A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Tình cảm thương xót của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng.
- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật củaThạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “Hai đứa trẻ”
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đọc sáng tạo
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 38836 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 – 38 – 39 Ngày soạn: …../……/…………..
HAI ĐỨA TRẺ
( Thạch Lam)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Tình cảm thương xót của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng.
- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật củaThạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “Hai đứa trẻ”
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đọc sáng tạo…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn và trình bày những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm ?
Em hãy trình bày xuất xứ và cho biết đại ý của truyện?
Bức tranh TN ở phố huyện lúc chiều tà được nhà văn khắc hoạ qua các chi tiết nào(am thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét) ?
Qua những nét chi tiết trên em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của bức tranh TN này ?
Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng, cuộc sống con người hiện lên thế nào? ( cảnh chợ, người dân phố huyện)
Nhận xét đời sống nơi đây?
Trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ, tâm trạng của Liên thế nào? Tìm chi tiết miêu tả?
Qua những chi tiết trên em cảm nhận gì về Liên (đời sống và tâm hồn) ?
Cảnh phố huyện về đêm có đặc điểm gì nổi bật?
Trong bóng tối bao trùm, cuộc sống ở phố huyện này vẫn thấp thoáng hiện ra qua những ánh sáng nào, gắn liền với cuộc sống của những ai? Đặc điểm chung của ánh sáng ấy?
Em có cảm nhận gì về tương quan giữa bóng tối và ánh sáng? Tương quan ấy nói lên điều gì (ý nghĩa biểu tượng) ?
Em hãy cho biết cuọc sống của con người nơi phố huyện lúc đêm khuya?
Đoàn tàu đã xuất hiện ntn qua cái nhìn và tâm trạng của hai chị em Liên ?
Vì sao hai chị em lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua trong đêm?
Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) 1901-01942
- Là em ruột hai nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và cả ba người đều là thành viên của Tự lực văn đoàn.
- Thủa nhỏ sống tại quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương.
- Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh tế.
- Có biệt tài về truyện ngắn – truyện không có truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: sgk
2.Xuất xứ :
- Trích trong truyện Nắng trong vườn –1938
- Tiêu biểu cho phong trào truyện ngắn Thạch Lam.
3.Đại ý , chủ đề:
- Miêu tả những canh đời nghèo khổ và những mơ ước bình dị của họ
- Nỗi xót thương đồng cảm với những kiếp người bị tàn lụi dần đi trong đêm tối, nêu lên những khát vọng đổi đời của họ
II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT
1.Bức tranh phố huyện nghèo chuyển dần về đêm khuya
a. Phố huyện lúc chiều tàn:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không: không để gọi buổi chiều . Tiếng trống vang lên gợi cảm giác buồn man mác . Tiếng trống gọi thời gian, gọi buổi chiều, tiếng uể oải, cảm giác bâng khuâng, man mác.
+ Văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào .
+ Muỗi bắt đầu vo ve.
-> Tiếng ếch nhái , tiếng muỗi nao lòng quạnh hiu , gợi ra một cái gì đó vụn vặt xác xơ
- Hình ảnh, màu sắc: “phương tây đỏ rực, đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại -> Aùnh sáng dường như dịu đi nhoè dần . Khoảnh khắc huy hoàng rực rỡ của ánh sáng báo hiệu một ánh sáng ước vọng sẽ vút lên từ trên đêm tối . Tre làng trước mặt đen lại thấm vẻ u tối xa vắng đượm buồn .
- Đường nét: “dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời”
à Một “bức hoạ đồng quê” quen thuộc, gần gũi và gợi cảm. Một bức tranh quê hương yên tĩnh, bình dị, thanh bình mà không kém phần thơ mộng. Ngòi bút của tác giả vừa hiện thực vừa lãng mạn . Đằng sau bức tranh ấy là tấm lòng thấm đẫm tình cảm dân tộc, Tổ quốc .
* Nghệ thuật:
- Những câu văn êm dịu, có nhịp điệu chậm rãi, vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển tinh tế. Như một nét vẽ đơn sơ gọi dạy cảnh vật như hiện ra trước mắt bức tranh quê.
- Hình ảnh cuộc sống con người:
+ Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi vỏ thị …
+ Con người: mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ; mẹ con chị Tí nghèo khổ ngày mò cua, bắt ốc, tối đến dọn cái hàng nước nhỏ; bà cụ thi điên…
à Gợi lên sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ …) sự nghèo đói khó khăn và tiêu điều đến thảm hại của phố huyện.
- Tâm trạng của Liên và thái độ của tác giả:
+ Nhìn cảnh phố huyện về chiều : Liên cảm thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”
+ Cảm nhận “mùi riêng của đất của quê hương này”.
+ Đối với những người nghèo nơi phố huyện, Liên rất giàu lòng cảm thông , thương yêu và trân trọng.
