Giáo án Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Học kỳ I

I. MỤC TIÊU:

 Nắm được các khái niệm về ngắm bắn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án đã thông qua và phê duyệt.

- Nghiên cứu kĩ trước nội dung ngắm bắn.

- Chuẩn bị tranh, ảnh về nội dung ngắm bắn, súng giảng dạy.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi đầy đủ.

- Xem trước các nội dung về ngắm bắn trong SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp học:

- Ổn định lớp học: kiểm tra sĩ số, tác phong.

- Giới thiệu bài: Bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK (hoặc súng trường CKC) là bài bắn quan trọng, vì vậy nắm được các khái niệm ngắm bắn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn là cở sở để thực hành tốt bài bắn này.

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ký duyệt BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 19: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LÍ THUYẾT BẮN (NGẮM BẮN) I. MỤC TIÊU: Nắm được các khái niệm về ngắm bắn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. - Nghiên cứu kĩ trước nội dung ngắm bắn. - Chuẩn bị tranh, ảnh về nội dung ngắm bắn, súng giảng dạy. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi đầy đủ. - Xem trước các nội dung về ngắm bắn trong SGK. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp học: kiểm tra sĩ số, tác phong. - Giới thiệu bài: Bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK (hoặc súng trường CKC) là bài bắn quan trọng, vì vậy nắm được các khái niệm ngắm bắn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn là cở sở để thực hành tốt bài bắn này. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm ngắm bắn và các định nghĩa về ngắm bắn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV nêu câu hỏi: vì sao phải ngắm bắn? - Giáo viên vừa giảng vừa minh hoạ bằng hình ảnh và chỉ trên súng. HS tự tìm câu trả lời. HS lắng nghe, quan sát, ghi chép. 1.Khái niệm ngắm bắn: ngắm bắn là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu. 2. Định nghĩa về ngắm bắn: a) Đường ngắm cơ bản: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm (hoặc tâm lỗ ngắm) đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm. b) Điểm ngắm đúng: là điểm ngắm được xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu. c) Đường ngắm đúng: là đường ngắm cơ bản được gióng vào điểm đã được xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng. HOẠT ĐỘNG 2 : Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn. Gv giảng giải, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và minh họa bằng hình ảnh trực quan. Học sinh lắng nghe, ghi chép, quan sát. Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện tốt ba yếu tố sau: Có thước ngắm đúng; có điểm ngắm đúng; có đường ngắm đúng. Nếu thiếu hoặc thực hiện sai lệch một trong ba yếu tố trên thì khả năng bắn trúng sẽ thấp, thậm chí không trúng mục tiêu. Sai lệch đó được biểu hiện cụ thể như sau: a) Đường ngắm cơ bản sai lệch: Đường ngắm cơ bản sai lệch thực chất là sai về góc bắn (tăng hoặc giảm) và hướng bắn. Sai lệch này ảnh hưởng rất lớn đến trúng đích của phát bắn. b) Điểm ngắm sai: khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu. c) Mặt súng không thăng bằng: mặt súng nghiêng làm cho trục nòng súng lệch khỏi mặt phẳng bắn và làm cho góc bắn nhỏ lại, dẫn tới tầm bắn giảm, đồng thời làm cho đường đạn lệch sang phía mặt súng bị nghiêng. Tóm lại: Nếu có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng nhưng mặt súng bị nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ bị lệch và thấp về bên ấy. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết. - giải đáp thắc mắc -Gv nhận xét buổi học. Học sinh lắng nghe. Củng cố nội dung tiết học. Dặn dò xem trước phần động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ký duyệt BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 20: ĐỘNG TÁC BẮN TẠI CHỖ CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được các trường hợp vận dụng, các động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, đạn luyện tập, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Chuẩn bị tranh, ảnh về động tác bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. - Giới thiệu bài: Trong chiến đấu, người bắn phải căn cứ vào tình hình địch, địa hình và nhiệm vụ bắn để vận dụng các tư thế, động tác bắn cho phù hợp. