Giáo án Hình học 8 Tiết 12 Hình bình hành

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận, vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song.

3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập cho HS.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu, một số hình vẽ .

2. Học sinh: Thước thẳng, com pa.

III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh lớp 8A: 8C:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới.

3. Tiến trình bài giảng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 12 Hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 12 Ngày giảng: Hình bình hành I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận, vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song. 3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập cho HS. II. Chuẩn bị: 1. GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu, một số hình vẽ . 2. Học sinh: Thước thẳng, com pa. III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức lớp: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh lớp 8A: 8C: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày và trò Nội dung * Hoạt động 1. - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ?1 - Học sinh quan sát hình vẽ trả lời ? Thế nào là hình bình hành . - Học sinh trả lời. ? Nêu cách vẽ 1 tứ giác là hình bình hành. - Học sinh vẽ hình vào vở, 1 học sinh lên bảng vẽ ? Định nghĩa về hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào . - Học sinh: Hình thang có 1 cặp cạnh //, hình bình hành có 2 cặp cạnh //. - Giáo viên bổ sung và nêu định nghĩa khác: + Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song + Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song + Tứ giác chỉ có 1 cặp cạnh đối song song là hình thang - Giáo viên treo bảng phụ H.67 yêu cầu học sinh dự đoán - Cả lớp nghiên cứu và trả lời câu hỏi của giáo viên: AB = CD; AD = BC; ; OA = OC; OB = OD * Hoạt động 2. - Giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra tính chất - Yêu cầu học sinh phát biểu đinh lí - Ghi GT và KL của đl - 1 học sinh lên bảng ghi - GV: Nối A với C chứng minh: AB = CD; AD = BC; ; - Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh - 1 học sinh lên bảng trình bày. - Học sinh còn lại chứng minh vào vở - GV: Có nhiều cách chứng minh định lí trên, ta có thể chứng minh theo những cách khác nhau. Các em về nhà xem thêm cách chứng minh trong SGK * Hoạt động 3. ? Để chứng minh tứ giác là hình bình hành ta có thể chứng minh như thế nào. - Học sinh trả lời. - Giáo viên bổ sung và chốt lại, đưa bảng phụ các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành. - Giáo viên đưa ra bảng phụ nội dung ?3 - Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 1. Định nghĩa ?1 Hình 67 ABCD là hình bình hành - Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song 2. Tính chất ?2 * Định lí: SGK GT ABCD là hình bình hành AC cắt BD tại O KL a) AB = CD; AD = BC b) ; c) OA = OC; OB = OD 3. Dấu hiệu nhận biết ?3 Các tứ giác là hình bình hành: + ABCD vì AB = CD và AD = BC + EFGH vì ; + PQRS vì PR cắt SQ tại O (O là trung điểm PR và QS) + XYUV vì XV//YU và XV = YU 4. Củng cố - Yêu cầu học sinh làm bài tập 44-tr92 SGK ( Giáo viên hướng dẫn sau đó 1 học sinh lên bảng trình bày) Xét tứ giác BFDE có: DE // BF DE = BF (vì DE =AD, BF = BC, mà AD = BC) Tứ giác BFDE là hình bình hành BE = DF 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học kĩ bài - Làm bài tập 43; 45 (tr92 - SGK) - Làm bài tập 83; 84; 85; 86 (SBT) HD 45: V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc
Giáo án liên quan