A. Mục tiêu :
- Củng cố các kiến thức : Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng; hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng; hình có trục đối xứng.
- Biết vận dụng các kiến thức trên vào các bài tập cụ thể.
- Biết vận ddụng tính đối xứng trục trong thực tế.
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng, các biển báo (hình 61).
- HS : Các bài tập giáo viên giao tiết trước, dụng cụ vẽ hình.
C. Tiến trình bài dạy :
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 11 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06
Tiết : 11
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu :
- Củng cố các kiến thức : Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng; hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng; hình có trục đối xứng.
- Biết vận dụng các kiến thức trên vào các bài tập cụ thể.
- Biết vận ddụng tính đối xứng trục trong thực tế.
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng, các biển báo (hình 61).
- HS : Các bài tập giáo viên giao tiết trước, dụng cụ vẽ hình.
C. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- HS1 : + Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng, hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
+ Cho đoạn AB và đường d vẽ đoạn A/B/ đối xứng với AB qua d.
- HS2 : + Nêu định nghĩa hình có trục đối xứng.
+ Giải bài tập 40-SGK.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- HS1:
+ Nêu các định nghĩa theo SGK.
+ Vẽ đoạn A/B/ đối xứng với d qua AB
- HS2 :
+ Nêu định nghĩa theo SGK.
+ BT40-SGK : Các hình 61a, b, d có tr5c đối xứng.
- HS nhận xét.
Hoạt động 2 : Giải bài tập
Bài tập 36-SGK :
- Yêu cầu HS đọc đề bài vẽ hình.
- Muốn so sánh độ dài OB và OC ta làm gì ?
- OB và OA, OC và OA như thế nào với nhau ? Vì sao ?
- Muốn tính số đo góc BOC ta dựa vào kiến thức gì ?
- Aùp dụng kiến thức đó như thế nào ?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài giải.
Bài tập 39-SGK :
- Yêu cầu HS đọc đề bài vẽ hình.
- Muốn chứng minh AD+DB<AE+EB ta làm gì ?
( AD+DB= ? + DB; AE+EB= ?+EB )
- Từ đó ta có kết luận gì ?
- Bạn Tú ở vị trí A, cần đến bờ sông d để lấy nước rồi đi đến vị trí B. Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường nào ?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài giải
* Chú ý :
- Bài toán trên cho ta cách dựng điểm D trên đường thẳng d sao cho tổng các khoảng cách từ A và từ B đến D là ngắn nhất.
- Hai địa điểm dân cư A và B ở cùng phía một con sông thẳng. Cần đặt cầu ở vị trí nào để tổng khoảng cách từ cầu đến A và đến B là ngắn nhất.
Bài tập 42-SGK :
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
Bài tập 36-SGK :
- HS đọc đề bài, vẽ hình.
- Ta so sánh OB với OA, OC với OA.
- OB=OA, OC=OA. Vì :
+ DAOB có Ox vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến nên DAOB cân tại O. Suy ra : OB=OA.
+ Tương tự : OC=OA.
Suy ra : OB=OC.
- Ta dựa vào kiến thức : Tính chất tia phân giác của một góc.
- Do DAOB cân tại O nên
DAOC cân tại o nên
- 1 HS trình bày lời giải.
Bài tập 39-SGK :
- HS đọc đề bài, vẽ hình.
AD+DB= CD + DB=CB
AE+EB= CE+EB
( vì D, E thuộc đường trung trực của đoạn AC ).
Ta có : CB < CE+EC ( bất đẳng thức tam giác )
Suy ra : AD+DB<AE+EB
- Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường ADB.Vì nếu bạn Tú đi con đường khác, chẳng hạn con đường AEB thì ta luôn chứng minh được Con đường AEB dài hơn con đường ADB ( chứng minh trên ).
- 1 HS trình bày lời giải.
Bài tập 42-SGK :
a/ Các chữ cái có trục đối xứng :
- Chỉ có 1 trục đối xứng dọc, chẳng hạn : A, M, T, U, V, Y.
- Chỉ có 1 trục đối xứng ngang, chẳng hạn : B, C, D, Đ, E.
- Có hai trục đối xứng dọc và ngang, chẳng hạn : H, O, X.
Chú thích : Các chữ cái trên có các nét đều nhau, không có nét thanh và nét đậm.
b/ Có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H vì chữ H có hai trục đối xứng
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà
HS xem và làm lại các bài tập vừa làm.
Làm các bài tập 62, 63, 64 – SBT.
Xem trước bài 7.
File đính kèm:
- Tiet 11.doc