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC gồm động tác đứng bắn, động tác quỳ bắn và động tác nằm bắn. Trong phạm vi bài này chỉ tập trung làm rõ động tác nằm bắn. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Động tác nằm bắn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giáo viên giảng giải và làm động tác mẫu theo ba bước. + Bước 1: Làm nhanh. + Bước 2: Làm chậm có phân tích. + Bước 3: Làm tổng hợp. HS lắng nghe và quan sát động tác mẫu của giáo viên. a) Động tác nằm chuẩn bị bắn: - Khẩu lệnh: “Nằm chuẩn bị bắn”. - Động tác: * Tư thế chuẩn bị: + Cử động 1 + Cử động 2 + Cử động 3 * Động tác chuẩn bị đạn: b) Động tác bắn: - Động tác giương súng: + Trường hợp bắn không có bệ tì. + Trường hợp bắn có bệ tì - Động tác ngắm bắn - Động tác bóp cò c) Động tác thôi bắn: - Trường hợp 1: Thôi bắn tạm thời. - Trường hợp 2: Thôi bắn hoàn toàn. + Khẩu lệnh: “Thôi bắn, tháo đạn – đứng dậy”. Cử động 1 Cử động 2 Cử động 3 Hoạt động 2: Luyện tập. - GV hướng dẫn lại cụ thể các động tác cho HS nắm được động tác sau đó chia tổ tập luyện. - Chia lớp thành các tổ do tổ trưởng phụ trách và duy trì luyện tập, GV theo dõi chung. - Trong quá trình tập luyện, GV quan sát và sửa tập - Khi sửa động tác cho học sinh nếu thấy sai nhiều thì phải tập trung lớp lại để thống nhất. - HS chú ý quan sát động tác mẫu của giáo viên. Tập trung ghi nhớ các động tác của giáo viên. - Các tổ tập theo nội dung đã phân công. Nội dung phổ biến bao gồm: - phổ biến kế hoạch và hướng dẫn nội dung tập luyện. - Tổ chức và phương pháp tập luyện: Chia thành các tổ tập luyện luân phiên . - Vị trí tập luyện của từng bộ phận: GV quy định rõ vị trí tập luyện của từng tổ và quy định hướng tập cho từng tổ. - Kí tín hiệu trong quá trình luyện tập. - Tổ trưởng phụ trách hướng dẫn cho các thành viên trong tổ tập luyện HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc buổi học. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh xem trước phần ngắm chụm và ngắm trúng. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ký duyệt BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 21: TẬP NGẮM CHỤM VÀ NGẮM TRÚNG, CHỤM I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được cách ngắm đúng, biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình, biết được độ trúng, chụm của từng lần tập ngắm. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các bước ngắm trúng và ngắm trúng, chụm. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, bao cát, giấy trắng, kẹp sắt, bút chì vót nhọn, thước kẻ và thước mm, đồng tiền di động, bảng ngắm trúng, chụm, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu của ngắm trúng và ngắm trúng, chụm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giáo viên giảng giải, phân tích Học sinh lắng nghe, ghi chép. a) Ý nghĩa: Đây là bước tập cơ bản đầu tiên của động tác bắn nhằm giúp cho học sinh biết cách ngắm đúng, biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình, biết được độ chụm và độ trúng, chụm của từng lần tập ngắm, đồng thời cũng biết được mức độ sai lệch về đường ngắm của mình, tìm ra cách khắc phục, từ đó không ngừng tập luyện nâng cao dần trình độ ngắm bắn, làm cơ sở để tập luyện tốt bài bắn. b) Đặc điểm: - Đây là bước tập cơ bản đầu tiên, đòi hỏi người học phải có tính cụ thể, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao, do vậy dễ dẫn đến mệt mỏi trong luyện tập. - Người tập và người phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nếu không phối hợp tốt thì chất lượng luyện tập sẽ bị hạn chế, đánh giá kết quả ngắm không chính xác. c) Yêu cầu: - Nắm chắc các yếu tố ngắm bắn, ảnh hướng của ngắm sai đến kết quả bắn. - Rèn luyện tính cụ thể, tỉ mỉ và kiên nhẫn, phát huy tinh thần tích cực, tự giác trong luyện tập. - Nâng cao dần trình độ ngắm bắn đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của bài bắn. Hoạt động 2: Cách tiến hành tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện cho người tập và người phục vụ. Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn. a) Ngắm chụm: - Người phục vụ... - Người tập... + Kết quả được tính như sau: Giỏi: 3 điểm chấm chụm trong lỗ có đường kính 2mm. Khá: 3 điểm chấm chụm trong lỗ có đường kính 5mm. Đạt: 3 điểm chấm chụm trong lỗ có đường kính 10mm. + Chú ý: Từ lần ngắm thứ 2 trở đi, nếu súng hoặc bảng bị xê dịch thì phải tập lại từ đầu. b) Ngắm trúng, chụm: - Người phục vụ... - Người tập... + Đánh giá kết quả Hoạt động 3: Luyện tập. Giáo viên phổ biến kế hoạch luyện tập. Học sinh thực hiện tập luyện theo tổ đã phân công. - Nội dung: Luyện tập ngắm chụm và ngắm trúng chụm. - Tổ chức: Từng tổ thay phiên nhau lên thực hiện. Phân chia người lên tập và người phục vụ. - Phương pháp: Tập ngắm chụm trước sau đó giáo viên lấy đường ngắm làm chuẩn để tiến hành ngắm trúng, chụm. Giáo viên sửa tập cho học sinh. Hoạt động 4: Kết thúc luyện tập. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh xem trước phần bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ký duyệt BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 22: TẬP BẮN MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH THEO ĐIỀU KIỆN BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu, điều kiện của bài bắn. 2. Về kĩ năng: Biết cách chọn thước ngắm, điểm ngắm và làm đúng động tác. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, bia số 4, bao cát, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu, đặc điểm bài bắn, cách chọn thước ngắm, điểm ngắm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv nêu ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu. Lắng nghe, quan sát. a) Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu: * Ý nghĩa: Bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK là bài bắn cơ bản, đầu tiên nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày. Qua đó xây dựng được tâm lý vững vàng, tự tin trong thực hành bắn súng, làm cơ sở để học tập các nội dung tiếp theo. * Đặc điểm: - Đặc điểm của bài bắn: + Là bài bắn cơ bản, đòi hỏi mức độ ngắm bắn chính xác và động tác thuần thục. + Bắn có bệ tì nên giữ súng được ổn định, thuận lợi cho việc ngắm bắn. - Đặc điểm mục tiêu: + Mục tiêu được bố trí cố định trên địa hình bằng phẳng, người bắn dễ quan sát và ngắm bắn. + Mục tiêu có tính vòng điểm, vì vậy đòi hỏi độ chính xác cao của từng phát bắn. - Đặc điểm người bắn: + Người bắn ở tư thế nằm bắn có bệ tì nên dễ chủ quan, chỉ chú trọng đến ngắm bắn mà không chú ý tư thế bắn, kĩ thuật bóp cò... + Là bài bắn đầu tiên nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lí như thiếu mạnh dạn, sợ tiếng nổ, lo lắng kết quả bắn. * Yêu cầu: - Tích cực, tự giác tập luyện. - Thực hiện đúng động tác, nâng cao kĩ năng ngắm bắn. - Xây dựng tâm lí vững vàng ,tự tin, phấn đấu bắn đạt kết quả tốt. b) Điều kiện bài bắn: - Mục tiêu: Bia số 4a. - Cự li bắn: 100m. - Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tì. - Phương pháp bắn: phát một. - Thời gian bắn: 5phút. - Thành tích: Giỏi: Từ 25 – 30 điểm. Khá: Từ 20 – 24 điểm. Trung bình: Từ 15 – 19 điểm. Yếu: Dưới 15 điểm. c) Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm. - Căn cứ: Cự li bắn; tính chất mục tiêu; Độ cao đường đạn trung bình so với đường ngắm ở từng cự li bắn; điểm định bắn trúng trên mục tiêu; điều kiện thời tiết, góc tà. - Cách chọn: Tùy điều kiện có thể chọn thước ngắm tương ứng cự li bắn hoặc thước ngắm lớn hơn. Hoạt động 2: Cách thực hành tập ngắm. - Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy gọi tên mình thì hô “Có”. Khi có lệnh vào vị trí thì hô “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng 1,5m thì dừng lại. - Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập vào làm động tác chuẩn bị bắn, sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục tiêu 4 – 5 phát bắn hoặc hết thời gian quy định. - Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng – đứng dậy”, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy. - Nghe lệnh “về trị trí”, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy định. Hoạt động 2: Kết thúc luyện tập. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh tìm hiểu thêm trong sách giáo khoa. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ký duyệt BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 23 – 24 – 25: TẬP BẮN MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH BAN NGÀY BẰNG SÚNG TIỂU LIÊN AK I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu, điều kiện của bài bắn. 2. Về kĩ năng: Biết cách chọn thước ngắm, điểm ngắm và làm đúng động tác. