Để tạo điều kiện cho công dân được phát triển mọi năng lực cá nhân , Nhà nước ta đã thừa nhận và bảo đảm các quyền khác.
* Quyền sáng tạo của công dân
GV nêu tình huống:
Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương mẹ bóc lạc vất vả, anh mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc. Thấy Lâm vất vả, cha mẹ nhiều lần can ngăn: “Mình là nông dân thì sáng tạo làm sao được? Thôi, dẹp đi con!”
Lâm vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn 1 năm sau mới hoàn chỉnh xong máy tách vỏ lạc và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Cái máy của anh giúp giảm vất vả trong việc tách vỏ lạc, mà năng suất lại cao gấp 40 lần lao động thủ công. Lâm quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu hữu công nghiệp.
Thấy vậy, cha anh e ngại: “Oi trời! Gọi là sáng chế thì máy phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công.”
Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha Lâm? Vì sao?
Học sinh nêu ý kiến và tranh luận.
GV nhận xét, đưa ra đáp án:
+ Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
+ Công dân có quyền đề nghị Nhà nước cấp bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm do mình sáng tạo ra. Căn cứ vào quy định về bản quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp bản quyền sở hữu công nghiệp nếu sản phẩm có đủ tiêu chuẩn quy định.
GV giới thiệu Điều 60 – Hiến pháp 1992.
Quyền sáng tạo là quyền dân sự của công dân. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm hai loại :
+ Quyền nghiên cứu khoa học , kĩ thuật , phát minh , sáng chế , cải tiến kĩ thuật , hợp lí hóa sản xuất ;
+ Quyền sáng tác về văn học , nghệ thuật (quyền tác giả) và tham gia các hoạt động văn hóa khác.
GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Quyền sáng có ý nghĩa như thế nào đối với công dân?
- HS có thể thực hiện quyền sáng tạo như thế nào?
GV kết luận:
+ Quyền sáng tạo là quyền mỗi của người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỉ thuật, hợp lí hoá sản xuất; quyền về sáng tác văn học nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.
+ Quyền sáng tạo của công dân bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ. Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Các tác phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tao ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ
* Quyền được phát triển của công dân
GV lần lượt nêu các câu hoỉ đàm thoại:
# Các em được gia đình và Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức như thế nào?
- Đối với những trẻ em có năng khiếu thì Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào?
- Vì sao các em có được sự quan tâm đó?
- Em hiểu quyền được phát triển của công dân là gì?
HS phát biểu.
GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:
+ Các em có được sự quan tâm đó là do pháp luật nước ta quy định công dân có quyền được phát triển.
+ Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại, phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức; có mức sông đầy đủ về vật chất, được học, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ, được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
GV chuyển ý: Các em đã biết quyền được phát triển của công dân. Vậy nội dung cụ thể của quyền này như thế nào?
GV cho HS xem một số hình ảnh về bữa cơm đủ chất của một gia đình; người dân vùng sâu, vùng xa được khám bệnh miễn phí, trẻ em được tiêm phòng bệnh; hình ảnh HS đi tham quan quan; hình ảnh già trẻ chơi thể thao, đọc bó, xem ti vi,
GV hỏi:
- Những hình ảnh vừa xem nói về vấn đề gì trong quyền được phát triển của công dân?
HS phát biểu.
GV đặt thêm câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ.
- Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ.
- Em hiểu thế nào là phát triển toàn diện? Nêu ví dụ.
HS phát biểu.
GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:
+ Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ có nghĩa là: công dân, đặt biệt là trẻ em được hưởng mức sống, được chăm sóc y tế đầy đủ để phát triển về thể chất trong điều kiện có thể, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ
có nghĩa là: được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng; được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ phù hợp với lứa tuổi; được sử dụng các công trình văn hoá công cộng. Công dân được phát triển toàn diện có nghĩa là: được tạo điều kiện để phát triển về trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mĩ, các năng khiếu cá nhân.
GV nêu tình huống:
- Tình huống 1:
Thắng mới 6 tuổi, đang học lớp 1 nhưng đã có thể bơi qua con sông rộng, nhanh hơn tất cả trẻ em ở vùng sông nước này. Có người nói: Thắng có triển vọng trở thành một vận động viên bơi lội. Cha mẹ Thắng cần bồi dưỡng khả năng này cho con.
-Tình huống 2:
Hà là một HS thông minh và hiếu học. Mới học lớp 3 nhưng em đã giải được những bài toán khó và làm được những đề văn của lớp 4, lớp 5 nên nên không muốn học ở chương trình của lớp 3 nữa. Mẹ Hà muốn xin cho con lên học lớp 4. Hàng xóm có người khuyến khích mẹ Hà làm đơn xin cho con lên lớp trên, nhưng có người lại nói: “Trẻ con vào lớp 1 còn phải đúng độ tuổi. Chẳng trường nào cho phép HS đang học lớp 3 được vượt lên học lớp 4 đâu.”
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Các nhóm cử đại diện báo cáokết quả thảo luận.
GV nhận xét và đưa ra đáp án:
+ Tình huống 1: Bố mẹ Thắng có thể đề nghị GV dạy thể dục ở nhà trường giúp đỡ con mình. Nếu em Thắng thực sự có khả năng bơi lội đặt biệt, gia đình nên viết đơn đề nghị Phòng Văn hoá-Thể thao quận/huyện cử người bồi dưỡng năng khiếu hoặc đưa vào trung tâm hay trường thể thao để bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của em.
+ Tình huống 2: Không đồng ý với ý kiến đó. Vì, trẻ em phát triển sớm về trí tuệ được học trước tuổi, học vượt lớp, nhưng cần phải qua kiểm tra để xác định đúng khả năng, trình độ của trẻ.
GV chuyển ý: Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, là cơ sở và điều kiện cần thiết để công dân được phát triển toàn diện. Sự công nhận và ban hành các quyền đó thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội ta. Vậy, Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quyền này?
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a) Quyền học tập của công dân
Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành,nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
b) Quyền sáng tạo của công dân
Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.
Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữ u công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ.
c) Quyền được phát triển của công dân
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:
Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
File đính kèm:
- t23.doc