I – MỤC TIÊU:
-Củng cố lại khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông
-Vận dụng phối hợp các kiến thức đã học về các loại tứ giác để giải các bài tập trong SGK và thông qua đó tìm ra mối liên hệ giữa các loại tứ giác
-Rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS
II – CHUẨN BỊ:
-GV: giáo án, SGK , thước, êke, bảng phụ
-HS: Học bài, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới
III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Phương pháp luyện tập và thực hành
-Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ
IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2008- 2009 Tiết 23 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tuần 12 Ngày soạn: 23/10/08
Tiết 23 Ngày dạy: 06/11/08
I – MỤC TIÊU:
-Củng cố lại khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông
-Vận dụng phối hợp các kiến thức đã học về các loại tứ giác để giải các bài tập trong SGK và thông qua đó tìm ra mối liên hệ giữa các loại tứ giác
-Rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS
II – CHUẨN BỊ:
-GV: giáo án, SGK , thước, êke, bảng phụ
-HS: Học bài, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới
III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Phương pháp luyện tập và thực hành
-Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ
IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Hoạt Động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
-Treo bảng phụ (BT)
Hãy phát biểu tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông
Aùp dụng: Các câu sau đây đúng hay sai?
a)Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi
b)Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi
c)Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau
d)Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông
e)Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông
-Đáp án:
a)S
b)Đ
c)Đ
d)S
e)Đ
*Hoạt động 2: Giải bài tập 84 SGK SGK (18’)
-Treo bảng phụ (BT84 SGK)
-Hỏi: phương pháp thực hiện bài tập 84 SGK?
-Hỏi: hình bình hành có điều kiện gì thì trở thành hình thoi?
-Hỏi: Từ đó xác định vị trí D để AEDF là hình thoi?
-Hướng dẫn tương tự đối với 2 trường hợp còn lại
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại sự liên hệ các kiến thức đã học
-HS đọc đề
-HS lên bảng thực hiện vẽ hình xác định GT - KL
-4 nhóm tiến hành thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-TL: ta phải xác định AEDF là hình gì rồi mới suy luận được các trường hợp còn lại
-TL:(3 dấu hiệu nhận biết 2,3,4)
-TL: (nội dung bài làm câu b)
-Đại diện nhận xét lẫn nhau
1.BT84 SGK
a/ Tứ giác AEDF có AE // DF và AF // DE nên là hình bình hành
b/ Nếu D là giao điểm của tia phân giác  với cạnh BC thì AEDF là hình thoi (dh4)
c/ Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình chữ nhật (dh3)
Nếu tam giác ABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác  với cạnh BC thì AEDF là hình vuông.(dh3)
*Hoạt động 3: Thực hiện BT 85 SGK (18’)
-Treo bảng phụ (BT85 SGK)
-Hỏi: ADFE là hình gì?
-Hỏi: phương pháp chứng minh hình vuông?
-Hỏi: ở bài tập này ta chứng minh theo phương pháp nào?
-Hỏi: phương pháp chứng minh AMFN là hình vuông?
-Hỏi: còn phương pháp nào khác để chứng minh không?
-Hỏi: phương pháp chứng minh 2 tứ giác đó là hình thoi?
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại kiến thức vận dụng và hệ thống sự liện hệ về tính chất và dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác
-HS đọc đề
-HS lên bảng thực hiện và xác định GT - KL
-HS thảo luận theo đôi bạn học tập và theo trình tự 2 HS lên bảng thực hiện
-TL: là hình vuông
-TL: (5 dấu hiệu nhận biết hình vuông)
-TL: dấu hiệu nhận biết 1
-TL: dấu hiệu nhận biết 1
-TL: chứng minh hình thoi có 1 góc vuông
-TL: chứng minh tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
-HS nêu nội dung chứng minh theo phương pháp khác
-HS Nhận xét
2.BT85 SGK
a/ Tứ giác ADFE có AE // DF và AE = DF nên là hình bình hành.
Hình bình hành ADFE có Â = 900 nên là hình chữ nhật.
Hình chữ nhật ADFE còn có AE = AD nên là hình vuông.
b/ Tứ giác DEBF có : BE // DF, EB = DF nên là hình bình hành DE // BF
Tứ giác CEAF có : AE // CF, AE = CF nên là hình bình hành AF // EC
EMFN là hình bình hành
Hình bình hành EMFN có nên là hình chữ nhật
Ngoài ra còn có EM = MF (do ADFE vuông) nên là hình vuông
*Hoạt động 4: HD về nhà(4’)
-Học lại bài
-Chuẩn bị bài: Ôn tập chương I
+Soạn 9 câu hỏi SGK
+Làm bài tập 87, 88, 89 SGK (vận dụng tính chất và dấu hiệu nhận biết của các loại tứ giác: hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông để thực hiện)
File đính kèm:
- TIET 23.doc