Giáo án Hình học 8 Tiết 30 Thực hành (tiếp) (Xác định diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Học sinh được củng cố về công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, tính chất của diện tích đa giác. Vận dụng thành thạo vào tính diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác và một số hình trong thực tế.

-Biết dùng các kiến thức của các môn học khác như: Tin học, Đại số, Sinh học, Vật lý,Công nghệ, để giải quyết bài toán

2. Kỹ năng

Có kỹ năng vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, tính chất của diện tích đa giác để giải các bài tập.

Có kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay vào tính toán.

Vận dụng kiến thức đã học của môn học và vận dụng linh hoạt các kiến thức của môn học khác vào bài toán thực tế trong cuộc sống, từ đó hiểu sâu hơn về môi trường tự nhiên và xã hội.

 Thực hiện được một số biện pháp để có phòng học, nơi học tập đạt chuẩn ánh sáng và biết sử dụng tiết kiệm điện năng.

3. Thái độ

- Hăng hái tham gia các hoạt động, cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.

- Có tác phong mẫu mực khi giao tiếp với mọi người.

- Có trí liên tưởng và tư duy logic; có ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe, tài nguyên. Biết yêu quý lao động.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ, MTCT, thước dây, thước mét, bài giảng, máy chiếu, Laptop, các tư liệu liên quan: TCVN 8794:2011 –về Tiêu chuẩn trường trung học; Bài 6,7,9-Công nghệ 7; Bài 50-Sinh học 6; Excel – Tin học 7, các tư liệu về cây đỗ tương, tật khúc xạ, cận thị học đường, ảnh, clip, các thông tin tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, thông tin tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

