Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1-16 - Nguyễn Thanh Tùng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu được: Giới tự nhiên tồn tại khách quan.

 - Con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

 - Con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên.

2. Kĩ năng.

 - Phân biệt một số dạng cụ thể của giới tự nhiên.

 - Lấy được VD giới tự nhiên tồn tại khách quan.

 - Vận dụng kiến thức đã học lí giải được một số vấn đề trong cuộc sống phù hợp với khă năng của học sinh.

3. Thái độ.

 - Tôn trọng giới tự nhiên, tích cực bảo vệ môi trường.

 - Tôn trọng thực tại khách quan, suy nghĩ và hành động.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- SGK và SGV GDCD 10.

 - Máy chiếu, giấy khổ lớn, băng hình.

 - Bút dạ, keo, băng dính.

 - Tranh ảnh, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.

 - Bài tập tình huống.

 - Tục ngữ, ca dao chuyện kể có liên quan đến bài học.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

 Câu hỏi: Phân tích yếu tố duy vật và duy tâm về thế giới quan trong câu truyện “Thần trụ trời”?

 

doc153 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1-16 - Nguyễn Thanh Tùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: công dân với việc hình thành tgq, ppl khoa học Tiết 1 + 2 Bài 1 - tgq duy vật & ppl biện chứng. I/ Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể. - Hiểu biết được vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học. - Hiểu rõ nguyên tắc xác định chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm trong triến học. - Bản chất của các trường phái triết học trong lịch sử. - So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. 2. Kĩ năng. - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành. - Biết nhận xét, kết luận những biểu hiện duy tâm, duy vật trong đời sống. 3. Thái độ. - Trân trọng ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học. - Phê phán triết học duy tâm, dẫn con người đến bi quan, tiêu cực. - Cảm nhận được triết học là cần thiết, bổ ích và hỗ trợ cho các môn khoa học khác. II/ Tài liệu và phương tiện. - SGK, SGV GDCD lớp 10. - Sơ đồ, giấy khổ lớn, bút dạ. - Các câu chuyện, tục ngữ, ca dao liên quan đến kiến thức triết học. - Máy chiếu. III/ tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Tiết 1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho ta tri thức ấy. - Theo ngôn ngữ Hy lạp - Triết học có nghĩa là ngưỡng mộ sự thông thái. Ngữ nghĩa này được hình thành là do ở giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của mình. Triết học bao gồm mọi tri thức khoa học của nhân loại. - Triết học ra đời từ thời cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Triết học Mác - Lênnin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho triết học với tư cách là một khoa học. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - GV: Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó. - GV: Cho học sinh lấy ví dụ đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học. - HS: Trả lời theo gợi ý của giáo viên. - HS: Trả lời các câu hỏi sau + Khoa học tự nhiên bao gồm những môn khoa học nào? + Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm những môn khoa học nào? - HS: Trả lời cá nhân. - HS: Cả lớp nhận xét. - GV: Bổ xung, nhận xét: Các bộ môn của khoa học tự nhiên, khoa học XH nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của lĩnh vực cụ thể. - GV: Giảng giải. Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã dựng lên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn đó. Quy luật của triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, những bao quát hơn là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. - GV: Cho HS nhắc lại khái niệm để khắc sâu kiến thức. - GV: Giảng giải Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động phát triển của tự nhiên, XH và con người nên vai trò của triết học sẽ là: - GV: Cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức. - HS: GiảI bài tập nhanh. - GV: Ghi bài tập lên bảng phụ hoặc khổ giấy to, hoặc chiếu lên máy. - HS: Giải bài tập sau: Bài 1: Thế giới khách quan bao gồm: a, Giới tự nhiên. b, Đời sống xã hội. c, Tư duy