Giáo án Hình học 8 Tiết 11 Hình bình hành

I. Mục tiêu:

1 . Kiến thức:

Phát biểu được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, nhận biết các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng suy luận, vẽ hình, nhận biết 1 tứ giác là hình bình hành.

 - Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau

3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

II. Đồ dùng.

 1. GV: Thước , compa. Hình 66, 70, bảng phụ ? 1.

 2. HS: Thước, compa.

III. Phương pháp:

 - Trực quan, đàm thoại, gợi mở, dạy học tích cực.

IV. Tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Khởi động mở bài. (5 phút)

 - Em hãy quan sát hình 65 và cho biết khi hai đĩa cân nâng lên, hạ xuống ABCD luôn là hình gì (HSTB)

-GV ghi nội dung trả lời của HS.

3. Bài mới.

3.1. Hoạt động 1. Định nghĩa (10phút)

a) Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa hình bình hành. Vẽ được hình bình hành.

b) Đồ dùng: Bảng phụ H. 66.

c) Các bước tiến hành.

 

docx3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 11 Hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 11. Hình bình hành. I. Mục tiêu: 1 . Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, nhận biết các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng suy luận, vẽ hình, nhận biết 1 tứ giác là hình bình hành. - Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình. II. Đồ dùng. 1. GV: Thước , compa. Hình 66, 70, bảng phụ ? 1. 2. HS: Thước, compa. III. Phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, gợi mở, dạy học tích cực. IV. tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Khởi động mở bài. (5 phút) - Em hãy quan sát hình 65 và cho biết khi hai đĩa cân nâng lên, hạ xuống ABCD luôn là hình gì (HSTB) -GV ghi nội dung trả lời của HS. 3. Bài mới. 3.1. Hoạt động 1. Định nghĩa (10phút) a) Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa hình bình hành. Vẽ được hình bình hành. b) Đồ dùng: Bảng phụ H. 66. c) Các bước tiến hành. - GV gthiệu hình 66 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát trả lời ? 1. - Gọi HS trả lời ? 1. ? Tứ giác có các góc kề với 1 cạnh bù nhau thì các cạnh đối có đặc điểm gì (HSTB) - GV giới thiệu ABCD trong hình 66 gọi là hình bình hành. ? Thế nào là hình bình hành (HSTB) - Gọi HS đọc định nghĩa trong SGK tr 90. ? Hình thang có phải là hình bình hành không (HSTB) (HSTB) ? Hình bình hành có phải là hthang không (HSTB) - Hãy tìm trong thực tế hình ảnh của hình bình hành. - HS quan sát hình 66 trả lời ? 1. - HS trả lời. A + D = 1800 D + C = 1800 - Các cạnh đối song song. - Hình bình hành là 1 tứ giác có các cạnh đối // . - HS đọc định nghĩa trong SGK tr 90. - Hthang không phải là hình bình hành. - Hình bình hành là 1 hình thang đặc biệt có các cạnh đối song song. - HS lấy VD: Khung cửa, khung bảng đen. 1. Định nghĩa. ? 1. ABCD có A + D = 1800 D + C = 1800 ⟹ AB // CD, AD // BC. * Định nghĩa (SGK tr 90) ABCD là hình bình hành AB // CD ⇔ AD// BC * Chú ý: SGK tr 90. 