A. Mục tiêu :
- Củng cố các tính chất của hình chữ nhật, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- Rèn luyện kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng, compa, bảng phụ ( vẽ sẵn các hình 90, 91 ).
- HS : Thước thẳng, com pa, làm các bài tập GV đã dặn ở tiết trước.
C. Tiến trình bài dạy :
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 17 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09, tiết : 17
Ngày soạn : _________
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu :
- Củng cố các tính chất của hình chữ nhật, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- Rèn luyện kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng, compa, bảng phụ ( vẽ sẵn các hình 90, 91 ).
- HS : Thước thẳng, com pa, làm các bài tập GV đã dặn ở tiết trước.
C. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra
- HS1 :
+ Nêu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
+ Aùp dụng :
Tính độ dài đoạn AD ở hình trên ?
- HS2 :
+ Nêu các định lí áp dụng vào tam giác.
+ Aùp dụng : Giải bài tập 60 – SGK.
- Cho HS nhận xét, GV cho điểm.
- HS1 :
+ Nêu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
+ Aùp dụng :
Ta có: ABHD là hình chữ nhật ( có 3 góc vuông ).
Suy ra : AB = DH 16cm, AD = BH
Do đó : CH = 24 – 16 = 8cm
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông HBC, ta có : BH2 = 172 – 82 = 289 – 64 = 225
Þ BH = 15cm. Vậy AD = 15cm.
- HS2 :
+ Nêu các định lí áp dụng vào tam giác.
+ Aùp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta được : BC2 = 242 + 72 = 625
Þ BC = 25cm
Vậy : AM = 12,5cm.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập 61 – SGK :
- Yêu cầu HS vẽ hình ghi gt + kl.
- 1 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
Bài tập 63 – SGK :
Tính số đo x ?
- 1 HS lên bảng.
Bài tập 64 – SGK :
- GV dùng bảng phụ đưa hình vẽ lên bảng.
- Ta vận dụng dấu hiệu nào để chứng minh EFGH là hình chữ nhật ?
- GV gợi ý, 1 HS lên bảng.
Bài tập 65– SGK :
- Yêu cầu HS vẽ hình, ghi gt + kl.
- Dựa vào dấu hiệu nào chứng minh EFGH là h.c.n ?
- Có nhận xét gì về các cạnh EF và HG; EH và FG.
- Từ đó suy ra được điều gì ?
- BD ^ EF ? Vì sao ?
- E = ?
- 1 HS lên bảng trình bày.
Bài tập 61 – SGK :
GT
DABC,AH^BC, IA=IC(IỴAC), IH=IE(EỴHI)
KL
Tứ giác AHCE là hình gì ? Vì sao ?
Chứng minh : Tứ giác AHCE có : hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và H = 900.
Suy ra : AHCE là hình chữ nhật.
Bài tập 63 – SGK :
Kẻ BH ^ DC ( HỴDC )
Ta có : ABHD là hình chữ nhật ( có 3 góc vuông )
Suy ra : AD = BH, DH = AB = 10, HC = 15-10 = 5
Aùp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông BHC, ta có :
BH2 = 132 – 52 = 169 – 25 = 144
Þ BH = 12 hay x = 12
Bài tập 64 – SGK :
+ D BFC có :
+ D DEC có :
+ D AGB có :
Tứ giác EFGH có F = E = G = 900 nên EFGH hình chữ nhật.
Bài tập 65- SGK :
GT
Tứ giác ABCD, E, F, G, H, theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA
KL
EFGH là hình gì ? Vì sao ?
Theo gt, ta có :
+ EF là đường trung bình của DABC nên EF//AC.
+ HG là đường trung bình của DADC nên HG//AC.
Suy ra : EF//HG
Tương tự : EH//FG
Do đó : EFGH là hình bình hành (1)
Vì EF//AC và BD ^ AC nên BD^ EF
Vì EH//BD và BD ^ EF (cmt) nên EH ^ EF. Vậy E = 900 (2)
Từ (1) và (2) Þ EFGH là hình chữ nhật.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà
HS xem và làm lại các bài tập vừa làm.
Làm các bài tập còn lại sau bài học.
Xem trước bài 10.
File đính kèm:
- Tiet 17.doc