con người. d, Cả 3 ý kiến trên. Bài 2: Đối tượng nghiên cứu của triết học là: a, Nghiên cứu những vấn đề cụ thể. b, Nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. c, Nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới. - HS: Lên bảng làm. - HS cả lớp nhận xét. - GV nhận xét đưa ra đáp án đúng. - GV mở rộng kiến thức đối với HS giỏi, khá: Phân tích sâu hơn vai trò hạt nhân của triết học đối với thế giới quan, - GV chuyển ý: Thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển để ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Từ thế giới quan thần thoại, huyền bí đến thế giới quan triết học. - GV: Sử dụng pp đàm thoại. - GV: Cho HS lấy VD về truyện thần thoại, ngụ ngôn. - HS: Lấy VD. + Truyện: Thần trụ trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh. - HS: Nhận xét rút ra quan điểm. - GV: Nhận xét và kết luận. - GV nhận xét và chuyển ý. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, con người cần phải có quan điểm đúng đắn về thế giới quan cho các hoạt động của họ. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp học sinh tiếp thu kiến thức. - GV hướng dẫn học sinh dựa và đơn vị kiến thức và lấy VD về vai trò của các ngành khoa học cụ thể và triết học đối với việc nghiên cứu thế giới. - HS lấy VD * Khoa học tự nhiên: (Toán học, Vật lí, Sinh học...) * Khoa học XH: Văn, sử địa... * Chính trị. * Đạo đức. * Quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. - HS cả lớp trao đổi. - GV nhận xét và kết luận. Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất, giúp con người trong nhận thức lí luận và hoạt động thực tiễn. - GV chuyển ý: Thế giới quanh ta là gì? Thế giới có bắt đầu và kết thúc không? Con người có nguồn gốc từ đâu? Con người có nhận thức được thế giới hay không: Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề cơ bản của triết học. - GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. - GV lấy VD. * Loài cá trong tự nhiên -> Con người có thể sáng chế tàu thuyền. * Loài chim trong tự nhiên ->Con người sáng chế ra máy bay. - GV đặt câu hỏi cho học sinh. * Từ các VD trên, các em cho biết cái nào có trước, cái nào có sau? * Khả năng của con người như thế nào? - HS trả lời ý kiến cá nhân. - HS cả lớp trao đổi. - GV nhận xét và kết luận. Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết vấn đề quan hệ giữa vật chất (tồn tại tự nhiên) và ý thức(tư duy tinh thần). - GV chuyển ý: Trong lich sử triết học có nhiều trường phái khác nhau. Sự phân chia các trường phái này dựa vào chỗ chúng giải quyết khác nhau, độc lập nhau về vấn đề cơ bản của triết học. - GV: Mỗi trường phái tùy theo cách trả lời về các mặt vấn đề cơ bản của triết học mà hệ thống thế giới quan được xem xét là duy vật hay duy tâm. - GV: Giải thích 2 VD trong SGK để giúp HS rút ra kết luận. - GV gợi ý cho HS lấy VD trong thực tiễn. - HS lấy VD liên quan đến kết luận phần trên. * Vật chất có trước quyết định ý thức con người. * Vật chất tồn tại khách quan. Một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu , đông (không phụ thuộc vào ý thức con người). - HS giải thích câu tục ngữ sau: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. *GV cho HS làm bài tập để củng cố đơn vị kiến thức 1 và 2. - GV lập bảng so sánh trên bảng phụ hoặc giấy khổ lớn hoặc chiếu lên máy chiếu. - HS trả lời cá nhân. So sánh về đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học cụ thể. Bài 1: Triết học Các môn khoa học cụ thể Những quy luật Ví dụ Bài 2: So sánh thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Thế giới quan duy vật Thế giới quan duy tâm Quan hệ vật chất và ý thức Ví dụ - HS cả lớp nhận xét. - GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng. 1. Thế giới quan và phương pháp luận. a, Vai trò thế giới quan và phương pháp luận. VD: * Về khoa học tự nhiên: + Toán học: Đại số, hình học + Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử. + Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất. * Khoa học xã hội: + Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp, ...). + Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người. + Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường. * Về con người: + Tư