Giáo án Hình học 11 - Tiết 23: Hai mặt phẳng song song

 A. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:

- Học sinh nắm được định nghĩa hai mặt phẳng song song.

- Nắm được điều kiện để hai mặt phẳng () và () song song với nhau là mặt phẳng () chứa hai đường thẳng a và b cắt nhau và hai đường thẳng a, b này cùng song với mặt phẳng

- HS nắm được tính chất qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho và các hệ quả

- Nắm được định lý ta lét thuận , dịnh nghĩa hình chóp cụt hình hộp và csac tính chất của các hình đó

2. Về kĩ năng:

- Biết vận dụng các định lý vào giải bài tập

- Sử dụng kiến thức để giải các bài tập về chứng minh đường thẳng và mặt phẳng song song

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Tiết 23: Hai mặt phẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 /09/2007 Ngày giảng: 07/09/2007 Tiết 23 hai mặt phẳng song song A. Mục tiêu. 1. Về kiến thức: - Học sinh nắm được định nghĩa hai mặt phẳng song song. - Nắm được điều kiện để hai mặt phẳng () và () song song với nhau là mặt phẳng () chứa hai đường thẳng a và b cắt nhau và hai đường thẳng a, b này cùng song với mặt phẳng - HS nắm được tính chất qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho và các hệ quả - Nắm được định lý ta lét thuận , dịnh nghĩa hình chóp cụt hình hộp và csac tính chất của các hình đó 2. Về kĩ năng: Biết vận dụng các định lý vào giải bài tập Sử dụng kiến thức để giải các bài tập về chứng minh đường thẳng và mặt phẳng song song 3.Về tư duy và thái độ: - Phát triển tư duy logic, tư duy trừu tượng. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cẩn thận, chính xác, hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. B . Chuẩn bị. 1. Thầy: + Chuẩn bị sẵn một số hình in sẵn. + Máy tính cá nhân, máy chiếu, phông chiếu. 2. Trò: + SGK, đồ dùng học tập. + Đọc trước nội dung bài học ở nhà. C. Gợi ý về phương pháp dạy học. - Về cơ bản sử dụng phương pháp gợi mở vấn đáp - Đan xen hoạt động nhóm học tập. D. Phần thể hiện trên lớp ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số , trang phục I. Kiểm tra bài cũ:(GV:Gọi HS đứng tại chỗ trả lời:4’) 1)Câu hỏi:Cho biết vị trí tương đối của 2 mp? Phương pháp chứng minh 2 mp song song? 2)TL:+Song song , trùng nhau và cắt nhau +Chứng minh 1 trong 2 mặt phẳng chứa 2 đường thẳng cắt nhau lần lượt song song với mp còn lại(Theo đl1) II. Bài mới: 1) Đặt vấn đề: Để củng cố và rèn luyện kỹ năng áp dụng tính chất vào việc nhận biết mối quan hệ song song của :đương thẳng và mp, mp và mp, 2 đường thẳng . Và xác định mp song song với mp đã cho. Ngoài những tính chất đã học còn có tính chất nào. Trong tiết này chúng ta học nốt 2) Giải quyết vấn đề: Hoạt động 1 III. Định lý Ta-lét: Thực hiện hoạt động 1 trong 3 phút: Em hãy phát biểu dịnh lý Ta lét trong hình học phẳng? Trả lời: Nhiều đường thẳng song song định ra trên hai cát tuyến những đoạn thẳng tương ứng tỷ lệ Định lý 4: Định lý Ta-Lét trong không gian Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kỳ những đoạn thẳng tương ứng tỷ lệ Ta cần chứng minh: Hoạt động 2 IV.Hình lăng trụ và hình hộp Định nghĩa SGK/69 GV: Cho HS xem SGK, trình bày nội dung như SGK Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò GV :Xây dựng đn bằng việc mô tả kết hợp vẽ hình. GV :Gọi HS đọc ĐN ( SGK. Tr37) GV: Ngoài ra còn khái niệm mặt đáy , cạnh bên , cạnh đáy ,... HS : Nhận xét các cạnh bên song song và bằng nhau CH :Nhận xét gì các mặt bên của hình lăng trụ ? TL :Hình bình hành *Vậy , mỗi lăng trụ có mấy mặt đáy còn số mặt bên có nhất thiết