3.2. Hoạt động 2. Tính chất. (13phút) a) Mục tiêu: Phát biểu được tính chất hình bình hành. b) Các bước tiến hành. ? Hình bình hành là tứ giác, hình thang vậy hình bình hành có tính chất gì (HSTB) ? Hãy thử phát hiện xem hình bình hành có tính chất gì về cạnh, về góc, về đường chéo của hình bình hành(HSK) - GV nhận xét và gthiệu các tính chất của hình bình hành - GV vẽ hình và yêu cầu HS nêu GT- KL của định lý(HSTB) - Gọi HS chứng minh ý a. ? Để chứng minh ta làm như thế nào (HSTB) - Yêu cầu HS chứng minh ý b. - GV hướng dẫn HS cách làm ý c. OA = OC, OD = OB. ⇑ AOB = COD - GV chốt lại các tính chất của hình bình hành. - HS nêu tính chất: tổng các góc trong hình bình hành bằng 3600. Các góc kề với mỗi cạnh bù nhau. - HS nêu dự đoán về các tính chất của hình bình hành - HS đọc tính chất trong SGK tr 90. - HS nêu GT – KL của đlý. - HS chứng ý a. - HS nêu cách chứng minh. ⇑ ACB = CAD (c c c) ⇑ CMT - HS chứng minh ý b. - HS chứng minh ý c theo hướng dẫn của GV. 2. Tính chất. ? 2. Hình bình hành ABCD có các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. * Định lý: SGK tr 90. GT ABCD (AB // CD, AD// BC, a, AB = CD, AD =BC KL b, c, OA= OC, BO = OD Chứng minh. a, Hình bình hành ABCD là hthang có 2 cạnh AD // BC nên AD = BC, AB = DC. b) Xét ∆ ACB & ∆ CAD Có: AD= BC, DC=AB (cmt) AC chung ⟹∆ ACB = ∆ CAD (c c c) CM tương tự ta có c) Xét AOB & COD có AB = CD ( so le trong) ( so le trong) AOB = COD (g.c.g) OA = OC, OD = OB. 3.3 . Hoạt động 3. Dấu hiệu nhận biết. (5phút) a) Mục tiêu: Nhận biết được các dấu hiệu nhận biết hình bình hành. b) Đồ dùng: Bảng phụ hình 70 c) Các bước tiến hành: ? Để CM một tứ giác là hình bình hành ta làm như thế nào (HSTB) - GV nhận xét và gthiệu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành. - Gọi HS đọc dấu hiệu trong SGK tr 91. - GV chốt trong 5 dấu hiệu có 3 dấu hiệu về cạnh, 1 dấu hiệu về góc, 1 dấu hiệu về đường chéo. - GV treo bảng phụ hình 70 yêu cầu HS làm ? 3. - Cho HS làm ?3 và giải thích theo nhóm 4 (3 phút). - Gọi HS khác nhận xét, GV chốt lại các cách chứng minh 1 tứ giác là hình bình hành. - HS nêu dựa vào định nghĩa để chứng minh. - HS đọc dấu hiệu trong SGK tr 91. - HS quan sát hình 70 trả lời ? 3. - HS làm việc theo nhóm nhận dạng tứ giác là hình bình hành và giải thích. - HS ghi nhớ. 3. Dấu hiệu nhận biết. SGK tr 91. ? 3. ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau. IKMN ko là hình bình hành vì IN ∦ KM. PQRS là hình bình hành vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. EFGH là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau. 3.4 Hoạt động 4. Bài tập. (7 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh đoạn thẳng bằng nhau. Trình bày bài giải logic, khoa học. b) Đồ dùng: Thước thẳng, com pa, êke c) Các bước tiến hành. - Yêu cầu HS vẽ hình ghi GT- KL của bài 44 tr 92 (HSTB) ? Dựa vào hình vẽ hãy nêu cách chứng minh BE= DF ? (HSK) - GV gọi HS trình bày lời giải dựa vào sơ đồ phân tích - GV chốt lại nội dung kiến thức của bài. - HS vẽ hình ghi GT – KL bài 44 SGK tr 92. - HS nêu phương án chứng minh bài 44. BE = DF ⇑ DEBF là hbh ⇑ DE = BF , DE // BF - HS trình bày bài. 4. Bài tập. Bài 44 (92) GT ABCD là hbh. AE= DE BF= CF, E∈AD, F∈BC KL BE = DF Chứng minh Theo bài ra ta có ABCD là hbh AD = BC ; DE = EA = AD , BF = FC = BC , DE = BF , - Xét BEDF Có DE // BF và DE = BF(c/mt) DEBF là hbh vì có 2 cạnh đối // và bằng nhau . BE = DF ( t/c hbh ), 4. Tổng kết và hướng dẫn về: (5phút) a) Tổng kết: GV tổng kết nội dung bài học b) Hướng dẫn học bài: Ôn các kiến thức về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành; BTVN: Bài 47, 49 SGK tr 93. - Hướng dẫn bài 47 AHCK là hbh AH // KC, AH = CK ∆ AHD = ∆ CKB

File đính kèm:

  • docxGiao an Hinh 8 day theo doi tuong tu tiet 5 8(2).docx