Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10, Bài 8: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả - Năm học 2019-2020

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Vì sao lại phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có thể tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về kết quả công việc đã làm.

- Học tập những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

3. Thái độ:

- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

4. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông .

- Năng lực riêng:

+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10, Bài 8: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 10: Bài 8 LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Vì sao lại phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Học sinh có thể tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về kết quả công việc đã làm. - Học tập những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 4. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông . - Năng lực riêng: + Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội. + Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân và cộng đồng, đất nước. + Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ, máy chiếu. - Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa. 2. Học sinh : thực hiện dự án mà giáo viên giao cho - Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung. - Nhóm 3 + 4: Lấy ví dụ về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động và trong học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức ( 1’): Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 2. Bài mới (44’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3- 5’) - Nhóm 1 lên tổ chức cho học sinh trò chơi “Thử tài cắt hoa”. Luật chơi: - Lớp chia thành 2 đội, mỗi đội cử 2 thành viên lên thực hiện - Nhiệm vụ: thi cắt hoa bằng giấy - Thời gian: 1’ - Kết quả: Đội nào cắt được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng HS chơi dưới sự hướng dẫn của quản trò - Tạo sự phấn khởi, không khí vui vẻ cho các em - Thử tính sáng tạo của học sinh GV dẫn: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 15-17’) Trong tiết trước, cô đã phân công nhiệm vụ cho các nhóm, mời lớp trưởng báo cáo (Slide nhiệm vụ) Chúng ta vào phần I. Đặt vấn đề. Nội dung này cô đã giao cho nhóm 1 và nhóm 2, mơì đại diện nhóm 1 trình bày. Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề - GV yêu cầu nhóm 1 lên trình bày nội dung đã chuẩn bị: Tìm hiểu về bác sĩ Lê Thế Trung GV dẫn: Để hiểu rõ về cách làm việc của ông, cô có một bài tập nhỏ như sau: (HS đọc Sl) - Mời đại điện 1 nhóm trình bày, cặp khác nhận xét, bổ sung. -> Gv chiếu đáp án trên máy Qua câu chuyện trên, em thấy bác sĩ Lê Thế Trung là người làm việc như thế nào? Nhóm 2 trình bày Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung Làm việc theo cặp Đại diện 1 hoặc 2 nhóm trình bày, nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung I. Đặt vấn đề 1. Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung/SGKt31 2. Nhận xét -> Bác sĩ là tấm gương về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả Để hiểu rõ hơn bài học, chúng ta cùng chuyển sang phần II. Nội dung bài học Hoạt động 2: Tìm hiểu phần nội dung bài học II. Nội dung bài học (?) Từ câu chuyện trên và hiểu biết của bản thân, theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? (?) Có ý kiến cho rằng: làm việc chỉ cần đảm bảo năng suất, chất lượng hoặc hiệu quả. Em có đồng ý không? Vì sao? -> 3 yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Làm ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn là năng suất; những sản phẩm tốt, bền, đẹp là chất lượng; nó đáp ứng được những yêu cầu của xã hội chính là hiệu quả. Cứ như vậy, quá trình này sẽ được lặp lại. HS nghe HS suy nghĩ, trả lời cá nhân HS khác nhận xét, bổ sung HS trả lời cá nhân HS khác nhận xét, bổ sung 1. Khái niệm - Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả là: + Tạo ra nhiều sản phẩm + Có giá trị về nội dung và hình thức + Trong 1 thời gian nhất định. - 3 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với người lao động sẽ ngày càng cao hơn. Vậy, nó được thể hiện cụ thể như thế nào, và có ý nghĩa ra sao, chúng ta cùng vào phần 2. Biểu hiện, ý nghĩa. Để tìm hiểu nội dung này cô xin mời đại diện nhóm 3 lên trình bày phần chuẩn bị của mình. HS nghe 2. Biểu hiện, ý nghĩa (?)Xin mời 1 bạn đọc yêu cầu. - Nội dung: Tìm biểu hiện của làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả và rút ra ý nghĩa + Nhóm 1, 2: Trong lao động + Nhóm 3,4: Trong học tập HS đọc Hs thảo luận theo nhóm lớn - Trong học tập - Trong lao động -> Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thiết nghĩ, bản thân mỗi chúng ta cần làm gì để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mời các em vào phần 3. Rèn luyện. Mời các con tham gia vào trò chơi mang tên “mảnh ghép kì diệu”. Luật chơi như sau: - Chia thành 4 đội - Thời gian: 3’ - Nhiệm vụ: + Đội 1+2: sẽ hoàn thiện mảnh ghép với nội dung: Các biểu hiện trái với làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả + Đội 3, 4: Cách rèn luyện của công dân nói chung và học sinh nói riêng (?) Theo em chúng ta cần làm gì để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc? 3. Rèn luyện - Nâng cao tay nghề - Rèn luyện sức khỏe - Tự giác - Năng động C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15-17’) Sau đây chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập Bài tập 1: Bài 1/SGK-33 Làm bài cá nhân III. Luyện tập 1. Bài tập 1: Chọn đáp án đúng D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5-7’) Xử lí tình huống 2. Bài tập 2: Xử lí tình huống E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) Em hãy tự hệ thống lại những việc mình đã làm được và định hướng phấn đấu trong thời gian tới cùng các biện pháp để thực hiện những dự định đó. 3. Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học. - Sưu tầm gương làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả của nước ta trong thời kì đổi mới. - Tìm hiểu tiếp nội dung chủ đề + Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm + Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện, ý nghĩa của thanh niêm + Nhóm 3: Tìm hiểu về trách nhiệm cảu thanh niên trong thời đại mới + Nhóm 4: Sản phẩm thể hiện lý tưởng, trách nhiệm ... * RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_10_bai_8_lam_viec_nang.doc
Giáo án liên quan