I-MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
2.Kỹ năng:
Học sinh đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
3. Thái độ:
-Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 75, 76, 77, 78 Sgk
Học sinh: Bài mới.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
Si số: 8A .8B .
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào?
a.Đặt vấn đề:
Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật, vậy trong hình hộp chữ nhật còn có các yếu tố nào nữa bài học hôm nay cho ta biết rỏ về điều này.
3. Bài mới
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 57 Hình hộp chữ nhật( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:…………………………. Ngµy gi¶ng:…………………..
TiÕt: 57
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT(tt)
I-MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
2.Kỹ năng:
Học sinh đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
3. Thái độ:
-Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 75, 76, 77, 78 Sgk
Học sinh: Bài mới.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
Si số: 8A…………..8B……………..
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào?
a.Đặt vấn đề:
Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật, vậy trong hình hộp chữ nhật còn có các yếu tố nào nữa bài học hôm nay cho ta biết rỏ về điều này.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Hai đường thẳng song song trong không gian.
GV: Cho HS quan sát hình 75 và trả lời các câu hỏi sau:
-Hãy kể tên các mặt của hình hộp.
-BB’ và AA’có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không ?
-BB’ và AA’ có điểm chung hay không?
HS: Trả lời các câu hỏi trên.
GV: Giới thiệu BB’ và AA’ là hai đường thẳng song song trong không gian. Vậy hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau khi nào?
HS: Trả lời hai đường thẳng song song.
GV: Vậy cho hai đường thẳng a và b thì có các trường hợp nào sảy ra?
HS: Có ba trường hợp sãy ra, cắt nhau , song song và không cắt nhau.
GV: Đưa hình 76(Sgk) lên bảng cho học sinh quan sát.
Vậy hai đường thẳng trong không gian có khác gì so với trong hình học phẳng.
HS: Trong hình học phẳng không có trường hợp thứ ba.
GV: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì như thế nào với nhau?
HS: Thì song song với nhau.
*Hoạt động 2: Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
GV: ta thấy hình ảnh của mặt bàn và mặt ghế như thế nào với nhau ?
HS: Tả lời, song song với nhau.
GV: Để biết nó song song với nhau không ta làm bài tập sau.
GV: Cho HS quan sát hình 77(Sgk) và trả lời câu hỏi sau:
-AB có song song với A’B’ hay không? Vì sao?
-AB có nằm trong mặt phẳng(A’B’C’D’) hay không?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu đó là trường hợp AB//mp(A’B’C’D’). Vậy đường thẳng a song song với mp(p) khi nào?
HS: Trả lời.
GV: Tìm trên hình các đường thẳng song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
HS: Trả lời.
GV: Dẫn dắt tới hai mặt phẳng song song.
Trên hình hộp chữ nhật (hình 77)Mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB, AD và mặt phẳng(A’B’C’D’) chứa hai đường thẳng cắt nhau A’B’ và A’D’, hơn nữa AB//A’B’ và AD//A’D’ khi đó ta nói mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
Vậy hai mặt phẳng song song với nhau khi nào?
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Treo hình 78 lên bảng và cho HS tìm ra các mặt phẳng song song với nhau.
GV: Qua bài học trên em có nhận xét gì về số điểm chung của đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng có một điểm chung.
HS: Trả lời.
GV: Treo hình 80 và 81 lên bảng cho học sinh làm bài tập 5 và 6 (Sgk)
* Củng cố : Còn thời gian làm thêm bài tâp 8.
1. Hai đường thẳng song song trong không gian.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Trong không gian, hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trên một mặt phẳng và không có điểm chung.
* Cho hai đường thẳng a và b thì có ba trường hợp sảy ra.
Cắt nhau:
Song song.
Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
* Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Đường thẳng a //mp(P) khi đường thẳng a song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng P
* Hai mặt phẳng song song vơi nhau khi mặt phẳng này chứa hai đường thẳng song song với hai đưởng thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng kia.
Ví dụ: mp(ADD’A’)// mp(BCC’B’)
Nhận xét.
- Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì chúng không có điêmt chung.
- Hai mặt phẳng song song thì không có điểm chung.
- Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm đó.
4. Củng cố:
Nhắc lại các nội dung vừa học.
5. Dặn dò
- Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 9 SGk, xem trước bài 3.
************************
Ngµy so¹n:…2/4/2011 Ngµy gi¶ng:…………………..
TiÕt: 58
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
2.Kỹ năng:
Vận đụng được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật
3. Thái độ:
- Giáo dục tính chuyên cần, óc tưởng tượng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 84, 85, 86 SGK
Học sinh: Bài cũ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
Sĩ số: 8A …………..8B………………..
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Treo hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ lên bảng và cho học tìm đường thẳng song song với AB, mặt phẳng song song với AB, hai mặt phẳng song song.
a.Đặt vấn đề:
Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật như đườngt thẳng song song, mặt phẳng song song, vậy đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nào, làm thế nào để tính được thẻ tích hình hộp chữ nhật. Đó là nội dung bài học hôm nay.
b.Tiến trình bài:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
GV: Cho HS quan sát hình 84 và trả lời câu hỏi sau:
-A’A có vuông góc với AD hay không? Vì sao?
-A’A có vuông góc với AB hay không? Vì sao?
HS: Tra lời.
GV: Ta nói A’A vuông góc với mp(ABCD). Vậy đường thẳng a vuông góc với mp(P) khi nào?
HS: Trả lời.
GV: Qua đó ta nói mp(ADD’A’) vuông góc với mp(ABCD). Vậy hai mp vuông góc với nhau khi nào?
HS: trả lời.
GV: Hình vẽ trên, hay trả lời câu [?2] và [?3]
* Hoạt động 2: Thể tích của hình hộp chữ nhật .
GV: Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước 17cm, 10cm, 6cm.
Đưa hình vẽ 86 lên bảng và phân tích cho HS nhận xét.
? Vậy muốn tính công thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Từ đó em nào nêu được công thức tính thể tích hình lập phương có cạnh là a.
HS: Trả lời.
GV: Nêu ví dụ như sách giáo khoa.
* Củng cố.
GV: Đưa mô hình hình 87 cho HS quan sát và làm bài tập 10 Sgk.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 11.
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Đường thẳng a vuông góc vơi mặt phẳng P khi a vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trên P.
* Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc mặt phẳng đó.
2. Thể tích của hình hộp chữ nhật .
V = abc
a, b, c là các kich sthước hình hộp chữ nhật
Thể tích hình lập phương có cạnh là a.
V = a3
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2
Giải.
Hình lập phương có 6 mặt là hình vuông bằng nhau, vậy diệt tích mỗi mặt là:
216 : 6 = 36 (cm2)
Độ dài cạnh lập phương là a = 6.
Vậy thể tich hình lập phương:
V = a3 = 63 = 216 (cm3)
4. Củng cố:
Nhắc lại các nội dung vừa học.
5. Dặn dò: - Học theo vở và SGK
- Làm bài tập 12, 13 SGk
**********************
NhËn xÐt cña BGH
NhËn xÐt cña tæ
File đính kèm:
- TUAN 32.doc