duy, quá trình nhận thức + Khái niệm triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới. + Vai trò của triết học: Triết học có vai trò là thê giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động và hoạt động nhận thức con người. Đáp án: Bài 1: d Bài 2: c b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm * Thế giới quan * Thế giới quan của người nguyên thủy: Dựa vào những yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực cái ảo, thần và người. * Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. + Vấn đề cơ bản của triết học. * Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức: Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? * Mặt thứ 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không? + Thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm. - Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. - Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên. Bài 1: Triết học Các môn khoa học cụ thể Những quy luật Chung nhất cho sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Riêng biệt, cụ thể. Ví dụ Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập Toán học nghiên cứu số, đại lượng. Bài 2: Thế giới quan DV Thế giới quan DT Quan hệ vật chất và ý thức Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. ý thức có trước và có vai trò quyết định. Ví dụ Có bộ não, con người mới có đời sống tinh thần ý thức con người sinh ra muôn loài GV kết luận Tiết 1: Lịch sử triết học luân là sự đấu tranh giữa các quan điểm về các vấn đề nói trên. Cuộc đấu tranh này là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là một thực tế và thực tế cũng khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển xã hội, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tiết 2. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - GV đặt vấn đề từ đó giúp học sinh nhận thức dược thế nào là phương pháp và phương pháp luận. Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp có nghĩa là chung nhất là cách thức đạt được mục đích đề ra. Trong quá trình phát triển của khoa học, những cách thức này dần dần được xây dựng thành hệ thống(thành học thuyết) chặt chẽ gọi là phương pháp luận. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, có phương pháp luận riêng thích hợp với từng môn khoa học, có phương pháp luận chung nhất, bao quát tự nhiên, xã hội và tư duy - đó là phương pháp luận triết học. Trong lịch sử triết học có phương pháp luận cơ bản đối lập nhau. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại. Đưa ra các bài tập và hướng dẫn HS phân tích và giải các bài tập đó, từ đó rút ra kết luận nội dung bài học. Bài 1: Em hãy giải thích câu nói nổi tiếng sau đây của nhà triết học cổ đại Hêraclit “Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”. Bài 2: Phân tích yếu tố vận động , phát triển của các sự vật, hiện tượng sau: * Cây lúa trổ bông. * Con gà đẻ trứng. * Loài người trải qua 5 giai đoạn. *Nhận thức con người ngày càng tiến bộ. - HS trình bày ý kiến cá nhân. -HS cả lớp trao đổi. - GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. - GV nhận xét, kết luận: Phương pháp xem xét các yếu tố trên của các VD được gọi là phương pháp luận biện chứng. - HS ghi bài. - GV chuyển ý: Tuy nhiên trong lích sử triết học không phải ai cũng có được quan điểm trên đây. Có cả quan điểm đối lập với quan niệm trên. Một trong số đó là “phương pháp luận siêu hình”. - GV cho HS phân tích tình huống. - GV cho 1 HS có giọng đọc tốt đọc câu chuyện “thầy bói xem voi”, đưa ra một số tình huống. - HS đọc truyện. Câu hỏi: 1. Việc làm của 5 thầy bói xem voi. 2. Em có nhận xét gì về các yếu tố mà các thầy bói đưa ra. 3. