* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc truyện: Một người mẹ.
+ CH: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
+ CH: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình.
+ CH: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
+ CH: Trước đây N là HS có những ưu điểm gì?
+ CH: Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
+ CH: Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
+ CH: Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
-> Bà Tâm là người có tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
+ CH: Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lý như thế nào?
-> Động viên, gần gũi, giúp đỡ bạn hòa hợp với lớp, với cộng đồng để bạn trở thành người tốt. Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
+ CH: Em hiểu tự chủ là gì?
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 2: Tự chủ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 2: TỰ CHỦ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Kĩ năng:
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
4. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực riêng
- Tự nhận thức, tự tin điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án.
- Chuẩn bị bảng phụ, máy chiếu
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa
2. Học sinh :
- Xem trước bài
- Chuẩn bị theo nhiệm vụ đã phân công
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức ( 1’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ Lồng ghép vào bài mới
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
- 1 nhóm lên trình bày tiểu phẩm liên quan đến tính tự chủ
-> GV dẫn vào bài: như các em đã biết con người cần làm chủ được suy nghĩ và hành động của mình, mọi việc cần phải suy nghĩ thấu đáo như vậy thì mới có thể có những hành vi đúng đắn. Vậy bài ngày hôm nay sẽ đi tìm hiểu về vấn đề “tự chủ”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (18’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc truyện: Một người mẹ.
+ CH: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
+ CH: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình.
+ CH: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
+ CH: Trước đây N là HS có những ưu điểm gì?
+ CH: Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
+ CH: Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
+ CH: Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
-> Bà Tâm là người có tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
+ CH: Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lý như thế nào?
-> Động viên, gần gũi, giúp đỡ bạn hòa hợp với lớp, với cộng đồng để bạn trở thành người tốt. Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
+ CH: Em hiểu tự chủ là gì?
+ Thảo luận nhóm 4 HS:
CH: Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau:
- Có bạn tự nhiên ngất trong giờ học.
- Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
- Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của con.
(?) Tự chủ được biểu hiện bằng những hành động cụ thể nào?
+ CH: Người có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?
+ CH: Ngày nay, trong cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao? Ví dụ minh họa?
+ CH: Vậy tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống
+ CH: Muốn rèn luyện tính tự chủ ta phải làm gì?
-> Tập điều chỉnh hành vi, thái độ.
-> Hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân.
-> Suy nghĩ trước và sau khi hành động.
-> Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.
HS đọc
HS suy nghĩ, trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo luận
HS trả lời cá nhân
HS suy nghĩ, trả lời nhanh
I. Đặt vấn đề.
1. Một người mẹ.
- Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
2. Chuyện của N.
- N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Biểu hiện
- Ở nhà
- Ở trường
- Ngoài xã hội
3. Ý nghĩa của tính tự chủ.
- Tính tự chủ giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa.
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4. Cách rèn luyện tính tự chủ.
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’)
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Em đồng ý với những ý kiến nào? Vì sao?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Giải thích câu ca dao?
+ CH: Em có nhận xét gì về việc làm của Hằng?
Hs thảo luận nhóm
Cử đại diện trình bày
HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
HS suy nghĩ trả lời
III. Luyện tập.
1.Bài tập 1.
- Đồng ý với ý kiến: a, b, d, e.
- Đồng ý với các ý trên vì đó chính là những biểu hiện của sự tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn.
- Các ý ( c, d) không đúng vì người có tính tự chủ phải là người biết tự điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Không hành động một cách mù quáng hoặc theo ý thích cá nhân của mình nếu ý thích đó là không đúng , không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện hay chuẩn mực xã hội.
2. Bài tập 2.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.
3. Bài tập 3.
- Việc làm của Hằng biểu hiện thiếu tự chủ trong suy nghĩ và hành động.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5’)
Em sẽ làm gì khi mấy người bạn không tốt rủ em đi chơi trong lúc em không vui, buồn về chuyện gia đình?
Suy nghĩ, trả lời
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’)
- Tìm một số tấm gương tự chủ xung quanh em và cho biết em đã học được tè họ những gì?
- Tìm những hành vi trái ngược với tính tự chủ.
- Chuẩn bị bài: Dân chủ và kỉ luật.
* RÚT KINH NGHIỆM:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Hành vi nào sau đây là tự chủ?
A. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc
B. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng.
C. Chỉ nhìn ngoại hình để đánh giá người khác.
D. Nóng nảy, vội vàng trong mọi hành động, lời nói.
2. Hành vi nào dưới đây là không tự chủ ?
A. Suy nghĩ cẩn thận trước ý kiến góp ý của người khác
B. Dễ nản lòng khi gặp khú khăn
C. Bình tỉnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến
D. Ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
3. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ ?
A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Tự quyết định công việc của mình trong mọi hoàn cảnh.
D. Dễ bị lôi kéo làm theo người khác.
4. Người tự chủ:
A. từ tốn trong giao tiếp. B. làm chủ người khác.
C. hành động theo ý mình. D. không quan tâm đối tượng giao tiếp.
5. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tự chủ?
A. Cả bè hơn cây nứa. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
6. Cách nào sau đây giúp chúng ta rèn luyện tính tự chủ tốt nhất?
A . Phải hạn chế những đòi hỏi,mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu.
B . Phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường, và những quy định của pháp luật.
C . Luôn cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện,đoàn kết,hòa bình.
D . Thẳng thắn phê bình những hành động vụ lợi cá nhân,thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
7. Hành vi nào sau đây không phải là tự chủ?
a. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc
b. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng.
c. Cân nhắc kỹ lưỡng khi đánh giá người khác
8. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự chủ
a. Ý kiến ai cũng cho là đúng.
b. Dễ nản lòng khi gặp khú khăn
c. Bình tỉnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến
9. Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về tính tự chủ?
A. Gió chiều nào che chiều đó.
B. Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn giữ như kiềng ba chân.
C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
D. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
10. Em đồng ý với ý kiến nào?
A. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo ý kiến mọi người.
B. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
C. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.
D. Làm xong bài tập mới đi chơi.
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_2_tu_chu_nam_hoc_2019_20.doc