+ Xót thương cho mẹ con chị Tí (thể hiện qua lời văn, giọng văn: Ngày đi mò cua…. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu)
à Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng chắc ẩn, yêu thương con người.
+ Thái độ: yêu mến, gắn bó đối với TN, quê hương đất nước, niềm xót thương với những kiếp người nghèo khổ. Ông không chỉ chia sẻ với những đau khổ của những con nguời mà còn đồng tình với họ, hi vọng đọi chờ một ngày mai tươi sáng đến với họ. Đó là giá trị nhân đạo cao cả , buồn thương nhưng không bế tắc.
è Cảnh phố huyện là những miền đời bị lãng quên , miền đất bị cuộc đòi bỏ quên đang lụi tàn nhưng họ vẫn hi vọng mong đợi một cái gì tươi sáng.
b. Phố huyện lúc đêm khuya:
- Ngập chìm trong đêm tối mênh mông:
+ Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối
+ Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà
+ Các ngõ và làng lại càng sẫm đen hơn nữa…
- Aùnh sáng của sự sống yếu ớt, nhỏ bé:
+ Ở một vài cửa hàng, cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng
+ “quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí”
+ “một chấm lửa nhỏ – bếp lửa của bác Siêu”
+ “ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa
à Đó là thứ ánh sáng nhỏ bé, lẻ loi như chính cuộc đời, số phận của những người dân phố huyện.
- Tương quan giữa bóng tối – ánh sáng
Bóng tối bao trùm , dày đặc >< ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh
đến tội nghiệp
à Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, vô danh sống leo lét trong đêm tối mênh mông của XH cũ.
- Cuộc sống của những người dân: lặp đi lặp lại, đơn điệu buồn tẻ
+ Vẫn những động tác quen thuộc: chị Tí dọn hàng, bác phở Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt …
+ vẫn những suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày: người nhà cụ thừa, cụ lục đi gọi người đánh tổ tôm.
+ Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác xẩm ế khách.
+ Ước mơ mong đợi trong bóng tối: “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”
=> Những con người nghèo khổ thân phận bé mọn hèn kém. Cuộc sống của họ là cuộc mưu sinh chật vật mòn mỏi. Sự sống chỉ còn như đốm lửa hắt ra yếu ớt. Dù cuộc mưu sinh buồn tẻ bình lặng nhưng họ vẫn sống vẫn chụm lại với nhau chia sẻ những nỗi niềm để níu giữ lấy cuộc sống khắc nghiệt
-> Thể hiện niềm xót thương da diết của Thạch Lam.
2. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của Liên lúc chuyến tàu đến và đi qua:
- Chuyến tàu đến trong sự chờ đợi và háo hức của hai đứa trẻ: không phải vì đợi lộc mà vì con tàu sẽ mang đến một thế giới khác, tưng bừng sang trọng , huyên náo vui vẻ .
+ Sự xuất hiện của người gác ghi
+ ngọn lửa xanh biếc
+ tiếng còi xe lửa từ đâu vang lại (Liên đánh thức em)
+ tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi
+ làn khói bừng sáng trắng từ xa
+ tiếng hành khách ồn ào; tàu rầm rộ đi tới; các toa đèn sáng trưng
(Liên dắt em đứng dạy để nhìn)
- Chuyến tàu qua trong sự nuối tiếc của hai đứa trẻ và hồi ức của Liên về Hà Nội:
+ chuyến tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ
+ chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cũng xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre (“hai chị em còn nhìn theo… Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm”)
- Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: sức sống mạnh mẽ, sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.
- Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
=> Cảnh đoàn tàu đi qua phố huyện mang một thoáng rộn rã, làm cảnh phố huyện thay đổi. Bóng tối tạm nhường chỗ cho ánh sáng . Aùnh sáng vui vẻ, huyên náo đi qua để lại những dư âm dư vị buồn cho phố huyện .Hình ảnh đoàn tàu trở thành quầng sáng, trở thành tia hi vọng thổi bùng lên trên bóng tối mênh mang, loé sáng những cuộc đời nhỏ bé
=> Hình tượng nhân vật Liên tiêu biểu cho những thiếu nữ VN trước CMTT tuy phải đối mặt với khó khăn tù đọng nhưng rất nhân hậu, luôn khao khát về cuộc đời ngày mai tươi sáng .
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
Niềm xót thương đối với những con người sống nghèo đói, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơ của họ
2. Nghệ thuật:
- Truyện không có cốt truyện, nhà văn chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật
- Ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, điêu luyện, khả năng diễn tả chính xác thế giới nội tâm của nhân vật
- Giọng văn nhẹ nhàng trong sáng.
- Truyện thường có xung đột, kịch tính nhưng truyện ngắn của Thạch Lam lại như một bài thơ êm ái nhẹ nhàng, trong sáng, man mác. Ông luôn hướng về người nghèo, cảm thông với nỗi khổ đau của họ, nhưng không tập trung là nổi bật mâu thuẫn giai cấp.
File đính kèm:
- hai dua tre(6).doc