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? Vì sao? * Cơ thể con người giống như các bộ phận của cỗ máy. * Một HS A vi phạm nội quy 1 lần vào tháng 9. Cuối năm tuy đã tiến bộ rất nhiều, cô giáo chủ nhiệm vẫn hạ hạnh kiểm của bạn, lí do là lần vi phạm đầu tiên đó. - HS trả lời ý kiến các nhân. - Hs cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. - GV: Rút ra kết luận: Xem xét trên đây là phương pháp siêu hình. GV kết luận và chuyển ý. - GV đưa ra câu hỏi để giới thiệu. Em nào đồng ý với quan điểm sau đây: a. Thế giới quan duy vật không xây dựng phương pháp biện chứng. b. Thế giới quan duy tâm có được phương pháp biện chứng. c. Thế giới quan duy vật thống nhất phương pháp luận biện chứng. - HS trả lời. - HS cả lớp trao đổi. - GV đưa ra đáp án đúng. - GV giải thích 2 VD trong SGK. - GV nhận xét và đưa ra kết luận chung. - GV chuyển ý - GV sử dụng bảng so sánh sau. Thế giới quan Phương pháp luận Ví dụ Các nhà duy vật trước Mac Duy vật Siêu hình Thế giới tự nhiên có trước. Nhưng con người phụ thuộc và số trời. Các nhà biện chứng trước Mac Duy tâm Biện chứng ý thức có trước quyết định vật chất. Triết học Mac - Lênin Duy vật Biện chứng Thế giới khách quan, tồn tại độc lập với ý thức và luôn vận động, phát triển. GV sử dụng phương pháp đàm thoại, gọi ý cho HS trả lới các câu hỏi trong bảng so sánh. - HS nhận xét và lấy VD minh họa trong SGK. - GV: Từ bảng so sánh, từ VD trong SGK. - GV hướng dẫn HS lấy VD trong thực tế để minh họa. - HS lấy VD. - GV Liệt kê ý kiến của HS lên bảng phụ. - HS cả lớp trao đổi. - GV nhận xét, kết luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. - HS ghi bài. GV giảng giải: Thế giới quan và phương pháp luận gắn bó với nhau, không tách rời nhau, thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó là cái có sau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng VD, từng trường hợp cụ thể phải xem xét. c, Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. + Phương pháp và phương pháp luận * Phương pháp là cách thức đạt được mục đích đề ra. * Phương pháp luận: là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Đáp án bài 1: Nước không ngừng chảy, tắm sông lần này nước sẽ trôi đi, lần tắm sau sẽ là dòng nước mới. Đáp án bài 2: Yếu tố vận động và phát triển. -> Cây lúa vận động, phát triển từ hạt -> Hạt nảy mầm -> Cây lúa -> Ra hoa, có hạt. -> Con gà vận động phát triển. -> Từ nhỏ -> lớn -> đẻ trứng. -> 5 chế độ xã hội vận động, phát triển: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. -> Nhận thức vận động phát triển từ lạc hậu -> tiến bộ. * Phương pháp luận biện chứng là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự giàng buộc, quan hệ lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động, phát triển không ngừng của chúng. Đáp án: 1. 5 thầy bói xem voi mù sờ vào con voi: - Thầy sờ vòi -> sun sun như con đỉa. - Thầy sờ ngà -> như cái đòn cày. - Thầy sờ tai -> Như cái quạt thóc. - Thầy sờ chân -> cột đình. - Thầy sờ đuôi -> Chổi sể. 2. Cả 5 thầy đều sai vì áp dụng máy móc đặc trưng sự vật này cho đặc trưng sự vật khác. 3. Quan điểm của cô giáo là sai vì không nhìn thấy sự vận động phát triển của bạn A trong quá trình rèn luyện ý thức kỉ luật. * Phương pháp siêu hình xem xét sự vật phiến diện, cô lập, không vận động, không phát triển, máy mó giáo điều, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. Đáp án: c. 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. - Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển theo đúng quy luật khách quan. - Con người nhận thức thế giới khách quan và xây dựng thành phương pháp luận. - Thế giới quan phải xem xét sự vật, hiện tượng với quan điểm duy vật biện chứng. - Phương pháp luận phải xem xét sự vật hiện tượng với quan điểm biện chứng duy vật 4. Củng cố, luyện tập. - GV tổ chức cho HS trò chơi “nhanh mắt, nhanh tay”. - GV: chiếu bài tập lên máy(hoặc viết lên bảng phụ, giấy khổ to) Bài 1: SGK trang 11. So sánh sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa triết học và các môn khoa học cụ thể. Bài 2: SGK trang 11. Căn cứ vào cơ sở nào để phan chia thế giới quan trong triết học. Bài 3:SGK trang 11.ở các VD sau, VD nào là kiến thức khoa học, VD nào là kiến thức triết học? Vì sao?(HS điền phiếu trắc nghiệm). Bài 5: So sánh bài tập GDCD. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về yếu tố biện chứng ( HS khoanh tròn vào đầu câu.) a. Rút dây động rừng. b. Tre già măng mọc. c. Nước chảy đá mòn. d. Môi hở răng lạnh. e. Có thực mới vực được đạo. - HS trả lời bài tập cá nhân. - GV cử 4 HS có câu trả lời nhanh nhất lên bảng trình bày. - HS cả lớp nhận xét. - GV đưa ra đáp án đúng: Bài 1: Triết học Khoa học cụ thể Giống nhau Đều nghiên cứu vận động, phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy Khác nhau Chung nhất, phổ biến nhất Nghiên cứu một bộ phận, lĩnh vực riêng biệt cụ thể. Bài 2: Cơ sở khách quan để phân chia hệ thống thế giới quan trong triết học là dựa vào vấn đề cơ bản của triết học. Bài 3: HS ghi VD: Triết học Khoa học cụ thể Định lí Pitago: a2= b2+c2 x Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả. x Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam x Có áp bức thì có đấu tranh x Bài 5: Tất cả các câu trên. - HS chữa bài tập vào vở. GV kết luận toàn bài. Triết học duy vật biện chứng là thế giới quan của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động, là cơ sở lí luận, là sức mạnh tinh thần động viên quàn chúng lao động đứng lên làm cách mạng giải phóng mình khỏi áp bức bóc lột. Đó là lí do nhân dân lao động phải nắm vững các quan điểm triết học duy vật biện chứng để xây dựng xã hội mới phát triển về kinh tế và văn hóa. Một lần nữa chúng ta thấy được sự đúng đắn, tin cậy, hấp dẫn nhất của triết học Mac - Lênin. Iv/ hướng dẫn hs học bài, làm việc ở nhà. - Làm bài tập còn lại trong SGK. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về quan điển biện chứng. - Sưu tầm truyện thần thoại, ngụ ngôn nói về quan điểm siêu hình, biện chứng. - Bài tập về nhà(làm thêm): Theo em vấn đề cơ bản của triết học thể hiện qua các câu tục ngữ này như thế nào? * Có thực mới vực được đạo. * Có bột mới gột nên hồ. * Mạnh về gạo bạo về tiền. --------------------------------------------------------- Ngày soạn: 03/09/2008 Tiết 3 + 4 Bài 2 - thế giới vật chất tồn tại khách quan. I/ Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được: Giới tự nhiên tồn tại khách quan. - Con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên. - Con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên. 2. Kĩ năng. - Phân biệt một số dạng cụ thể của giới tự nhiên. - Lấy được VD giới tự nhiên tồn tại khách quan. - Vận dụng kiến thức đã học lí giải được một số vấn đề trong cuộc sống phù hợp với khă năng của học sinh. 3. Thái độ. - Tôn trọng giới tự nhiên, tích cực bảo vệ môi trường. - Tôn trọng thực tại khách quan, suy nghĩ và hành động. II/ Tài liệu và phương tiện. - SGK và SGV GDCD 10. - Máy chiếu, giấy khổ lớn, băng hình... - Bút dạ, keo, băng dính. - Tranh ảnh, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học. - Bài tập tình huống. - Tục ngữ, ca dao chuyện kể có liên quan đến bài học. Iii/ tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Phân tích yếu tố duy vật và duy tâm về thế giới quan trong câu truyện “Thần trụ trời”? 3. Bài mới. Tiết 1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật như: sách. vở, bút, nhà, cây cối, con người, biển, vũ trụ, nước, sắt, bàn, ghế, chó, gà, mèo, nguyên tử, phân tử. - Các hiện tượng xảy ra như: Nóng, lạnh, nắng, mưa. - ý nghĩ của con người, tư tưởng con người. 1. Những sự vật hiện tượng đó tồn tại dưới dạng nào? 2. Chúng có chung thuộc tính gì? 3. Thế giới đó bao gồm những gì? Để trả lời được những câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: “Thế giới vật chất tồn tại khách quan”. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài học. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS đọc phần 1 của SGK. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, GV chia tổ theo chỗ ngồi. - GV giao câu hỏi cho các nhóm, quy định thời gian thảo luận. Nhóm 1: Em hãy nêu các quan niệm khác nhau về sự ra đời và tồn tại của giới tự nhiên? Nhóm 2: Chứng minh giới tự nhiên là tự có? Ví dụ minh họa? Nhóm 3: Chứng minh giới tự nhiên tồn tại khách quan? GV: Đưa ra các câu hỏi gợi ý. + Sự vận động, phát triển của giới tự nhiên có phụ thuộc vào ý muốn con người hay không? + Con người có thể quyết định hoặc thay đổi những quy luật tự nhiên theo ý muốn chủ quan của mình được hay không? - HS các nhóm thảo luận. Nhóm trưởng các nhóm trình bày. - HS thảo luận nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. GV kết luận đơn vị kiến thức 1. Các quan điểm triết học duy tâm, tôn giáo phủ định sự tồn tại của giới tự nhiên. Triết học duy vật lại khẳng định giới tự nhiên là có, là cả quá trình biến đổi lâu dài của chính bản thân nó. - GV dặt vấn