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, bia số 4, bao cát, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tổ chức luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giáo viên phổ biến kế hoạch tập luyện Học sinh lắng nghe, quan sát. Kế hoạch tập luyện: - Nội dung: tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK. + Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy gọi tên mình thì hô “Có”. Khi có lệnh vào vị trí thì hô “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng 1,5m thì dừng lại. + Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập vào làm động tác chuẩn bị bắn, sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục tiêu 4 – 5 phát bắn hoặc hết thời gian quy định. + Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng – đứng dậy”, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy. + Nghe lệnh “về trị trí”, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy định. + Tổ chức: Lớp tập trung thành 4 hàng ngang, mỗi lượt 3 học sinh lên thực hiện. + Phương pháp: Giáo viên hô khẩu lệnh cho học sinh thực hiện và tiến hành sửa sai trong quá trình tập luyện. Hoạt động 2: Kiểm tra đánh giá và kết thúc luyện tập. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh tìm hiểu thêm trong sách giáo khoa. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ký duyệt BÀI 6: KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN TIẾT 26: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN VIÊT NAM, QUY TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN LỰU ĐẠN I. MỤC TIÊU: Nắm được tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc sử dụng lựu đạn. II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM, THỜI GIAN: 1. Nội dung: - Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam. - Quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị lựu đạn huấn luyện, tranh về cấu tạo lựu đạn, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành kiểm tra lựu đạn. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv giới thiệu lựu đạn phi 1 thông qua tranh vẽ và mô hình lựu đạn. Gv giới thiệu lựu đạn chày thông qua tranh vẽ và mô hình lựu đạn. Học sinh lắng nghe, quan sát. Học sinh lắng nghe, quan sát. 1. Lựu đạn Phi 1: a) Tác dụng, tính năng: - Dùng để sát thương sinh lực địch chủ yếu bằng mảnh gang vụn; bán kính sát thương 5m; thời gian cháy chậm 3,2 – 4,2s. - Khối lượng thuốc nổ TNT: 45g. - Chiều cao toàn bộ lựu đạn: 118mm - Đường kính thân lựu đạn: 50mm - Khối lượng toàn bộ lựu đạn: 450g. b) Cấu tạo: lựu đạn gồm hai bộ phận chính - Thân lựu đạn: Vỏ lựu đạn bằng gang, có khía như nhũng mắt quả na. Cổ lựu đạn có ren để lắp bộ phận gây nổ. Bên trong vỏ lựu đạn là thuốc nổ TNT. - Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: Ống kim hỏa để chứa lò xo, kim hỏa, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, ống chứa thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm, kíp. c) Chuyển động gây nổ: - Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hỏa, kim hỏa ép lò xo lại. - Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2 – 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn. 2. Lựu đạn chày (lựu đạn cán gỗ). a) Tính năng: Đung để sát thương sinh lực địch bằng mảnh gang vụn và sức ép khí thuốc. Bán kính sát thương 5m. Thời gian cháy chậm 4 – 5s. Khối lượng 530g. b) Cấu tạo: Lựu đạn gồm hai bộ phận chính: - Thân lựu đạn: Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm, vỏ lựu đạn bằng gang, bên trong là thuốc nổ TNT. - Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn: Dây nụ xòe, nụ xòe, dây cháy chậm, kíp. c) Chuyển động gây nổ: Khi giật dây nụ xòe, nụ xòe phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy hết trong khoảng 4 – 5s. Khi giây cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn. HOẠT ĐỘNG 2: Quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn. Gv nêu quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn. Học sinh lắng nghe, ghi chép. 1.Sử dụng, giữ gìn lựu đạn thật: a) Sử dụng lựu đạn: - Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo lựu đạn, thành thạo các động tác mới được sử dụng lựu đạn; Chỉ sử dụng lựu đạn khi đã kiểm tra chất lượng. - Chỉ sử dụng lựu đạn khi có lệnh của người chỉ huy hoặc theo nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu. Thường chọn mục tiêu là tốp địch ngoài công sự hoặc trong ụ súng, lô cốt, đoạn hào, căn nhà có nhiều địch. - Tùy theo địa hình, địa vật và tình hình địch để vận dụng các tư thế đứng, quỳ, nằm ném lựu đạn, đảm bảo tiêu diệt địch, giữ an toàn cho mình và cho đồng đội. - Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả

File đính kèm:

  • docGiao an GDQP 11 ki 2.doc