HS: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, phiếu học tập, bút dạ, MTCT, kiến thức liên quan về phòng đạt chuẩn ánh sang, cách đo diện tích một thửa ruộng trong thực tế.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 30 Thực hành (tiếp) (Xác định diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC -------------------------------------***------------------------------------- TRƯỜNG: THCS ĐẠI TỰ TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN THƯ ĐIỆN THOẠI: 0987469014 EMAIL: thuloi75@gmail.com Năm học: 2013-2014 Ngày dạy: Tiết 30- Thực hành (tiếp) (Xác định diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác). I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Học sinh được củng cố về công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, tính chất của diện tích đa giác. Vận dụng thành thạo vào tính diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác và một số hình trong thực tế. -Biết dùng các kiến thức của các môn học khác như: Tin học, Đại số, Sinh học, Vật lý,Công nghệ,… để giải quyết bài toán 2. Kỹ năng Có kỹ năng vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, tính chất của diện tích đa giác để giải các bài tập. Có kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay vào tính toán. Vận dụng kiến thức đã học của môn học và vận dụng linh hoạt các kiến thức của môn học khác vào bài toán thực tế trong cuộc sống, từ đó hiểu sâu hơn về môi trường tự nhiên và xã hội. Thực hiện được một số biện pháp để có phòng học, nơi học tập đạt chuẩn ánh sáng và biết sử dụng tiết kiệm điện năng. 3. Thái độ - Hăng hái tham gia các hoạt động, cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động. - Có tác phong mẫu mực khi giao tiếp với mọi người. - Có trí liên tưởng và tư duy logic; có ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe, tài nguyên. Biết yêu quý lao động. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, MTCT, thước dây, thước mét, bài giảng, máy chiếu, Laptop, các tư liệu liên quan: TCVN 8794:2011 –về Tiêu chuẩn trường trung học; Bài 6,7,9-Công nghệ 7; Bài 50-Sinh học 6; Excel – Tin học 7, các tư liệu về cây đỗ tương, tật khúc xạ, cận thị học đường, ảnh, clip, các thông tin tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, thông tin tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. HS: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, phiếu học tập, bút dạ, MTCT, kiến thức liên quan về phòng đạt chuẩn ánh sang, cách đo diện tích một thửa ruộng trong thực tế. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1) Nêu tính chất của diện tích đa giác? Câu 2) Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác? Trả lời: Câu 1: 1. Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau. 2. Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó. 3. Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1cm, 1dm, 1m, . . . làm đơn vị đo diện tích thì đơn vị diện tích tương ứng là 1cm2 , 1dm2 , 1m2... Câu 2: 3. Bài mới (Tổ chức thực hành) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Theo bài tập 7, trang 118-SGK: “Ta coi một gian phòng đạt mức chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa bằng 20% diện tích nền nhà”. Hãy kiểm tra xem phòng học có đạt mức chuẩn về ánh sáng không? Làm như thế nào? GV: chia lớp thành 3 nhóm Yêu cầu: 1)Mỗi nhóm cử 2 bạn lên đo các kích thước rồi điền vào bảng. Nhóm 1: Đo kích thước cửa sổ. Nhóm 2: Đo kích thước cửa ra vào. Nhóm 3: Đo kích thước nền. Dài Rộng Số lượng (m) (m) (cái) Cửa sổ Của ra vào Nền 2)Căn cứ số liệu trên bảng, các nhóm trình bày vào bảng nhóm Tính: S là tổng diện tích của cửa sổ và cửa ra vào S’ là diện tích nền của gian phòng. Tính tỉ lệ phần trăm của S và S’. So sánh tỉ lệ phần trăm của S và S’ với 20%. HS: Tiến hành đo Nhóm 1: Đo kích thước cửa sổ. Nhóm 2: Đo kích thước cửa ra vào. Nhóm 3: Đo kích thước nền. HS: Làm bài theo nhóm GV: cho HS treo bảng nhóm => cho các nhóm nhận xét chéo=> kết luận. GV: ? Cách kiểm tra,tính toán nhanh kết quả: Sử dụng chương trình bảng tính Excel (Tin học 7) *Sử dụng MTCT : fx570MS Dùng biến nhớ (có 9 biến nhớ: A,B,…, M)-có màu đỏ Để gán giá trị x vào biến nhớ: ấn x/SHIFT/STO/tên biến Để gọi giá trị trong biến nhớ: ấn ALPHA/tên biến/= *Tích hợp giáo dục xây dựng phòng học, góc học tâp đạt chuẩn ánh sáng, giáo dục cho học sinh về tật khúc xạ, ý thức tiết kiệm điện năng. -Cho HS quan sát các ảnh Các hình ảnh nói lên điều gì? Có liên quan tới ánh sáng không? GV: Đưa các thông tin về Tật khúc xạ ở học sinh: Dài Rộng Số lượng Diện tích (m) (m) (cái) (m2) Cửa sổ 0,00 Của ra vào 0,00 Nền 0,00 S: Diện tích các cửa 0,00 (m2) S': Diện tích nền. 0,00 (m2) Tỉ số % của S và S': % (Làm tròn tới hàng đơn vị) Tật khúc xạ ở học sinh: Cứ đến mùa tựu trường, các bệnh học đường luôn là điều khiến các phụ huynh quan tâm, lo lắng. Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ 10,1% học sinh (HS), bệnh răng miệng chiếm 58%, các tật khúc xạ chung chiếm 13,48%. Các chuyên gia thừa nhận, các tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị học đường, từ lâu đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc, nhưng chưa có "thuốc" hữu hiệu. Hiện chưa có một đánh giá, điều tra riêng trên phạm vi toàn quốc về tật khúc xạ học đường. Song, theo số liệu điều tra về phòng chống mù lòa của Bệnh viện Mắt trung ương vừa công bố tuần qua, ước tính Việt Nam có gần 3 triệu HS dưới 15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó cận thị chiếm 2/3, …. Chỉ có khoảng 20% các em bị tật khúc xạ do yếu tố di truyền, còn hơn 80% là do các thói quen xấu, khiến mắt làm việc quá tải như học quá nhiều với bàn ghế và ánh sáng không chuẩn, mê chơi game, xem TV, ngồi không đúng cự ly...  GV: Làm thế nào để có phòng đạt chuẩn ánh sáng? Đảm bảo đủ ánh sáng khi học (tại phòng học và góc học tập ở nhà), tránh không cho ánh sáng chiếu vào mắt. -Phòng học phải được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào đủ ánh sáng tự nhiên. Sử dụngcác loại bóng đèn tiết kiệm điện và có hiệu suất phát sáng cao; Nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang T8 - 36W, sáng hơn 20% so với đèn huỳnh quang thông thường và 130% so với đèn nung sáng công suất 100W; màu sắc thật hơn, gần với ánh sáng tự nhiên. -Độ rọi phải đảm bảo 300 – 500 lux. -Đèn phải có chao chụp phản quang để tăng cường độ sáng, độ đồng đều khi phân bố ánh sáng. Hoạt động 2: “Đo diện tích một thửa ruộng trong thực tế” ĐVĐ: Đã tiến hành đo 1 thửa ruộng trong thực tế, quan sát các hình ảnh qua các Clip để có bài toán (của bác nông dân) Bài toán: 1) Tính diện tích thửa ruộng -Hình vẽ, (đang trồng đỗ tương) xem có diện tích là bao nhiêu thước? 2) Tính lượng đỗ tương sẽ thu hoạch được trong vụ này? 3) Cho biết tác dụng của việc trồng đỗ tương? Biết: BC = 31,8 m; BH= 9,9 m; AH = 15 m; AK = 1,2 m; KD = 19,2 m. A D C B H K F Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Giải: 1,Để tính SABCD ta làm như thế nào? Giới thiệu dơn vị đo diện tích cổ: thước, sào: Ở Bắc Bộ: 1 sào = 360 m² = 15 thước (1 thước = 24 m²);  GV: Cho HS trình bày vào phiếu học tập => thu , nhận xét, đưa đáp án HS: Áp dụng t/c của diện tích đa giác, chia ABCD thành các tam giác và hình chữ nhật, như hình vẽ => SABCD= SAHB + SAKD + SDFC + SKDFH 1) Theo tính chất của diện tích đa giác, thì: SABCD = SAHB + SAKD + SDFC + SKDFH Ta có: KDFH là hình chữ nhật => KH = DF = AH-AK =15-1,2 =13,8 m; và HF = KD = 19,2 m. => FC = BC – (BH + HF) = 31,8 – (9,9 + 19,2) = 2,7 m SABCD = SAHB + SAKD + SDFC + SKDFH =12AH.BH+12AK.KD+12DF.FC+KD.KH =1215.9,9+121,2.19,2+1213,8.2,7+19,2.13,8 =369,36 m2. Vì 1 “thước” bằng 24 m2, nên diện tích thửa ruộng là: 369,3624=15,39 thước *Tích hợp các nội dung sinh học, công nghệ, bảo vệ môi trường, tài nguyên đất,…: -Giới thiệu về giống đỗ tương DT96 DT 96 - Giống đậu tương cao sản. Giống đậu tương DT96 do nhóm tác giả Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính. Giống DT96 đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận khu vực hoá năm 2002, cho phép phát triển rộng ở các tỉnh phía Bắc Đặc biệt tại Vĩnh Phúc, vụ đông cho năng suất cao tới 25,8 tạ/ha (93,1 kg/sào Bắc Bộ),… Nguồn NNVN => Cho HS làm phần 2. -? Tác dụng của việc trồng cây đỗ tương. GV : +Cho HS liên hệ thực tế, trả lời. + Đưa các thông tin: Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành là loại cây họ Đậu . Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein. + Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, ... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc. + Phát triển cây đậu tương trên đất 2 lúa là chủ trương nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho nông dân. + Ngoài ra, trồng cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác, điều này có được là hoạt động cố định đạm (N2 ) của loài vi khuẩn  cộng sinh trên rễ cây họ Đậu (Các nốt sần)_ SGK Sinh học 6: Bài 50-Vi khuẩn; Từ đó giảm chi phí đầu tư cho sản suất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 2) Giống DT96 cho năng suất là 93,1 kg/ sào. Ta có 369,36 m2=1,026 sào, nên thửa ruộng đó trong vụ đông này thu được số kg đỗ tương là: 1,026.93,1=95,5206 kg 3) Tác dụng: + Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng làm thực phẩm. + Nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho nông dân. + Có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác, điều này có được là hoạt động cố định đạm (N2 ) của loài vi khuẩn  cộng sinh trên rễ cây họ Đậu (Các nốt sần)_ SGK Sinh học 6: Bài 50-Vi khuẩn; Từ đó giảm chi phí đầu tư cho sản suất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 4. Củng cố: Qua bài học hôm nay, các em được biết những gì? HS: Biết xác định diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác; áp dụng lý thuyết vào thực tế,và ngược lại. Áp dụng các kiến thức của các môn học khác, các phương tiện (như Tin học, Sinh học, Internet,…) để giải quyết bài toán được nhanh hơn. Nắm được tác dụng của phòng học đạt mức chuẩn về ánh sáng, tật khúc xạ. Dùng các bóng đèn tiết kiệm điện, có hiệu suất cao như Compac, đèn huỳnh quang T8-36W. Hiểu thêm về cây đỗ tương, vai trò và tác dụng của việc trồng đỗ tương trong cuộc sống, trong việc cải tạo đất và bảo vệ môi trường. 5. Hướng dẫn về nhà: ====================================

File đính kèm:

  • docTiet 30 Thuc hanh Xac dinh dien tich cua hinh chu nhat hinh tam giac.doc
Giáo án liên quan