Giáo án Hình học 8 Tiết 13 Luyện tập

A. Mục tiêu :

 - Củng cố các tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.

 - Rèn luyện khả năng chứng hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Thước thẳng, bảng phụ ( vẽ hình 72 ).

 - HS : Thước thẳng, các bài tập GV đã dặn ở tiết trước.

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 13 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07, tiết : 13 Ngày soạn : ________ LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : - Củng cố các tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. - Rèn luyện khả năng chứng hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song. B. Chuẩn bị : - GV : Thước thẳng, bảng phụ ( vẽ hình 72 ). - HS : Thước thẳng, các bài tập GV đã dặn ở tiết trước. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS1 : + Nêu định nghĩa, tính chất của hình bình hành. + Aùp dụng : Ở hình trên, biết tứ giác ABCD là hình bình hành. Tính các góc, các cạnh còn lại của hình bình hành ABCD. - HS 2 : + Nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành. + Aùp dụng : Ở hình bên, biết tứ giác ABCD là hình bình hành. Tứ giác ANCM là hình gì ? Vì sao ? - Yêu cầu 2 HS nhận xét. - HS1 : + Nêu định nghĩa, tính chất của hình bình hành theo SGK. + Aùp dụng : Tứ giác ABCD là hình hành, suy ra : - HS 2 : + Nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo SGK. + Aùp dụng : Ta có : * DABN=DCDM(c.g.c) Suy ra : AN=CM (1) * DADM=DCBN(c.g.c) Suy ra : AM=CN (2) Từ (1) và (2) suy ra: tứ giác ANCM là hình bình hành - 2 HS nhận xét. Hoạt động 2 : Giải bài tập Bài tập 45-SGK: - Yêu cầu HS vẽ hình ghi gt+kl . - Muốn chứng minh DE//BF ta làm gì ? - Vì sao - Tứ giác DEBF là hình gì ? Vì sao ? Bài tập 47-SGK : - Vận dụng dấu hiệu nào để chứng minh tứ giác AHCK là hình hành ? - Đó là cặp cạnh nào ? Vì sao ? - Khi O là trung điểm của HK, ba điểm A, O, C có 1 thẳng hàng không ? Vì sao ? Bài tập 48-SGK : - Yêu cầu HS vẽ hình ghi gt+kl . - Có nhận xét gì về các cạnh EF và GH, vì sao ? - Vậy tứ giác EFGH là hình gì ? - Ngoài cách chứng minh trên, còn cách khác không, vì sao ? Bài tập 49-SGK: - Yêu cầu HS vẽ hình ghi gt+kl . - Muốn chứng minh AI//CK ta làm gì ? - Tứ giác AKCI có là hình bình hành không ? vì sao ? - Có nhận xét gì về độ dài của đoạn DM và MN; MN và NB, vì sao ? GT Hình bình hành ABCD(AB>BC); phân giác BE(EỴAB), phân giác BF(FỴCD) KL a/ DE//BF b/ Tứ giác ABCD là hình gì ? Vì sao ? Bài tập 45-SGK: Chứng minh: - Ta chứng minh a/ Ta có : b/ Tứ giác DEBF là hình bình hành, vì có các cạnh đối song song(DE//BF, BE//DF). Bài tập 47-SGK : - Ta vận dụng dấu hiệu : Tứ giác có cặp cạnh đối song song và bằng nhau. a/ Xét DAHD và DCKB, có : Do đó : DAHD=DCKB( cạnh huyền – góc nhọn ). Suy ra : AH=CK (1) Ta lại có : AH^BD, CK^BD Þ AH//CK (2) Từ (1) và (2) suy ra : AHCK là hình bình hành. b/ Xét hình bình hành AHCK, có O là trung điểm của đường chéo HK. Suy ra: O là trung điểm của đường chéo AC. Do đó ba điểm A, O, C thẳng hàng. Bài tập 48-SGK : GT Tứ giác ABCD, EA=EB(EỴAB), FB=FC(FỴBC), GC=GD(GỴCD), HA=HD(HỴAD) KL Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ? Chứng minh : Ta có : EF là đường trung bình của DABC Þ EF//AC, EF=1/2AC GH là đường trung bình của DADC Þ GH//AC, GH=1/2AC Suy ra : EF//GH và EF=GH Do đó : Tứ giác EFGH là hình bình hành. - Ta có thể chứng minh : Tứ giác EFGH có các cạnh đối song song ( EF//GH, EH//FG ) hoặc các cạnh đối bằng nhau ( EF=GH, EH=FG ) Bài tập 49-SGK: GT Hình bình hành ABCD, IC=ID(IỴCD) KA=HB(KỴAB), BDÇAI=M, BDÇCK=N KL a/ AI//CK, b/ DM=MN=NB Chứng minh : a/ - Ta cần chứng minh tứ giác AKCI là hình bình hành. - Ta có : ABCD là hình bình hành(gt). Mà KỴAB, IỴCD nên AK//CI Mặt khác : AK=CI( cùng bằng 1/2AB ). Suy ra : AKCI là hình bình hành Þ AI//CK. b/ DCND có : IC=ID, IM//NC( vì AI//CK ) Þ DM=MN DABM có : KA=KB, KN//AM(AI//CK ) Þ MN=NB Do đó : DM=MN=NB Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà HS xem và làm lại các bài tập vừa làm Làm các bài tập 79, 80, 81, 83 - SBT. Xem trước bài 8.

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc