1.Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng , tia , đoạn thẳng , trung điểm
của đoạn thẳng.(khái niệm – tính chất – cách nhận biết).
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo thước thẳng , thước có chia khoảng, compa để vẽ đường thẳng , đoạn thẳng , tia , vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài , vẽ trung điểm của đoạn thẳng .
3.Thái độ : Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong khi đo.
2 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 Tuần 13, Tiết 13 - Vũ Hải Đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/11/2013
Ngày dạy : 16/11/2013
Tuần: 13
Tiết: 13
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục Tiêu:
1.Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng , tia , đoạn thẳng , trung điểm
của đoạn thẳng.(khái niệm – tính chất – cách nhận biết).
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo thước thẳng , thước có chia khoảng, compa để vẽ đường thẳng , đoạn thẳng , tia , vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài , vẽ trung điểm của đoạn thẳng .
3.Thái độ : Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong khi đo.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Giáo án , bộ thước , bảng phụ .
- HS: Học bài và làm bài tập , bộ thước .
III. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV . Tiến trình dạy học :
1.Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra sĩ số :6A2 :…………………………… 6A5:……………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Xen vào lúc ôn tập.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG – TRÌNH CHIẾU
Hoạt động 1: A
2. Điền vào chỗ trống:(6’)
GV lần lượt cho HS điền vào chỗ trống các nội dung sau đây:
a)Trong ba điểm thẳng hàng, có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
d) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
Hoạt động 2: 3. Trả lời đúng sai: (7’)
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa A và B.
b) Nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B.
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
Hoạt động 3 : 3. Vẽ hình (30’)
GV cho HS lên bảng vẽ hình làm bài tập 2 và 3 . Các em khác vẽ vào vở, theo dõi và nhận xét hình vẽ của các bạn trên bảng.
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình bài tập 6 .
Sau đó GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi bằng cách ôn lại phần lý thuyết đã học .
a. Khi nào điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
b. Vì M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có
MA + MB = ?
MB = ?
c. Khi nào thì M là trung điểm của AB ?
HS chú ý và lần lượt trả lời, các em khác theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn.
Sai
Đúng
Sai
Đúng
HS lên bảng vẽ hình.
Thực hiện .
A
1. Điền vào chỗ trống:
2. Trả lời đúng sai:
3. Vẽ hình:
Bài 2:
A
B
M
C
M
y
a
A
N
Bài 3:
Bài 6 :
A
M
B
Ta có : 3 < 6 .
Vậy trên tia AB : AM<AB nên M nằm giữa hai điểm a và B .
Vì M nằm giữa A và B nên
AM + MB = AB
Thay AM = 3 cm và AB = 6 cm ta có
MB = 6-3 =3 ( cm )
Vậy BM = MA = 3 cm
c. Vì M nằm giữa A và B và
AM = MB nên M là trung điểm của AB .
A
I
B
Bài 7:
7 cm
4. Củng Cố
Xen vào lúc ôn tập.
5.Hướng dẫn về nhà : ( 1’)
Về nhà học bài theo phần ôn tập. Làm các bài tập 5, 6, 8.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- giao an tuan 13(1).doc