bằng bao nhiêu không ? CH:Vẽ hình lăng trụ như thế nào? TL :1, Vẽ đa giác đáy 2, Từ các đỉnh của đa giác đáy , vẽ các tia song song , cùng chiều 3, Trên các tia , đo các đoạn bằng nhau 4, Nối các điểm mút mới có với nhau GV:Gọi 2 HS vẽ hình lăng trụ đáy tam giác , tứ giác Cả lớp : Vẽ hình lăng trụ đáy tam giác , tứ giác vào vở GV: Đáy của lăng trụ có thể là hình bình hành không ? đ Ta gọi đó là hình hộp HS : Nhận xét về số cạnh , số mặt và phân nhóm đ Chú ý : CH :Cạnh đối diện , mặt đối diện, đỉnh đối diện của hình hộp là gì ?Hãy xđ trên hình vẽ ? CH :Mổt chéo là gì , đường chéo là gì ? CH :Có bao nhiêu đường chéo, có bao nhiêu mặt chéo ? CH :Đường chéo của hình hộp chính là đường chéo của mặt gì ? Hãy vẽ hai đường chéo AC' ,BD' nhận xét ? Hình lăng trụ : ĐN :(SGK) * Hai đa giác được gọi là hai đáy của lăng trụ * Các hình bình hành được gọi là các mặt bên của lăng trụ * Cạnh đáy : ... * Cạnh bên song song và bằng nhau... *Lăng trụ có đáy là tam giác , tứ giác , nggũ giác,….gọi là lăng trụ tam giác , lăng trụ tứ giác , lăng trụ ngũ giác… . Hình hộp : ĐN : Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành Chú ý : . Hình hộp có tất cả 12 cạnh , gồm ba nhóm , mỗi nhóm là 4 cạnh song song và bằng nhau . Hai cạnh không cùng nằm trong một mặt nào (Mặt đáy , mặt bên ) đgl 2 cạnh đối diện . 2 cạnh đối diện xác định một hình bình hành đgl mặt chéo . 2 mặt song song và bằng nhau đgl là 2 mặt đối diện . 2 đỉnh không cùng thuộc một mặt nào (bên , đáy ) đgl 2 đỉnh đối diện . Đoạn thẳng nối 2 đỉnh đối diện đgl đường chéo của hình hộp . Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, đgl tâm hình hộp Hoạt động 3 V.Hình chóp cụt Định nghĩa: SGK/70 GV gọi HS đọc định nghĩa SGK/70 Phương pháp Nội dung GV:Vẽ 1 hình chóp Cắt hình chóp bởi 1 mp không qua đỉnh hc và // mp đáy CH: Hãy xác định thiết diện duy nhất , gọi học sinh lên bảng GV:(a) chia hình chóp thành mấy phần? Xoá phần trên đi, ta được một hình gọi là hình chóp cụt ? vậy hình chóp cụt được tạo ra từ cái gì định nghĩa : Một cách tổng quát , trước hết ta phải có ? GV :Vậy muốn vẽ hình chóp cụt ta phải vẽ cái gì trước ? .Vẽ hình chóp, lấy một điểm cạnh bên và kẻ đường thẳng song song đáy liên tiếp xoá phần trên . GV :Hãy vẽ hình chóp cụt đáy là tứ giác .Cả lớp vẽ , một học sinh lên bảng . CH :Hãy so sánh số cạnh của đáy ở đây với số cạnh của đáy ở ví dụ đầu ta gọi là hình chóp cụt của tam giác ,tứ giác CH :Từ định nghĩa hình chóp nhận xét gì về 2 đáy của hình chóp cụt ? TL: Hai đáy là 2 đa giác đồng dạng CH :Nhận xét gì về các mặt bên của hình chóp cụt ? TL : các mặt bên là các hình thang CH : các cạnh bên của hình chóp cụt có gì đặc biệt ? TL:Nếu kéo dài các cạnh bên thì chúng đồng quy tại 1 điểm GV:như vậy, ta có thể khái niệm về một hình mới trong không gian có các tính chất khác với hình lăng trụ ( được tạo ra từ hình chóp ) 1. ĐN : Cho hình chóp SA1A2...An . Một mp (a) song song với mp (A1A2...An) cắt các cạnh SA1, SA2,...SAn tại A1' , A2' , ..., An' Hình tạo bởi thiết diện A1'A2'...An' cùng các mặt bên A1'A2'A2A1 , A2'A3'A3A2, ..., An'A1'A1An và đáy A1A2...An đgl hình chóp cụt Tên của hình chóp cụt được gọi theo tên đáy 2 . các t/ c : a) Hai đáy là 2 đa giác đồng dạng b) các mặt bên là các hình thang c) Nếu kéo dài các cạnh bên thì chúng đồng quy tại 1 điểm Hoạt động 4 III.hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1'): Thuộc ĐN , các t/c . Xem kĩ các CM để nắm được pp giải. Học kỹ ĐLý Ta Lét trong Không gian Làm bài tập trong SGK ( từ số 1 à 4/71)

File đính kèm:

  • docHHNC11-T23.doc