Giáo án Hình học 11 học kỳ I - Tiết 12 - Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

 

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

- Nắm được các khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian thông qua hình ảnh của chúng trong thực tế.

- Nắm được các tính chất thừa nhận trong SGK.

- Biết các cách xác định mặt phẳng, biết cách tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.

 2.Kĩ năng:

- Luyện trí tưởng tượng không gian.

- Biết vận dụng các tính chất vào việc giải các bài toán hình học không gian đơn giản.

- Nắm được phương pháp giải các loại toán đơn giản về hình chóp, hình hộp: tìm giao tuyến, tìm giao điểm, chứng minh 3 điểm thẳng hàng.

 3.Thái độ:

- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.

- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 học kỳ I - Tiết 12 - Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG Tiết : 12 Bàøi 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nắm được các khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian thông qua hình ảnh của chúng trong thực tế. Nắm được các tính chất thừa nhận trong SGK. Biết các cách xác định mặt phẳng, biết cách tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, tìm giao tuyến của hai mặt phẳng. 2.Kĩ năng: Luyện trí tưởng tượng không gian. Biết vận dụng các tính chất vào việc giải các bài toán hình học không gian đơn giản. Nắm được phương pháp giải các loại toán đơn giản về hình chóp, hình hộp: tìm giao tuyến, tìm giao điểm, chứng minh 3 điểm thẳng hàng. 3.Thái độ: Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học. Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ. 2.Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về hình học không gian. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3'). H. Cho hình lập phương ABCD.A¢B¢C¢D¢. Hãy chỉ ra một số mặt phẳng? Đ. (ABCD), (ABB¢A¢), … 3. Giảng bài mới: TL Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các đối tượng cơ bản của hình học không gian 10' · GV cho HS mô tả các đối tượng điểm, đường thẳng, mặt phẳng. · GV giới thiệu cách biểu diễn mặt phẳng. · Chú ý: Đường thẳng dài vô tận. Mặt phẳng rộng vô hạn. · + Điểm: hạt cát, dấu chấm, .. + Đường thẳng: sợi dây căng thẳng, … + Mặt phẳng: mặt bảng, mặt bàn, … I. Khái niệm mở đầu · Điểm: A, B, C, … · Đường thẳng: a, b, d, … 1. Mặt phẳng:(P),(Q), (a), (b) 2. Điểm thuộc mặt phẳng: A Ỵ (a), A Ï (a) Hoạt động 2: Tìm hiểu một số qui tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian 10' · GV giới thiệu một số qui tắc vẽ hình biểu diễn của một hình không gian và minh hoạ qua một số hình vẽ. · GV hướng dẫn HS vẽ một số hình không gian quen thuộc. 3. Hình biểu diễn của một hình không gian · Đường thấy: vẽ nét liền. Đường khuất: vẽ nét đứt. · Hình biểu diễn: – của đt là đt, của đoạn thẳng là đoạn thẳng. – của hai đt song song là hai đt song song, của hai đt cắt nhau là hai đt cắt nhau. – phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đt. Hoạt động 3: Tìm hiểu các tính chất thừa nhận 18' · GV giới thiệu và minh hoạ các tính chất thừa nhận của hình học không gian. H1. Qua hai điểm phân biệt có bao nhiêu đường thẳng ? · Cho HS tìm thêm VD ứng dụng các tính chất. · GV giải thích thêm TC5. Nếu hai mp phân biệt có một điểm chung thì chúng sẽ có một đt chung đi qua điểm chung ấy. Đường thẳng chung ấy đgl giao tuyến của hai mp. · Trong mp(P), cho hbh ABCD Lấy điểm S Ï (P). Hãy chỉ ra 1 điểm chung của 2 mp (SAC) và (SBD) khác S ? Đ1. Có một và chỉ một đường thẳng. · TC1: kẻ đường thẳng TC2: giá ba chân TC3: kiểm tra độ phẳng của mặt bàn II. Các tính chất thừa nhận Tính chất 1: Có một và chỉ một đt đi qua hai điểm phân biệt. Tính chất 2: Có một và chỉ một mp đi qua ba điểm không thẳng hàng. Tính chất 3: Nếu một đt có hai điểm phân biệt thuộc một mp thì mọi điểm của đt đều thuộc mp đó. Tính chất 4: Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mp. Tính chất 5: Nếu hai mp phân biệt có một điểm chung thì chúng còn có một điểm chung khác nữa. Tính chất 6: Trên mỗi mp, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng. Hoạt động 4: Củng cố 3' · Nhấn mạnh: – Các qui tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian. – Các tính chất thừa nhận của hình học không gian. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: BT SGK.

File đính kèm:

  • doct12.doc