I – MỤC TIÊU:
-Nắm được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một tâm. Biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
-Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một tâm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một tâm.
-Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng.
II – CHUẨN BỊ:
-GV: giáo án, SGK , thước êke, mô hình chữ N, S
-HS: Làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2008- 2009 Tiết 14 Bài 8 Đối Xứng Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: ĐỐI XỨNG TÂM
Tuần 7 Ngày soạn: 03/10/07
Tiết 14 Ngày dạy: 05/10/07
I – MỤC TIÊU:
-Nắm được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một tâm. Biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
-Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một tâm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một tâm.
-Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng.
II – CHUẨN BỊ:
-GV: giáo án, SGK , thước êke, mô hình chữ N, S
-HS: Làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm 2 điểm đối xứng qua một điểm
-Treo bảng phụ (BT?1 SGK )
-Giới thiệu: khi đó A và A’ được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O
-Hỏi: thế nào là 2 điểm đối xứng nhau qua một điểm
-Cung cấp kiến thức nội dung qui ước SGK
-Củng cố: Treo bảng phụ (BT 50 SGK + hình vẽ)
-HS độc lập thực hiện
-HS lên bảng thực hiện
-TL: (định nghĩa SGK)
-HS theo dõi
-2 HS phát biểu lại
-HS độc lập thực hiện vẽ vào SGK và HS lên bảng thực hiện
1.Hai điểm đối xứng qua một điểm
*BT?1 SGK
*Định nghĩa (SGK)
*Quy ước (SGK)
+VD: (BT50 SGK)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm 2 hình đối xứng với nhau qua một điểm
-Treo bảng phụ (BT?2 SGK )
-Nhận xét khẳng định kết quả
-Hỏi: có nhận xét gì về 3 điểm A’, B’, C’?
-Giới thiệu khi đó AB và A’B’ được gọi là hai hình đối xứng nhau qua điểm O và O được gọi là tâm đối xứng của 2 hình đó
-Hỏi: qua đó em hãy cho biết thế nào là 2 hình đối xứng với nhau qua 1 điểm?
-Hỏi:em hãy tiến hành đo đạt và có phán đoán về 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua điểm? Hai tam giác đối xứng nhau?
-Chốt lại nhận xét
-Giới thiệu hai đoạn thẳng đối xứng nhau; hai đừơng thẳng đối xứng nhau; hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm
-Hỏi: qua đó em hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng, góc đối xứng với góc, tam giác đối xứng với tam giác qua 1 điểm?
-Hỏi: em hãy so sánh với tính chất 2 hình đối xứng qua một trục
-HS thảo luận theo đôi bạn học tập
-HS lên bảng thực hiện
-HS nhận xét
-TL: 3 điểm đó thẳng hàng với nhau
-HS theo dõi
-TL: (TQ SGK )
-TL: hai đoạn thẳûng đó bằng nhau, hai tam giác đối xứng nhau qua điểm thì bằng nhau
-TL: đối với đoạn thẳng ta dựng 2 điểm đối xứng với 2 mút của đoạn thẳng rối nối chúng lại với nhau, tương tự vậy đối với tam giác, với góc ta dựng điểm đối xứng với đỉnh của góc và 2 điểm khác nằm trên 2 tia của góc rồi dựng 2 tia của góc đối xứng
2.Hai hình đối xứng qua một điểm
*BT?2 SGK
*Tổng quát SGK
*Lưu ý: Nếu 2 đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau
*Hoạt động 3: Tìm hiểu hình có tâm đối xứng
-Treo bảng phụ (BT?3 SGK )
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Giới thiệu: khi đó hình bình hành ABCD được gọi là hình có tâm đối xứng đó là điểm O
-Hỏi: thế nào là hình có tâm đối xứng?
-Chốt lại tổng quát
-Gọi HS phát biệu định lý SGK
-Củng cố:Treo bảng phụ (BT?4 SGK)
-Hỏi: trong 3 chữ cái đã cho đã học, chữ cái nào có tâm đối xứng?
-4 nhóm thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau
-HS theo dõi
-HS Nhận xét
-TL: (tổng quát SGK)
-HS phát biểu
-3 HS lập lại
-HS độc lập thực hiện
-Theo trình tự HS trả lời
-TL: N, S
3.Hình có trục đối xứng
*BT ?3 SGK
-Cạnh đối xứng
với AB qua O là CD
- Cạnh đối xứng
với BC qua O là DA
- Cạnh đối xứng
với CD qua O là AB
- Cạnh đối xứng
với DA qua O là BC
->nhận xét: các cạnh của hình bình hành ABCD đối xứng qua O cũng là các cạnh của hình bình hành ABCD
*Tổng quát SGK
*Định lý SGK
*BT?4 SGK
*Hoạt động 4: hoạt động củng cố
-Treo bảng phụ (BT52 SGK )
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại phương pháp vẽ hình đối xứng qua một tâm và tìm hình có tâm đối xứng
-HS lên bảng vẽ hình xác định GT – KL
-HS thảo luận theo đôi bạn học tập
-HS lên bảng thực hiện
-HS Nhận xét
*BT52SGK
Ta có :
AE // BC và AE = BC nên ACBE là hình bình hành
BE // AC, BE = AC (1)
Tứ giác ABFC có
AB // CF và AB = CF
nên là hình bình hành
BF // AC và BF = AC (2)
Từ (1) và (2) ta nhận thấy : Qua B ta có BE và BF cùng song song với AC nên theo tiên đề Ơclit :
E, B, F thẳng hàng
và BE = BF
B là trung điểm EF
Vậy E đối xứng với F qua B
*Hoạt động 5: HD về nhà
-Học bài
-Làm bài tập về nhà:
BT51 SGK (tương tự BT 50)
BT53 SGK (tương tự BT52)
BT56 SGK
-Chuẩn bị tiết luyện tập
File đính kèm:
- TIET 14.doc