đề để chuyển ý. - GV cho HS trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy lấy VD về sự vật, hiện tượng tồn tại trong giới tự nhiên. + Nêu thuộc tính chung nhất của các sự vật hiện tượng nói trên. + Nguồn gốc của loài người là từ đâu? - HS trả lời ý kiến cá nhân. - GV nhận xét và chuyển ý. Bằng các kiến thức đã học, chúng ta sẽ tìm hiểu con người có nguồn gốc từ đâu và quá trình tiến hóa như thế nào? - GV đặ câu hỏi. - HS cả lớp trao đổi. - HS trả lời ý kiến các nhân. + Quan điểm duy tâm, duy vật khác nhau như thế nào khi nói về con người? + Bằng kiến thức lịch sử, sinh học để chứng minh quan niệm trên. + Nguyên nhân nào dẫn đến những quan niệm khác nhau như vậy? - GV nhận xét và kết luận các ý kiến của HS. - GV: Để củng cố đơn vị kiến thức 2, GV cho HS thực hiện các nhiệm vụ sau: + Phân tích sơ đồ tiến hóa và nhận xét. + Làm bài tập nhanh (vào phiếu học tập). Bài 1: Lấy VD để chứng minh quan điểm duy tâm nói về con người. Bài 2: Sự khác nhau về hoạt động của động vật có vú và con người. Động vật có vú Con người Bài 3: Điều kiện nào dẫn đến sự khác biệt đó? - HS nộp phiếu học tập. - GV nhận xét đưa ra kết quả đáp án. - Gv chốt lại ý chính. - HS ghi bài. GV kết luận: Con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của giới tự nhiên. Con người không chỉ dựa vào tự nhiên để sống mà còn cải tạo được tự nhiên. 1. Giới tự nhiên tồn tại khách quan. Nhóm 1: - Các quan điểm duy tâm, tôn giáo cho rằng: Giới tự nhiên là do thần linh, thượng đế sáng tạo ra. - Các nhà duy vật khẳng định: Tự nhiên là cái sẵn có, là nguyên nhân sự tồn tại, phát triển của chính nó. Nhóm 2: Các công trình khoa học về nhân chủng, địa chất, vũ trụ... đã chứng minh về nguồn gốc của sự sống. - Từ vô cơ - > Hữu cơ. - Từ chưa có sự sống -> có sự sống. - Từ động vật bậc thấp -> động vật bậc cao. Thông qua chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo trong quá trình phát triển lâu dài, giới tự nhiên đa dạng, phong phú như ngày nay. VD: Kiến thức đã học về sinh vật, lịch sử. Nhóm 3: a. Ví dụ - Mặt trời, trái đất, mặt trăng là có thật. - Lũ lụt, mưa bão là hiện tượng vẫn có của tự nhiên. - Một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. - Nước chảy từ cao xuống thấp. - Cây cối, động vật có trước và có thật. b. Nhận xét. - Sự vận động, phát triển của giới tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn của con người. - Con người không thể quyết định thay đổi giới tự nhiên. - Giới tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất, giới tự nhiên là tự có. - Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. - Mọi sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên đầu có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó. 2. Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. a. Con người là sản phẩm của tự nhiên. - Quan điểm duy tâm cho rằng: con người do thần linh, thượng đế sinh ra. - Quan điểm duy vật cho rằng: loài người có nguồn gốc từ tự nhiên và là kết quả của phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Bài 1: - Bà Nữ Oa dùng bùn vòng nặn ra con người và thổi vào đó sự sống. - Đất sét nặn ra đàn ông, xương sườn người đàn ông tạo ra đàn bà. Bài 2: Động vật có vú Con người Bản năng Có ý thức ngôn ngữ tư duy Thích nghi với thụ động tự nhiên. - Có phương pháp... - Có mục đích. - Có khă năng nhận thức cái tạo ra tự nhiên. Bài 3: Điểm khác biệt của động vật có vú và con người là do: - Lao động. - Hoạt động xã hội. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên. Tiết 2 Kiểm tra bài cũ Theo em, việc làm nào là đúng, sai trong các câu sau, vì sao? + Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển. + Lấp hết ao, hồ để xây dựng nhà ở. + Thả động vật hoang dã về rừng. + Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu lấp đị. + Trồng rừng đầu nguồn. + Phủ xanh đồi trọc. - GV nhận xét và cho điểm. - GV đặt vấn đề: Chuyển đổi nội dung Sau khi nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình tiến hóa của con người chúng ta thấy xuất hiện yếu tố xã hội. Vậy xã hội có nguồn gốc như thế nào? Xã hội là gì? Chúng ta xem xét tiếp đơn vị k

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_16_nguyen_thanh_tung.doc